Category Archives: Trung Quốc

Nhân dân Trùng Khánh vẫn vui vẻ XƯỚNG HỒNG sau khi bác Bạc ra đi

XƯỚNG HỒNG 唱紅, tức Hát nhạc đỏ ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc vĩ đại, ở Trùng Khánh 

Hát Nhạc Đỏ theo phong trào, nhà nhà hát, phường phường hát, trường trường hát, là nét văn hóa theo màu sắc Văn Cách (cách mạng văn hóa thập niên 1960s-1970s) mà ông Bạc Hy Lai đã gây dựng thành công ở Trùng Khánh.

Nghĩ đến Bạc Hy Lai, người ta thường nghĩ đến phong trào trên. Màu Hồng, và Biển Người.

Ngay cả khi ông Bạc đã ra đi, thì thị dân Trùng Khánh cũng đã quen nếp vẫn duy trì hoạt động Hát Nhạc Đỏ ở khắp nơi trong thành phố. Tựa như không hề có gì xảy ra (tạm xem ở đây).

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Bao giờ Hà Nội học tập Trùng Khánh, phát động phong trào XƯỚNG HỒNG ?

Đấu tranh nội bộ : Bạc Hy Lai – một người quen cũ trên blog – vừa ngã ngựa

Đấu tranh nội bộ : Bạc Hy Lai – một người quen cũ trên blog – vừa ngã ngựa

Viết ở tiêu đề như vậy, nhưng quả thực, là đúng vậy, chứ không ngoa ! Bạc Hy Lai đúng là một người quen cũ trên blog này.

Sở dĩ nói thế, là vì ông Bạc đã xuất hiện trong loạt entry về sự kiện website thương mại Việt – Trung  đi trên blog này mấy năm về trước. Đến bây giờ, hình như dư luận đã quên sự kiện này, và cả hai phía chính phủ Việt – Trung đều chưa thấy công bố bất cứ một thuyết mình nào cho quốc dân biết. Cái nước mình, và cả nước Tàu, nó như thế mà !

Cụ thể thêm, ông Bạc đã xuất hiện ở entry này, với cái ảnh thế này:

Ảnh chụp ở Thổ Nhĩ Kì, ngày 17/6/2007, khi đó ông Bạc giữ chức Bộ trưởng Thương mại

Để so sánh, làm nổi cái ảnh trên, và cũng để nhớ ra sự kiện website Việt -Trung, ta nên ngắm lại cái ảnh sau:

Nguồn ảnh của báo chí Trung Quốc: 胡锦涛出席中越经贸合作网站开通仪式

Ông Bạc là một trong những gương mặt sáng giá, để tranh đoạt cái ghế cao nhất ở Trung Quốc cùng với ông Tập Cận Bình hiện nay.

Nhưng bây giờ, ông Bạc đã ngã ngựa. Tin đăng đầy báo Trung Quốc (chẳng hạn ở đây), và báo Việt Nam (chẳng hạn ở đây).

Cưỡng chế đất ở làng Ô Khảm (Trung Quốc) : Muốn biết phải đọc Thanh Niên

Lời dẫn: Từ tháng 12 năm 2011, bùng phát sự kiện xung đột dữ dội giữa dân chúng của làng Ô Khảm (乌坎) ở tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc với chính quyền địa phương, cũng vì lí do đất đai và tham nhũng ở địa phương.

Nhiều người đang muốn đặt sự kiện Tiên Lãng ở Việt Nam trong đối sánh với sự kiện Ô Khảm ở Trung Quốc.

Sự kiện Ô Khảm bị bưng bít thông tin. Nó hầu như không được thông tin trên báo chí chính thống ở Trung Quốc. Thế giới đành phải quan sát Ô Khảm qua internet. Có một số người làng tự đi làm tư liệu về sự kiện để đưa lên mạng. Còn ở Việt Nam, thông tin về Ô Khảm lại được đưa khá chi tiết trên tờ Thanh Niên của Việt Nam, chẳng hạn một bài ở dưới đây.

Ngược lại, báo chí chính thống ở Trung Quốc thì hầu như không đã động gì đến sự kiện Tiên Lãng ở Việt Nam, cho đến khi có kết luận của tổng lí Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù có thể thấy phóng viên của họ đã chuẩn bị tư liệu từ khi sự kiện bùng phát (đọc ở đây).

Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Sóng gió Ô Khảm
 
07/02/2012 3:29
 

Thời gian qua tại Trung Quốc xảy ra
nhiều vụ bất ổn liên quan đến chính sách thu hồi đất đai khiến Thủ tướng Ôn Gia
Bảo phải lên tiếng.

Trong chuyến thăm tỉnh Quảng Đông vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
tuyên bố ông hiểu được sự phẫn nộ của nông dân khi bị lấy đất và cam kết sẽ để
họ có tiếng nói tập thể trong các quyết định về đất đai, theo Tân Hoa xã.


Chuyến thăm của ông Ôn diễn ra sau khi ở Quảng Đông xảy ra một số vụ biểu
tình phản đối của người dân, điển hình nhất là tại làng Ô Khảm hồi cuối năm
2011. Bên cạnh đó, chuyện cưỡng chế đất cũng gây sóng gió tại một số địa phương
khác, theo Nhân Dân nhật báo. Các vụ việc này phản ánh một thực trạng nhức nhối
khi nông dân Trung Quốc bị đẩy vào thế chống đối để bảo vệ nguồn sống do bị một
số thế lực nhân danh chính quyền sử dụng đất phi pháp và kiếm lời bất chính.
“Tại sao vấn đề này lại lan rộng? Đó là do chiếm đất của người dân một cách độc
đoán… Cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ đất là nguồn sống của nông dân nhưng quyền
lợi của họ không được bảo vệ theo đúng nghĩa của nó”, Tân Hoa xã dẫn lời Thủ
tướng Ôn nói tại Quảng Đông.






 

Dân làng Ô Khảm biểu tình đòi đất – Ảnh:
Weibo


Cuộc biểu tình


Những người quan tâm tới Ô Khảm đã nín thở dõi theo tình hình tại ngôi làng
có dân số 20.000 người ở thị xã Lục Phong này. Đây là một ngôi làng ven biển,
người dân vừa chài lưới vừa làm nông. Theo báo South China Morning Post, từ
khoảng gần cuối năm 2011, dân làng Ô Khảm bắt đầu phản ánh việc chi bộ làng do
Bí thư Tiết Xương đứng đầu và chính quyền địa phương bán phần lớn đất đai trong
làng cho các công ty bất động sản, thu lợi hơn 100 triệu USD. Bị mất đất mà lại
nhận bồi thường rẻ mạt, cộng với lạm phát tăng khiến đời sống người dân ngày
càng khó khăn.


Cuối tháng 9.2011, hàng trăm người dân Ô Khảm biểu tình trước trụ sở chính
quyền Lục Phong và đụng độ với lực lượng an ninh, làm nhiều người bị thương và
bị bắt. Có tin nhiều thanh niên tham gia biểu tình bị “xã hội đen” hành hung,
khiến dân làng càng phẫn nộ. Truyền thông Trung Quốc dẫn tuyên bố chính thức của
nhà chức trách cáo buộc “các băng đảng bị kẻ xấu xúi giục” đã tấn công cảnh sát
và gây rối loạn trật tự trị an. Sau vài ngày bất ổn, nhà chức trách cam kết sẽ
điều tra kỹ về các vụ bán đất nên các vụ phản đối tạm thời hạ nhiệt.






Ông Lâm Tổ Loan, từ thủ lĩnh biểu tình thành bí thư chi
bộ – Ảnh: Reuters











Mối đe dọa lớn nhất


Nhiều chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài xem
tình trạng cưỡng chiếm đất trái phép là mối đe dọa lớn nhất đối với đảng Cộng
sản Trung Quốc. Tờ The Wall Street Journal dẫn lời Giáo sư Dư Gia Vinh tại Viện
Khoa học xã hội Trung Quốc cho hay tranh chấp đất đai chiếm 65% các vụ biểu tình
phản đối ở nông thôn Trung Quốc. Ông Dư ước tính giới chức địa phương thu hồi
khoảng 6,64 triệu ha đất nông thôn từ năm 1990, bỏ túi 314 tỉ USD tiền chênh
lệnh giữa tiền bồi thường và giá trị thị trường.


Văn Khoa



Đến tháng 12, một trong những người đứng đầu vụ biểu tình là Tiết Cẩm Ba bị
bắt và tử vong trong đồn cảnh sát, theo báo Thanh Niên Trung Quốc. Chính quyền
từ chối trả thi thể ông Tiết, dẫn đến nghi ngờ về việc ông “bị đánh chết”. Hơn
10.000 người ở Ô Khảm phẫn nộ trục xuất cảnh sát và các thành viên chi bộ khỏi
làng, lập hàng rào phòng thủ và ngày ngày tổ chức phản đối quy mô lớn. Cảnh sát
chống bạo động lập tức được triển khai đến Ô Khảm, nhưng sau nhiều đợt tấn công
bằng dùi cui, hơi cay và vòi rồng, bắt rất nhiều người, lực lượng an ninh vẫn
không thể vượt qua phòng tuyến ngoài làng. Trang tin Sohu dẫn nguồn địa phương
cho hay chính quyền huyện quyết định phong tỏa đường vào làng nhằm chặn nguồn
thực phẩm, nước ngọt và ngăn luôn đường ra khơi đánh cá của người dân. Tuy
nhiên, người dân vẫn cương quyết bám trụ, một tấc không rời.


Sự bất mãn của dân chúng


Tính nghiêm trọng của vụ việc khiến lãnh đạo cấp cao của Quảng Đông không thể
ngồi yên. Theo Nhân Dân nhật báo, Bí thư Tỉnh ủy Uông Dương ra lệnh trao trả thi
thể ông Tiết Cẩm Ba và thả hết những người bị bắt. Đích thân Phó bí thư Chu Minh
Quốc đến điều đình với dân làng, cam kết điều tra lại cái chết của ông Tiết và
các vụ thu hồi đất cũng như cho bầu công khai ban lãnh đạo mới của làng vào ngày
1.3.2012. Ông Lâm Tổ Loan, một trong những người lãnh đạo đợt biểu tình, được
bầu làm Bí thư Chi bộ Ô Khảm, thay ông Tiết Xương. Ngày 21.12.2011, dân làng
đồng ý chấm dứt phản đối, kết thúc khoảng 10 ngày đấu tranh.


Ngày 27.12, Nhật báo Quảng Đông dẫn lời Phó bí thư Chu Minh Quốc cảnh báo nhu
cầu đòi quyền lợi của người dân ngày một tăng cao. “Ý thức về dân chủ, công bằng
và quyền lợi của dân chúng luôn mạnh lên và người dân có nhiều kênh để bày tỏ sự
bất mãn của mình”, ông nói. Theo tờ báo, phát biểu trên được đưa ra trong buổi
họp rút kinh nghiệm sau vụ căng thẳng tại Ô Khảm. Ông Chu nói chính quyền phải
chịu trách nhiệm trong vụ việc, chỉ ra rằng 2/3 đất bị bán đi nhưng cuộc sống
người dân vẫn không khá hơn.


Dù sóng gió đã qua nhưng hiện dư luận vẫn đang băn khoăn không biết tới khi
nào đất đai mới được trả về cho dân làng Ô Khảm và những nhượng bộ của chính
quyền phải chăng chỉ là phương cách tạm thời cho qua chuyện.

Ngọc Bi 

Việc nên học tập từ người Trung Quốc : Sử dụng năng lượng mặt trời

f:id:ekobiiki:20110630083748j:image

Ấm đun nước sôi sử dụng năng lượng mặt trời của người Tây Tạng

チベット族の太陽光を活かした湯沸かし器

 

Đầu tháng 7 này, Người Tình Trắng đã kết thúc chuyến thám hiểm vùng văn hóa Tây Tạng ở Trung Quốc. Chị đã trở lại cố đô Tây An, rồi bay về Nhật Bản (Tokyo – Hokkaido).

Tấm ảnh kèm chú thích trên là lấy từ entry mới nhất, đưa lên ngày 9/7/2011, trên blog của Người Tình Trắng. Mọi ý tứ của tiêu đề entry này đều nằm trong bức ảnh và lời chú thích ấy cả.

 

 

Mở rộng thêm, Người Tình Trắng vẫn không quên độc giả Việt Nam của chị. Chị gửi một lời nhắn:

"to dearest Vietnamese friends

Here is short cut to page of Maripo Report.

(Border town between Vietnam and China)

Thank you for coming. This may be last trip in this year.

Next year I would go somewhere. Vietnam is favorable one option.

See you again."

 

Như vậy, năm sau, năm 2012, có thể Người Tình Trắng sẽ tới du lịch ở Việt Nam. Người Việt Nam hiếu khách, chắc sẽ có không ít người sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho chị ấy.

Trong suốt thời gian qua, theo Người Tình Trắng, do điều kiện truy cập internet trên đường lữ du của chị không tốt, nên không xem được bất cứ lời bình nào cho blog của chị. Bây giờ, NTT đã trở lại Nhật, chắc sẽ thuận tiện để nhận và trả lời bình luận.

Các entry liên quan đã đi trên blog này:

 Tổng quan: Tư liệu trận chiến Lão Sơn năm 1984 của anh Hà Minh Thành

Lạt Ma 14 tuyên bố từ thoái võ đài chính trị, và phản ứng của Trung Quốc

Thông tin các phương diện đang đưa tin Đức Lạt Ma 14  vừa tuyên bố sẽ rút khỏi võ đài chính trị. Đó là tin của ngày hôm qua, 10/3/2011.

Như vậy là ngài sẽ từ thoái khỏi cương vị là người lãnh đạo chính trị của người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ hiện nay sau 52 năm tính từ ngày rời bỏ Trung Quốc lục địa.

 

Đức Lạt Ma diễn thuyết kỉ niệm 52 năm ngày rời bỏ Trung Quốc, 10/3/2011 (nguồn)

Năm nay ngày đã bước vào tuổi 75. Vì vậy, sự rút lui của ngài được đánh giá là "đúng thời điểm".

Bà Khương Du, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã lập tức lên tiếng, ngay cùng ngày, rằng:

– bác Lạt Ma 14 này đã năm lần bẩy lượt tuyên bố rút lui, nhưng trên thực tế đã bao giờ đã rút lui đâu !

– lần này cũng vậy, chỉ là hành động lừa cộng đồng thế giới mà thôi.

Xem ra, Bắc Kinh vẫn đang tìm mọi cách để "vây bắt/o bế" ngài Lạt Ma.

Entry liên quan đã đi trên blog này:

Lạt Ma 14 tuyên bố từ thoái võ đài chính trị, và phản ứng của Trung Quốc

Vì sao Nam Phi từ chối không cấp visa cho ngài Lạt Ma 14

 

Một bài thơ Lưu Hiểu Ba qua bản dịch của nhóm bác Nguyễn Huệ Chi

Đó là bài thơ có nguyên tác tiếng Trung như sau:

渴望逃离–给妻
   
   抛开虚拟的殉难
   我渴望躺在你的脚下
   这是除了与死亡纠缠的
   唯一义务
   也是心如明镜时
   持久的幸福
   
   你的脚趾不会折断
   一只猫紧跟在身后
   真想替你赶走它
   它转过头
   向我伸出利爪
   蓝眼睛的深处
   似乎有一座监狱
   如果我盲目跨出
   哪怕仅仅一步
   就会变成一条鱼
   
   晓波1999.8.12

Tôi đã tạm dịch là "Khát vọng cao chạy xa bay".

Bác Trương Thái Du ngay khi đó cũng có chép nguyên tác đưa về blog bác ấy, định thử dịch chơi, nhưng chắc bận mải quá nên chưa thấy thực hiện.

Hôm nay (22/12), qua e-mail, một người bạn gửi cho tôi đường link đến bản dịch gần đây (lên mạng ngày 19/12/2010) của bác Nguyễn Huệ Chi trên BVN. Không có mail của bạn thì tôi không biết đến bản dịch này.

Bác Nguyễn Huệ Chi dịch là "Khát vọng xa chạy cao bay" (bác đổi "cao chạy xa bay" thành "xa chạy cao bay" với lí do là "Mấy chữ “xa chạy cao bay” chúng tôi mượn từ bản dịch trên trang mạng 360 plus, có chỉnh sửa cho đúng với thành ngữ xưa nay").

Tôi copy cả hai bản dịch về đây (của bác Huệ Chi, và tạm dịch của tôi),  tạm sơ mấy ý nảy ra thế này:

– Bác Huệ Chi đặt cái tít rằng: "Thư giãn Chủ Nhật: Chùm thơ trữ tình của Lưu Hiểu Ba làm nhiều năm trước ", làm tôi bật cười, chủ yếu là vì phải chăng thơ tình Lưu Hiểu Ba để thư giãn ư ?

– Tôi chưa tra cẩn thận lại, nhưng bác Huệ Chi bảo rằng  "Mấy chữ “xa chạy cao bay” chúng tôi mượn từ bản dịch trên trang mạng 360 plus, có chỉnh sửa cho đúng với thành ngữ xưa nay", ý chắc là "xa chạy cao bay" thông dụng hơn "cao chạy xa bay" ! Ôi, lại là chuyện thôi xao chữ nghĩa rồi, chắc lại giống với loạt bài về "nghiêu khê và nhiêu khê" đợt trước rồi !

– Chú thích sau của hai bác Huệ Chi – Bùi Xuân Bách đúng là sẽ làm độc giả thư dãn, vì nó làm ta liên tưởng đến cảnh ái ân trong bài thơ của Lưu Hiểu Ba tặng cho vợ, hà hà, chắc là bác Lưu Hà (vợ của bác Hiểu Ba) bó chân :

"Ngón chân em không tách lìa ra: theo dịch giả Bùi Xuân Bách, có lẽ tác giả dùng biểu tượng này để chỉ trạng thái người phụ nữ chưa đến lúc hưng phấn cao độ. Ngày xưa phụ nữ bó chân, các ngón dính sát với nhau, chỉ đến lúc thật hưng phấn mới tõe hết ra. "

– Lần trước, nhân sự kiện Website Việt Trung, nhóm bác Nguyễn Huệ Chi đã lấy thông tin từ blog tôi nhưng không dẫn nguồn, tôi đã nhắc nhè nhẹ, rất vui là các bác đã ngỏ lời cáo lỗi, và lần này, có lẽ tôi lại phải nhắc nhè nhẹ tiếp chăng ?

– Sau khi đưa bản đối chiếu lên đây, giữa hai bản dịch, nhận được phê phán của bạn đọc, tôi sẽ làm bản dịch chính thức cho bài thơ này.

 

劉暁波氏

 

1Bản dịch của nhóm bác Nguyễn Huệ Chi, lên mạng ngày 19/12/2010 (sau ngày trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba khoảng một tuần; nguồn và lời dẫn ở đây)

Lời dẫn của Nguyễn Huệ Chi:

Dịch giả Bùi Xuân Bách ở Boston có gửi một bài thơ chữ Hán của ông Lưu Hiểu Ba đến nhờ tôi dịch nhằm sử dụng vào một comment nào đó. Tuy phải dịch gấp để đáp ứng kịp yêu cầu của ông, tôi nghĩ, nếu bài thơ này được đăng trên BVN hẳn cũng có ích. Nhận được bản dịch, ông Bách gửi tiếp cho vài bài khác và khuyến khích tôi dịch thêm. Tôi cố gắng và chật vật làm điều đó trong điều kiện thiếu bất kỳ một từ điển chuyên ngữ nào ở đây. Cuối cùng, với sự tận tình giúp đỡ tra cứu gián tiếp của ông Bách, công việc làm thêm ngoài dự kiến trong chương trình đến nước Mỹ lần này cũng tạm hoàn thành với không ít hứng thú. Bởi lẽ, việc chú tâm dịch chỉ một vài bài thơ của Lưu Hiểu Ba bỗng giúp tôi nhận chân ra một điều: Các ngài ở Trung Nam Hải cố tình không hiểu giá trị của giải Nobel Hòa bình dành cho ông Lưu là điều hoàn toàn không lạ. Dẫu cho miệng họ nói “hài hòa” lem lẻm nhưng tay họ lúc nào cũng lăm lăm khẩu súng chĩa ra biển Đông, tàu chiến họ hung hăng gây sự với láng giềng hết từ Nam đến Bắc, và còn cố ý bênh che cho những tay đồ tể đàn em giết lén bà con thân thích; mắt họ lom lom canh chừng Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan và nhiều khu vực khác đang có nguy cơ bất ổn… Điều đó chứng tỏ những gì đã được “lập trình” từ lâu trong tiềm thức họ, xét cho cùng vẫn là sản phẩm kế thừa từ thời Hoàng đế họ Mao hoặc mấy mươi năm trước nữa – bao giờ mà chẳng ám ảnh rặt có mấy chữ bá chủ thiên hạ về cả quyền lực và tiền tài. Bá chủ bằng súng đạn, bằng dùi cui điện, bằng đồng tiền dự trữ tung ra mua vét đất đai và khoáng sản của vô số nước, và cả bằng hàng loạt sản phẩm công nghiệp giá rẻ bán đi khắp mọi nơi, trong đó một bộ phận rất kém chất lượng, thậm chí hết sức độc hại là dành cho các nước lân bang và ngay cả dân chúng nước họ. Họ đang lo giở những trò bài tẩy đối phó với dân – cũng đang truyền cho đôi ba nhúm đồ đệ đó đây những ngón nghề tuyệt kỹ ấy – thì tâm hồn làm sao với tới tầm vóc trái tim nhân bản của con người tự do Lưu Hiểu Ba trong cảnh tù đày. Nói như danh sĩ Việt Nam Cao Bá Quát trong bài thơ Vịnh cái gông dài (Trường giang thiên) khi ông ngồi trong ngục Thừa Phủ năm 1841: “Gông dài, gông dài, mày biết ta chăng? Ta không có gì hợp với mày cả. Mày hiểu thế nào được ai phải ai trái! Mày chẳng qua chỉ là cái máy làm nhục người đời mà thôi…”

Nguyễn Huệ Chi

Bản dịch và chú thích của Nguyễn Huệ Chi – Bùi Xuân Bách:

Khát vọng xa chạy cao bay (1) – Tặng vợ

Ném quách những tuẫn nạn cứ chập chờn trong trí

Anh thèm khát được nằm xuống dưới chân em
Đó là khi đã gạt ra ngoài

nghĩa vụ duy nhất vấn vít mình với cái chết
Cũng là khi lòng anh như gương sáng
Hạnh phúc giữ bền lâu

Ngón chân em không tách lìa ra (2)
Một con mèo đến kề bên cọ thân sau của nó

Cứ tưởng anh muốn đuổi nó giùm em
Nó quay đầu
Hướng về anh vươn những chiếc móng sắc
Nơi đáy sâu đôi mắt xanh lè
Tưởng như có cả một nhà ngục
Nếu anh cứ mờ mắt bước qua
Thậm chí mới chỉ dợm một bước
Sẽ biến ngay thành một con cá.

12.8.1999

[Lưu] Hiểu Ba

Nguyễn Huệ Chi dịch

Chú thích:

(1) Mấy chữ “xa chạy cao bay” chúng tôi mượn từ bản dịch trên trang mạng 360 plus, có chỉnh sửa cho đúng với thành ngữ xưa nay.

(2) Ngón chân em không tách lìa ra: theo dịch giả Bùi Xuân Bách, có lẽ tác giả dùng biểu tượng này để chỉ trạng thái người phụ nữ chưa đến lúc hưng phấn cao độ. Ngày xưa phụ nữ bó chân, các ngón dính sát với nhau, chỉ đến lúc thật hưng phấn mới tõe hết ra.

 

2Bản tạm dịch của tôi, lên mạng từ cuối tháng 12 năm 2009, và tháng 10 năm 2010 (nguồn lần đầu  — tôi đã nhắc là đây là bản tạm dịch, sẽ điều chỉnh chi tiết khi có thời gian rảnh hơn)

 

KHÁT VỌNG CAO CHẠY XA BAY tặng vợ

 

vứt bỏ đi những tuẫn nạn do mình tự tạo ra một cách hư ảo

anh thèm được ngả người nằm xuống dưới đôi chân em

đó là khi ngoài một nhiệm vụ duy nhất

liên quan đến cái sống và cái chết

con tim anh như tấm gương sáng

hạnh phúc dài lâu

 

bàn chân em không mở ra

chỉ có một con mèo đang áp thân sau của nó vào đó

tưởng anh đuổi nó đi

nó quay đầu lại

dứ dứ những vuốt sắc về phía anh

trong đáy sâu con mắt xanh của mèo

tựa như thấy một nhà lao

nếu như con mắt đui mù của anh nhảy ra

thì e rằng chỉ trong một bước chân

sẽ biến thành một con cá

 

Hiểu Ba, ngày 12 tháng 8 năm 1999

Các entry cùng chủ đề đã đi trên blog này:

Kì 19 : Một bài thơ Lưu Hiểu Ba qua bản dịch và cách hiểu của nhóm Nguyễn Huệ Chi

Kì 18Tôi không có kẻ thù – Diễn từ Nobel Hòa Bình (vắng mặt) của Lưu Hiểu Ba

Kì 17 : Ba bài thơ của Lưu Hiểu Ba (bản dịch Đình Từ Bích Thúy trên Da Màu, qua trung gian là bản Anh ngữ)

Kì 16 : Loạt ảnh do The Norwegian Nobel Institute công bố và mấy nghi vấn của tôi

Kì 15: Tôi và internet (bài viết cũ năm 2006)

Kì 14: Giải Hòa Bình mang tên Khổng Tử

Kì 13: Lưu Hiểu Ba, cũng như gia đình anh hay người đại lí cho anh, không thể đến nhận giải, nên việc trao mề-đay và tiền thưởng cho Lưu Hiểu Ba được gia hạn !

Kì 12: Lưu Hiểu Ba, Thiên An Môn và thơ Bắc Đảo (Bei Dao)

Kì 11: Hình ảnh Lưu Hiểu Ba dưới con mắt của báo Công An (Việt Nam)

Kì 10Bản dịch tạm cho thư ngỏ của các cựu thần : Lý Nhuệ biến thành Lý Duệ !

Kì 9: Trí thức Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Lưu Hiểu Ba, và kêu gọi nhà đương cục phóng thích

Kì 8: Xem lại một vài tấm ảnh của bác Lưu

Kì 7: Hiệu ứng Lưu Hiểu Ba : Một nhóm cựu thần đòi quốc hội Trung Quốc thực thi quyền tự do ngôn luận

Kì 6Không có tóc vì tóc rụng mất rồi !

Kì 5 :  Liệu bác Lưu Hà có thể thay chồng đi nhận giải Nobel hay không ?

Kì 4Bác Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Hòa bình 2010 ở trong tù

Kì 3:  Một bài thơ của Lưu Hiểu Ba: Khát vọng cao chạy xa bay

Kì 2:  Người vợ gang thép

Kì 1Lưu Hiểu Ba nhận án 11 năm tù giam

Tôi không có kẻ thù ! — Diễn từ Nobel Hòa bình (vắng mặt) của Lưu Hiểu Ba

Lời dẫn: Thường thì, tại lễ trao giải Nobel, mỗi người nhận giải sẽ có một bài nói chuyện (bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình). Bài nói chuyện ấy, lâu này, trong tiếng Việt được chuyển dịch là "diễn từ", hay "diễn từ Nô-ben".

Năm 2010, chủ nhân của giải Nobel Hòa Bình, là bác Lưu Hiểu Ba, do đang bị tù giam ở Trung Quốc, mà không đến được lễ trao giải. Cũng không có ai đến nhận thay cho anh (vợ, luật sư, và những người có khả năng thay anh, đều bị cấm xuất cảnh).

Tuy nhiên, diễn từ của Lưu Hiểu Ba vẫn vang lên tại buổi lễ. Một người đã đọc thay Lưu Hiểu Ba một bài viết qua bản dịch tiếng Anh, bài đó được xem là diễn từ của anh.

Bản gốc tiếng Trung có nhan đề là  我沒有敵人——我的最後陳述 , tức "Tôi không có kẻ thù : Lời thuật cuối cùng của tôi", được Lưu Hiểu Ba viết vào ngày 23/12/2009, và đăng trên báo vào ngày 22/1/2010.

Bản gốc này đã được dịch sang tiếng Anh và tiếng Na-uy. Bản dịch tiếng Anh có tiêu đề "I Have No Enemies: My Final Statement", toàn văn ở đây.

Bản dịch tiếng Việt ở dưới đây là của một ai đó, tôi không rõ, được thực hiện từ bản tiếng Anh, mà không phải từ bản gốc tiếng Trung.

Tạm xếp vào đây, khi nào có thời gian rảnh, tôi sẽ dịch lại từ bản tiếng Trung.

TUYÊN BỐ TỐI HẬU CỦA TÔI

LƯU HIỂU BA – 23/12/2009

 

Tháng sáu năm 1989 là một bước ngoặt quan trọng trong đời tôi. Tôi đã từng là một giáo sư khả kính, một nhà trí thức công cộng, được mời phát biểu ở nhiều nơi, kể cả ở Châu Âu và Hoa Kì. Trước sau như một, tôi luôn luôn tự đòi hỏi mình phải phát biểu trung thực, chịu trách nhiệm về lời nói của mình và giữ đúng phẩm cách – trong cuộc sống cá nhận cũng như trong trước tác. Năm 1989, tôi rời Hoa Kì về nước để tham gia phong trào [sinh viên vì dân chủ, rốt cuộc đã bị đàn áp đẫm máu ngày 4 tháng sáu]. Tôi đã bị bỏ tù vì “ tội tuyên truyền và xúi giục những hoạt động phản cách mạng ”. Thế là tôi mất luôn chức danh giáo sư mà tôi rất gắn bó, mất luôn khả năng công bố và phát biểu công khai ở Trung Quốc. Một giáo sư bị mất chức, một tác giả bị tước quyền phát biểu, một trí thức bị phủ nhận mọi khả năng phát biểu trước công chúng… dù là với tư cách cá nhân hay là để xây dựng một nước Trung Quốc mở cửa ra thế giới và cởi mở với các cuộc cải cách, suốt ba mười năm chỉ vì đã công khai đưa ra những chính kiến khác và đã tham gia một phong trào dân chủ hòa bình, thật là bi ai !

Hai mươi năm sau, những oan hồn của đêm mồng 4 tháng sáu vẫn chưa được yên nghỉ. Còn tôi, vì chọn con đường chính kiến khác sau sự kiện 4-6, nên ở trại giam Tần Thành ra, năm 1991, tôi đã bị tước quyền phát biểu công cộng trên đất nước của chính mình ; tôi chỉ có thể phát biểu trên các media ngoại quốc, với cái giá phải trả là bị theo dõi trong suốt nhiều năm, rồi bị quản chế (từ tháng năm 1995 đến tháng giêng 1996) sau đó là bị đưa vào trại lao cải (từ tháng mười 1996 đến tháng mười 1999). Hôm nay, tuổi ngoài 50, một lần nữa tôi bị ấn xuống hàng ghế bị cáo bởi một chính quyền bị ám ảnh bởi ý niệm “ kẻ thù ”. Song dù sao chăng nữa, với cái chế độ đã cướp đoạt tự do của tôi, tôi muốn nói với họ rằng tôi vẫn giữ vững niềm tin mà tôi đã biểu thị trong tuyên bố tuyệt thực ngày 2 tháng sáu hai mươi năm về trước : tôi không có kẻ thù và cũng không căm thù. Những nhân viên công an đã theo dõi tôi, bắt giữ và tra hỏi tôi, những kiểm sát viên đã khởi tố tôi, những quan tòa đã kết án tôi đều không phải là kẻ thù của tôi. Tôi không chấp nhận bị theo dõi, bị bắt giam, bị khởi tố, bị kết án, song tôi tôn trọng nghề nghiệp và nhân thân của tất cả những viên chức ấy, trong đó có những quan chức của viện kiểm sát, ngày 3 tháng chạp mới đây, đã tỏ ra trung thực và tôn trọng đối với tôi.

Bởi vì căm thù có thể làm biến chất trí khôn và sự sáng suốt ; hệ tư tưởng địch-ta có thể làm nhiễm độc đầu óc của nhân dân, kích động những sự tranh giành vô độ, hủy hoại sự khoan hòa và lý trí của xã hội, ngăn cản không cho dân tộc vươn tới tự do và dân chủ. Vì thế mà tôi mong muốn vượt qua số phận cá nhân mình để chú tâm trước hết vào sự phát triển của đất nước, vào tiến trình của xã hội, ứng phó với sự thù nghịch của chính quyền bằng tấm lòng đại lượng để hóa giải căm thù trong tình thương.

Người ta thường cho rằng chính nhờ đường lối cải cách và cởi mở mà đất nước ta đã phát triển, xã hội ta đã tiến hóa. Theo tôi, sự cởi mở đã bắt đầu ngay khi từ bỏ chủ trương “đấu tranh giai cấp là thống soái” của thời Mao. Ngay từ lúc đó, đã tập trung nỗ lực vào sự phát triển kinh tế và hài hòa xã hội. Sự từ bỏ đấu tranh giai cấp, trong chừng mực nào đó, đã dẫn tới một sự khoan hòa nhất định, sự chung sống hòa bình giữa những lợi ích và giá trị khác nhau. Kinh tế đã hướng về thị trường, văn hóa trở thành đa dạng hơn, việc duy trì trật tự đã từng bước tuân thủ pháp luật. Có được những điều ấy là nhờ quan niệm “kẻ thù” đã phai mờ đi. Ngay cả trong chính trị là lãnh vực chậm tiến bộ nhất, chính quyền đã tỏ ra khoan hòa hơn đối với sự đa dạng trong xã hội, đã giảm bớt sự trấn áp đối với những tiếng nói bất đồng và thay đổi tên gọi sự kiện 1989, từ “phản loạn” trở thành “rối loạn chính trị”.

Sự suy giảm quan niệm về kẻ thù phải đánh đổ khiến cho chính quyền từng bước chấp nhận tính chất phổ quát của các quyền con người. Năm 1998, chính phủ Trung Quốc đã hứa hẹn với thế giới là họ sẽ phê chuẩn hai công ước quốc tế lớn của Liên Hiệp Quốc về các quyền con người [trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị], đó cũng là một cách tương trưng để công nhận các giá trị ấy. Năm 2004, Quốc hội đã sửa đổi Hiến pháp bằng cách, lần đầu tiên, ghi câu này vào Hiến pháp : “ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền con người”, tỏ ra rằng các quyền con người đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật pháp Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đặt “con người ở trung tâm” đường lối chính trị của mình, phải “tạo ra một xã hội hài hòa”, tất cả những điều này là bước tiến trong quan niệm của Đảng cộng sản về chính quyền.

Bản thân tôi đã cảm nhận những thay đổi ấy từ ngày tôi bị bắt. Tôi vẫn cho rằng tôi vô tội và nói rằng những lời cáo buộc tôi là vi hiến, nhưng trong thời gian một năm qua bị giam cầm, trải qua hai nhà tù và các cuộc thẩm tra của 4 công an, 3 kiểm sát và 2 thẩm phán, phương pháp của họ vẫn tỏ ra kính trọng, không bao giờ họ vượt quá thời hạn hỏi cung và họ không hề ép cung. Thái độ của họ là ôn hòa, chừng mực, thậm chí nhân hậu. Ngày 23 tháng sáu, tôi được chuyển từ nơi quản chế sang Trại giam 1 Bắc Kinh, là nơi năm 1996 tôi đã bị giam giữ, tại đây tôi đã nhận thấy nhà cửa, thiết bị cũng như phương pháp quản lý đã có những cải thiện đáng kể.

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi càng tin tưởng rằng những tiến bộ chính trị ở Trung Quốc sẽ không ngừng ở một chỗ. Tôi thực sự lạc quan về sự xuất hiện một nước Trung Quốc tự do trong tương lai, bởi vì không một sức mạnh nào có thể ngăn chận được khát vọng tự do của con người. Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một Nhà nước pháp quyền, đặt quyền con người lên hàng đầu. Tôi cũng hi vọng rằng những tiến bộ ấy sẽ thể hiện trong việc xử lí hồ sơ của tôi ; tôi mong rằng các hội thẩm viên sẽ tuyên án một cách công chính – một bản án có thể đứng vững trước tòa án của Lịch sử. Nếu tôi phải tìm xem trong hai mươi năm qua, điều gì là trải nghiệm tốt đẹp nhất của tôi, thì đó là tôi đã nhận được mối tình vô tư trong sáng của vợ tôi, Lưu Hạ. Vì vậy mà tôi viết những dòng thư này cho Lưu Hạ :

Hôm nay, em sẽ không được dự phiên tòa xử anh, nhưng anh muốn nói với em, em yêu quý của anh, anh tin chắc rằng tình yêu mà em dành cho anh vẫn không có gì thay đổi. Nhờ đó, em yêu, anh sẽ có đủ bình tĩnh để đối mặt với phiên xử sắp tới, mà không một chút hối tiếc về những chọn lựa của mình, và lạc quan chờ đợi ngày mai. Anh hi vọng rằng một ngày kia, nước ta sẽ trở thành đất nước của tự do ngôn luận, mọi công dân có quyền lên tiếng một cách bình đẳng, mọi giá trị, tư tưởng, tín ngưỡng, chính kiến đều có thể chung sống và thi đua với nhau một cách công bằng. Rằng trên đất nước này, tư tưởng đa số và tư tưởng thiểu số sẽ được bảo hộ như nhau, đặc biệt là những tư tưởng khác với tư tưởng của những người cầm quyền. Rằng mọi quan điểm chính trị đều có thể được trình bày công khai để nhân dân chọn lựa, rằng mọi công dân đều có thể phát biểu mà không phải e sợ, không gặp nguy cơ bị truy bức vì công bố một chính kiến khác. Anh cũng mong rằng anh là người cuối cùng trong cái danh sách dài đặc những nạn nhân vào tù vì trước tác của mình, mong rằng không còn ai sẽ bị kết án vì ý kiến của mình.

Tự do phát biểu là nền tảng của các quyền con người, là cơ sở của mọi tình cảm nhân tính, là mẹ của chân lí. Tiêu diệt tự do phát biểu là chà đạp các quyền con người, là bóp nghẹt mọi tình cảm nhân tính, là bịt miệng chân lí.

Cho dù tôi vô tội mà vẫn bị kết án vì đã làm rạng danh quyền tự do phát biểu được Hiến pháp quy định, vì đã đảm nhiệm tới cùng các nghĩa vụ xã hội của một công dân Trung Quốc, tôi không có điều gì oán thán…

Cảm ơn mọi người !

Các entry cùng chủ đề đã đi trên blog này:

Kì 18Tôi không có kẻ thù – Diễn từ Nobel Hòa Bình (vắng mặt) của Lưu Hiểu Ba

Kì 17 : Ba bài thơ của Lưu Hiểu Ba (bản dịch Đình Từ Bích Thúy trên Da Màu, qua trung gian là bản Anh ngữ)

Kì 16 : Loạt ảnh do The Norwegian Nobel Institute công bố và mấy nghi vấn của tôi

Kì 15: Tôi và internet (bài viết cũ năm 2006)

Kì 14: Giải Hòa Bình mang tên Khổng Tử

Kì 13: Lưu Hiểu Ba, cũng như gia đình anh hay người đại lí cho anh, không thể đến nhận giải, nên việc trao mề-đay và tiền thưởng cho Lưu Hiểu Ba được gia hạn !

Kì 12: Lưu Hiểu Ba, Thiên An Môn và thơ Bắc Đảo (Bei Dao)

Kì 11: Hình ảnh Lưu Hiểu Ba dưới con mắt của báo Công An (Việt Nam)

Kì 10Bản dịch tạm cho thư ngỏ của các cựu thần : Lý Nhuệ biến thành Lý Duệ !

Kì 9: Trí thức Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Lưu Hiểu Ba, và kêu gọi nhà đương cục phóng thích

Kì 8: Xem lại một vài tấm ảnh của bác Lưu

Kì 7: Hiệu ứng Lưu Hiểu Ba : Một nhóm cựu thần đòi quốc hội Trung Quốc thực thi quyền tự do ngôn luận

Kì 6Không có tóc vì tóc rụng mất rồi !

Kì 5 :  Liệu bác Lưu Hà có thể thay chồng đi nhận giải Nobel hay không ?

Kì 4Bác Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Hòa bình 2010 ở trong tù

Kì 3:  Một bài thơ của Lưu Hiểu Ba: Khát vọng cao chạy xa bay

Kì 2:  Người vợ gang thép

Kì 1Lưu Hiểu Ba nhận án 11 năm tù giam

Ba bài thơ của Lưu Hiểu Ba (bản dịch Đinh Từ Bích Thúy)

Nguồn: Tạp chí Da Màu (hiện nay, có thể trang này không truy cập được), bản đã lên mạng ngày 13/12/2010, tức là sau buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình 2010, cũng như sau buổi lễ trao giải Khổng tử Hòa bình 2010.

Hiện nay, thơ của Lưu Hiểu Ba được dịch trực tiếp từ tiếng Trung sang tiếng Việt rất ít, nếu không muốn nói là hoàn toàn bằng không, ngoại trừ một bài duy nhất, là bài Khát vọng cao chạy xa bay (ở đây ở đây) tôi đã dịch từ cuối năm 2009 đầu năm 2010 (lúc mà Lưu mới bị nhà đương cục Trung Quốc khởi tố và phán quyết bản án 11 năm tù giam !).

Lời dẫn của Ban Biên tập Da Màu

LTS: Vào năm 2009, Lưu Hiểu Ba được nhận giải thưởng PEN/ Barbara Goldsmith tôn vinh Quyền Tự Do Sáng Tác (Freedom to Write Award). Những bài thơ của ông đã được Jeffrey Yang, nhà thơ Mỹ gốc Trung Hoa và người lãnh giải thưởng thi ca PEN/Osterweil năm 2009, dịch sang tiếng Anh và vì thế đã gây sự chú ý của quốc tế.

"Một Lá Thư Cũng Đủ," "Con Chuột Nhỏ Trong Tù”, và "Bình Minh" là những bài  thơ Lưu Hiểu Ba gửi cho Lưu Hà vào thời mới cưới, cũng là khoảng thời gian ông bị án tù lần thứ ba và bị đi lao động ở trại cải tạo vì tội chỉ trích nhà nước và gây rối loạn trật tự xã hội. Bản dịch tiếng Anh của những bài thơ này đã xuất hiện trong tuyển tập PEN America 11: Make Believe, và cũng sẽ ở trong hợp tuyển thơ Điếu văn cho Ngày 4 tháng Sáu (June Fourth Elegies), tác giả Lưu Hiểu Ba, dịch giả Jeffrey Yang, xuất bản bởi Gray Wolf Press vào năm 2012.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, nhân chuyện nghe tin Lưu Hiểu Ba bị chính quyền Trung Quốc ra án 11 năm tù đúng vào ngày Giáng Sinh vì tội phản kháng, thành viên Hội Văn Bút Hoa Kỳ đã tụ họp trên thềm của New York Public Library–thư viện công cộng thành phố Nữu Ước– để phản đối án tù và đồng thời cổ động sự ủng hộ của thế giới cho tình cảnh của nhà thơ. Họ đã đọc trước công chúng những bài thơ của ông. Nhà văn E.L. Doctorow đọc những đoạn trích từ Hiến Chuơng 08 và bản dịch Anh ngữ của bài thơ “Một Lá Thư Cũng Đủ”(“One Letter is Enough”). Kịch gia Edward Albee đọc bản dịch Anh ngữ của bài thơ “Bình Minh” (“Daybreak”).

Nhà thơ và họa sĩ Lưu Hà hiện đang bị chính quyền Trung Quốc quản thúc tại gia. Bà bị cấm không được du hành và vì thế đã không thể sang Na-Uy để đại diện chồng nhận Giải Thưởng Nobel Hòa Bình thứ Sáu ngày 10 tháng 12 vừa qua.

 

 

Bản dịch tiếng Việt của Đinh Từ Bích Thúy (dịch qua bản tiếng Anh ở dưới đây)

 

Một Lá Thư Cũng Đủ
 

                               Cho Hà

Một lá thư cũng đủ
cho anh siêu thoát để gặp em,
để tâm tình

khi gió lướt qua
đêm
bằng máu của mình
viết câu thơ bí mật
nhắc nhở anh rằng
mỗi ngôn từ là lời cuối

băng giá trong người em 
tan vào huyền thoại lửa
trong mắt tên đao phủ
sự cuồng nộ biến thành đá

hai chấn song sắt
bất ngờ nhập một 
thiêu thân bay vào đèn–
ánh sáng, dấu hiệu vĩnh hằng
vẽ bóng em.

8. 1. 2000

 

 

Con Chuột Nhỏ Trong Tù

                                   Cho Hà bé nhỏ


con chuột nhỏ luồn qua chấn sắt
chạy qua, lại trên thành cửa sổ
bức tường lở chăm chăm nhìn gã
đám muỗi no máu chăm chăm nhìn gã
gã cũng hút cả trăng trời, ánh
trăng bạc cúi nhìn,
cái đẹp như đang trốn chạy

một gã rất ư lịch lãm con chuột đêm nay
không ăn không uống cũng chẳng nghiến răng
gã đảo nhìn gian thế với đôi mắt tinh ranh
lúc đi nhẩn nha dưới ánh trăng.

5. 26. 1999

 

 

 

Bình Minh 

                                    Cho Hà

Bên kia bức tường xám, giữa
âm thanh chập chà của rau được xắt
bình minh bị trói, cắt lìa
bải hoải bởi sự tê liệt của tâm linh

có gì khác
giữa ánh sáng và bóng tối
tưởng như trườn ra từ lỗ hổng
của hai mắt anh, từ chỗ ngồi
hoen rỉ anh không rõ
nếu ánh bình minh chỉ là
tia lóe của xiềng xích
trong nhà lao, hay chúa tể thiên nhiên

sau bức tường
những chống kháng thường nhật
cũng làm cho mặt trời ngang tàng
bị bỡ ngỡ bất tận

bình minh một trống trải mênh mang
em ở nơi xa
dành dụm cất giữ những đêm tình ái.

6. 30. 1997

 

Nguyên bản Trung văn và bản dịch Anh văn

All three poems are translated from the Chinese by Yu Zhang.) Nguyên văn Hoa ngữ lấy xuống từ trang mạng Reporters Without Borders / Reporters Sans Frontières
A Letter Would Be Enough

A letter would be enough

For me to surmount all

To speak with you

When the wind blew

The night with its own blood

Wrote down a secret word

To let me remember

That every word is the last one

The ice in your body

Melted into a myth of fire

To the eyes of executioners

The anger became a stone

Two rails suddenly overlapped

The moths flying toward the light

In the eternal gesture

Followed your shadow

2000.1.8

 

一封信就够了——给霞 

一封信就够了

我就能超越一切

向你说话

当风吹过

夜晚用自己的血

写出一个隐秘的词

让我记住

每一个字都是最后一个字

你身体中的冰

融化成火的神话

刽子手的目光中

愤怒变成石头

两条铁轨突然重叠

扑向灯光的飞蛾

以永恒的姿态

跟随你的影子

晓波2000.1.8

A Little Mouse in Prison

A little mouse crept through the iron bars

Pacing forth and back on the windowsill

The peeled walls are watching it

And so are the mosquitoes full of blood

It also attracts the moon in the sky

So that its silver projection seems flying

What a rare beauty

The mouse in this evening is rather a gentleman

Not eating, drinking, or chattering its teeth

But staring with its eyes bright as a thief

And taking a walk in the moonlight

1999.5.26

 

 

狱中的小耗子——给小霞 

一只小耗子爬过铁条

在窗台上来回走动

剥落的墙在看它

吸饱了血的蚊子在看它

它也吸引了天上的月亮

银色的投影似乎在飞

一种罕见的美

今晚的耗子很绅士

不吃不喝不磨牙

瞪着那双贼亮的眼睛

在月光下散步

晓波1999.5.26

 

Dawn

Between the gray wall

And a string of sounds of chopping in kitchen

Dawn is tied and cut

And melted by a sort of limpness of soul

I do not know how the difference

Between light and darkness displays through my pupils

Sitting in the rust I cannot determine

Whether it is the light of prison shackles

Or the god of nature beyond the walls

Betrayal of the day makes the proud sun

Shocked very much

This dawn is broad in vain

While you in a great distance

Collect the nights of love

1997.6.30

 

 

早晨——给霞

在灰色的高墙

和一阵剁菜声之间

早晨被捆束被切割

被一种灵魂的瘫软所消融

不知道光与黑暗的区别

怎样透过我的瞳孔呈现

坐在锈迹中我无法确定

是狱中的镣铐之光

还是墙外的自然之神

白昼的背叛令骄傲的太阳

惊愕不已

这个早晨徒劳地广阔

你在远方

将爱的夜晚珍藏

晓波1997.6.30

.

(All three poems are translated from the Chinese by Jeffrey Yang.)

One Letter Is Enough


 
                                   for Xia

one letter is enough
for me to transcend and face
you to speak

as the wind blows past
the night
uses its own blood
to write a secret verse
that reminds me each
word is the last word

the ice in your body
melts into a myth of fire
in the eyes of the executioner
fury turns to stone

two sets of iron rails
unexpectedly overlap
moths flap toward lamp
light, an eternal sign
that traces your shadow

8. 1. 2000

 

 

A Small Rat in Prison


                                          for Little Xia

a small rat passes through the iron bars
paces back and forth on the window ledge
the peeling walls are watching him
the blood-filled mosquitoes are watching him
he even draws the moon from the sky, silver
shadow casts down  
beauty, as if in flight

a very gentryman the rat tonight  
doesn’t eat nor drink nor grind his teeth
as he stares with his sly bright eyes
strolling in the moonlight

5. 26. 1999

 

 

Daybreak

                                          for Xia
 
over the tall ashen wall, between
the sound of vegetables being chopped
daybreak’s bound, severed,
dissipated by a paralysis of spirit

what is the difference
between the light and the darkness
that seems to surface through my eyes’
apertures, from my seat of rust
I can’t tell if it’s the glint of chains
in the cell, or the god of nature

behind the wall
daily dissidence
makes the arrogant
sun stunned to no end

daybreak a vast emptiness
you in a far place
with nights of love stored away.

6. 30. 1997

 

Các entry cùng chủ đề đã đi trên blog này:

Kì 17 : Ba bài thơ của Lưu Hiểu Ba (bản dịch Đình Từ Bích Thúy trên Da Màu, qua trung gian là bản Anh ngữ)

Kì 16 : Loạt ảnh do The Norwegian Nobel Institute công bố và mấy nghi vấn của tôi

Kì 15: Tôi và internet (bài viết cũ năm 2006)

Kì 14: Giải Hòa Bình mang tên Khổng Tử

Kì 13: Lưu Hiểu Ba, cũng như gia đình anh hay người đại lí cho anh, không thể đến nhận giải, nên việc trao mề-đay và tiền thưởng cho Lưu Hiểu Ba được gia hạn !

Kì 12: Lưu Hiểu Ba, Thiên An Môn và thơ Bắc Đảo (Bei Dao)

Kì 11: Hình ảnh Lưu Hiểu Ba dưới con mắt của báo Công An (Việt Nam)

Kì 10Bản dịch tạm cho thư ngỏ của các cựu thần : Lý Nhuệ biến thành Lý Duệ !

Kì 9: Trí thức Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Lưu Hiểu Ba, và kêu gọi nhà đương cục phóng thích

Kì 8: Xem lại một vài tấm ảnh của bác Lưu

Kì 7: Hiệu ứng Lưu Hiểu Ba : Một nhóm cựu thần đòi quốc hội Trung Quốc thực thi quyền tự do ngôn luận

Kì 6Không có tóc vì tóc rụng mất rồi !

Kì 5 :  Liệu bác Lưu Hà có thể thay chồng đi nhận giải Nobel hay không ?

Kì 4Bác Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Hòa bình 2010 ở trong tù

Kì 3:  Một bài thơ của Lưu Hiểu Ba: Khát vọng cao chạy xa bay

Kì 2:  Người vợ gang thép

Kì 1Lưu Hiểu Ba nhận án 11 năm tù giam

Loạt ảnh về Lưu Hiểu Ba do Nobel Institute công bố, và mấy nghi vấn !

Lời dẫn: Đây là bộ ảnh được công bố trên website của giải Nobel. Có lẽ để hiểu được ý nghĩa của bộ ảnh, cần xem ngược lại với thứ tự sắp xếp ở đây: xem ảnh cuối cùng trước nhất, rồi lần ngược lên đến ảnh đầu tiên.

Tôi chưa có thời gian để tra cứu cẩn thận lại, nhưng ngờ rằng một số tấm ảnh cũ ở đây bị chú thích nhầm, nhất là nhầm về ngày tháng chụp ảnh. Cái đó, sẽ bổ sung sau.

Tôi ngờ một điều quan trọng hơn: Norwegian Nobel Committee hình như không có tư liệu gốc của hay thuộc về Lưu Hiểu Ba, chẳng hạn, bút tích/bản thảo/ảnh gốc/vật dụng cá nhân của anh Lưu !

Nếu điều nghi ngờ trên là đúng, thì có thể sẽ dẫn đến điều sau: nghi ngờ qui trình xét tuyển của Norwegian Nobel Committee !

Tuy nhiên, tôi vẫn hi vọng rằng, cái Ủy ban ấy làm việc cẩn trọng, chứ không đến mức sơ suất đến như vậy. 

Liu Xiaobo's empty chair at the Nobel Peace Prize Award Ceremony in Oslo
As a tribute to the absent Nobel Laureate, Liu Xiaobo's Nobel Medal and diploma were placed on an empty chair during the Nobel Peace Prize Award Ceremony in Oslo, Norway, 10 December 2010. To the left, Thorbjørn Jagland, Chairman of the Norwegian Nobel Committee.
Copyright © The Norwegian Nobel Institute 2010
Photo: Ken Opprann

The Norwegian Nobel Committee
Thorbjørn Jagland (left) and the Norwegian Nobel Committee at the Nobel Peace Prize Award Ceremony in Oslo, Norway, 10 December 2010.
Copyright © The Norwegian Nobel Institute 2010
Photo: Ken Opprann

Liu Xiaobo and his wife, Liu Xia
Liu Xiaobo and his wife, Liu Xia. Photo taken in Beijing, China, 2008.
Photo: http://liuxiaobo.eu/

Liu Xiaobo speaking at a weekend forum
Liu Xiaobo speaking at a weekend forum at Sanwei Book House, Beijing, China. Photo taken 13 May, 2008.
Photo: http://liuxiaobo.eu/

Discussion

Liu Xiaobo (right) and Wang Xizhe (left) during a meeting at Orchid Garden, Guangzhou, exchanging their views on some of the current major state affairs. They later agreed to write the October Tenth Declaration to both the Communist Party of China (CPC) and the Chinese Nationalist Party (Kuomintang). Photo taken 11 August 1996.
Photo: http://liuxiaobo.eu/

Hunger strike
From left: Zhou Duo, Liu Xiaobo, Hou Derchien and Gao Xin during a hunger strike at Tian'anmen Square, Beijing, 2 June 1989.
Photo: http://liuxiaobo.eu/

Liu Xiaobo at the University of Hawaii

Liu Xiaobo at the University of Hawaii, spring 1989. Shortly after his lecture, Liu Xiaobo returned to Tian'anmen for democracy demonstrations.
Kindly provided by Professor Daniel Kwok, University of Hawaii

 

Nguồn: http://nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/2010/xiaobo-photo.html

Các entry cùng chủ đề đã đi trên blog này:

Kì 16 : Loạt ảnh do The Norwegian Nobel Institute công bố và mấy nghi vấn của tôi

Kì 15: Tôi và internet (bài viết cũ năm 2006)

Kì 14: Giải Hòa Bình mang tên Khổng Tử

Kì 13: Lưu Hiểu Ba, cũng như gia đình anh hay người đại lí cho anh, không thể đến nhận giải, nên việc trao mề-đay và tiền thưởng cho Lưu Hiểu Ba được gia hạn !

Kì 12: Lưu Hiểu Ba, Thiên An Môn và thơ Bắc Đảo (Bei Dao)

Kì 11: Hình ảnh Lưu Hiểu Ba dưới con mắt của báo Công An (Việt Nam)

Kì 10Bản dịch tạm cho thư ngỏ của các cựu thần : Lý Nhuệ biến thành Lý Duệ !

Kì 9: Trí thức Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Lưu Hiểu Ba, và kêu gọi nhà đương cục phóng thích

Kì 8: Xem lại một vài tấm ảnh của bác Lưu

Kì 7: Hiệu ứng Lưu Hiểu Ba : Một nhóm cựu thần đòi quốc hội Trung Quốc thực thi quyền tự do ngôn luận

Kì 6Không có tóc vì tóc rụng mất rồi !

Kì 5 :  Liệu bác Lưu Hà có thể thay chồng đi nhận giải Nobel hay không ?

Kì 4Bác Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Hòa bình 2010 ở trong tù

Kì 3:  Một bài thơ của Lưu Hiểu Ba: Khát vọng cao chạy xa bay

Kì 2:  Người vợ gang thép

Kì 1Lưu Hiểu Ba nhận án 11 năm tù giam

Tôi và internet (một bài viết cũ, tháng 2 năm 2006, của Lưu Hiểu Ba)

Lời dẫn: Hôm nay (17/12/2010), thấy trên Tiền Vệ bản dịch một bài viết cũ của bác Lưu Hiểu Ba, với tựa đề "INTERNET LÀ TẶNG VẬT THƯỢNG ĐẾ DÀNH CHO TRUNG QUỐC", do bác Nguyễn Tôn Hiệt chuyển dịch từ bản tiếng Anh trên Times (April 28, 2009).

Nguyễn Tôn Hiệt là một bút hiệu của bác Hoàng Ngọc Tuấn – đồng chủ bút Tiền Vệ.

Đọc qua bài này, tôi biết đây vốn là bản dịch có nguồn chính bằng tiếng Trung là bài 我与互联网(Tôi và internet ) của bác Lưu Hiểu Ba. Bài viết hoàn thành tại nhà riêng ở Bắc Kinh, vào ngày 14 tháng 2 năm 2006.

Sau đó, có một bản tiếng sang tiếng Anh, dịch kém, không chuyển tải được hết nội dung bản tiếng Trung, với tựa đề là Me and the Internet (Tôi và Internet), xuất hiện đâu đó trên mạng.

Và sau đó, Times đã lấy về từ mạng, không đối chiếu, cứ thế sử dụng, và đặt lại cho một cái tít rất kêu là The internet is God's present to China (Internet là quà tặng/tặng vật của Chúa dành cho Trung Quốc). Hơi cảm thấy sự làm ăn không cẩn trọng của Times.

Và rồi, bản dịch tiếng Việt của bác Hiệt được thực hiện từ cái bản tiếng Anh nói trên.

Lẽ ra cần phải có một bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Trung, nhưng không có thời gian, nên tạm dùng bản dịch của bác Hiệt vậy. Đọc lấy ý chính, còn về tiểu tiết thì bản dịch này không đạt. Chẳng hạn:

– các đoạn trong tiếng Anh chỉ là tóm lược ý chính của bài tiếng Trung, nên bản tiếng Việt cũng theo thế mà chỉ là bản tóm tắt,

– theo tôi, dùng chữ "Chúa" hay "Đức Chúa Trời" thì sát hơn với tinh thần của Ki-tô giáo trong ngữ cảm tiếng Việt (so với cách dùng Thượng đế trong bản dịch của bác Hiệt), và đỡ lầm lần với chữ Thượng đế theo quan niệm của Trung Hoa trước khi Ki-tô giáo được du nhập vào (mặc dù nguyên bản tiếng Trung của bác Lưu Hiểu Ba là Thượng đế 上帝),

– bác Hiệt dùng cái cụm từ "nạn truyền nhiễm hội chứng hô hấp cấp tính nặng" vừa cầu kỳ lại vừa không đúng ! Cả nguyên bản tiếng Trung, cả bản dịch tiếng Anh, đều ghi là "SARS", bác cứ thế chép sang tiếng Việt thì vừa đúng vừa dễ hiểu. Chứ nói "nạn truyền nhiễm hội chứng hô hấp cấp tính nặng" thì bạn đọc tiếng Việt hầu như không cảm nhận ra cái Sars nổi tiếng phát nguồn từ Trung Quốc mấy năm trước.

– đoạn cuối cùng dịch theo bản tiếng Anh, nên thành ra: "Các tín đồ Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc nói rằng mặc dù người Trung Quốc không có ý thức tín ngưỡng, Thượng Đế vẫn không bỏ rơi nhân dân Trung Quốc khốn khổ. Internet là tặng vật Thượng Đế dành cho Trung Quốc. Nó là công cụ tốt nhất để nhân dân Trung Quốc thực hiện dự phóng xoá bỏ thân phận nô lệ và tranh đấu cho tự do." Đọc cái này, tưởng bác Lưu Hiểu Ba là tín đồ Ki-tô giáo cũng nên. Còn bản tiếng Trung thì không gây lầm lẫn như vậy, mà rất rõ ý bác ấy chỉ nghe một người là tín đồ Ki-tô giáo nói ví von như vậy thôi !

Liao Xaobo/Lưu Hiểu Ba tại lễ trao giải Nô-ben Hòa bình 2010 (bức ảnh không cần chú thích thêm)

INTERNET LÀ TẶNG VẬT THƯỢNG ĐẾ DÀNH CHO TRUNG QUỐC

 

Nguyên tác tiếng Trung của Lưu Hiểu Ba

Bản dịch Nguyễn Tôn Hiệt (qua bản dịch tiếng Anh)

 

Hôm nay có hơn 100 triệu người sử dụng internet ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc vừa yêu internet, lại vừa ghét nó. Một đàng, internet là một công cụ để làm tiền. Đàng khác, chế độ độc tài Cộng Sản lại sợ sự tự do ngôn luận.

Internet đã làm nẩy sinh sự thức tỉnh của tư tưởng trong nhân dân Trung Quốc. Điều này làm chính quyền lo ngại, khiến họ xem việc ngăn chặn internet là công tác hết sức quan trọng để thực hiện việc kiểm soát ý thức hệ.

Tháng Mười 1999, tôi mãn hạn ba năm tù và trở về nhà. Ở nhà tôi có một chiếc computer và dường như tất cả bạn bè lui tới thăm viếng đều bảo tôi hãy sử dụng nó. Tôi đã thử một vài lần nhưng cảm thấy rằng tôi không thể viết được bất cứ cái gì trong lúc ngồi đối diện với một cái máy, và tôi khăng khăng tiếp tục viết bằng một cây bút mực. Nhờ sự thuyết phục và hướng dẫn đầy kiên nhẫn của bạn bè, dần dần tôi quen dùng computer và bây giờ tôi không rời nó được. Như một người viết để mưu sinh, và như một người đã tham dự vào phong trào dân chủ năm 1989, lòng tri ân của tôi đối với internet không thể nào tả xiết.

Tôi đã mất một tuần lễ để viết bài tiểu luận đầu tiên trên computer — dăm ba lần tôi tưởng như sắp bỏ cuộc. Nhờ sự cổ vũ của bạn bè, tôi viết xong bài ấy. Lần đầu tiên, tôi gửi một bài viết qua e-mail. Vài giờ sau, tôi nhận được thư hồi đáp từ biên tập viên. Điều này đã làm tôi nhận thức được sự kỳ diệu của internet.

Với chế độ kiểm duyệt ở đây, các tiểu luận của tôi chỉ có thể được xuất bản ở hải ngoại. Trước khi sử dụng computer, những bài viết bằng tay của tôi thì khó khăn để sửa chữa câu chữ, và gửi đi thì phí tổn cao. Để tránh cho những bài viết ấy khỏi lọt vào tay công an, tôi thường đi từ phía tây của thành phố sang phía đông nơi tôi có một người bạn ngoại quốc sở hữu một máy fax.

Internet làm cho việc thu thập thông tin, liên lạc với thế giới bên ngoài và gửi bài cho báo chí ngoại quốc được dễ dàng hơn. Nó giống như một cái siêu-động-cơ làm cho các bài viết của tôi bắn vọt ra khỏi một cái giếng. Internet là một kênh thông tin mà các nhà độc tài Trung Quốc không thể kiểm duyệt hoàn toàn; nó cho phép người ta phát biểu và thông tri, và nó cung ứng điều kiện để tổ chức những sự kiện bất ngờ.

Những bức thư ngỏ được ký tên bởi các cá nhân hay các đoàn nhóm là một phương cách quan trọng để người dân phản kháng chế độ độc tài và đấu tranh cho tự do. Bức thư ngỏ từ Vaclav Havel gửi đến nhà độc tài Husak của nước Tiệp là một ví dụ kinh điển về sự phản đối của người dân trước chế độ độc tài.

Phương Lệ Chi, một nhà bất đồng chính kiến nổi danh, đã viết một bức thư ngỏ gửi Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ của Trung Quốc, để yêu cầu trả tự do cho tù nhân chính trị Ngụy Kinh Sinh. Tiếp theo đó là hai bức thư ngỏ, do 33 và 45 người ký tên. Ba bức thư ngỏ này được xem như dạo khúc cho phong trào dân chủ năm 1989, khi thư ngỏ nổi lên ào ạt như những măng mọc sau mưa để ủng hộ cho các sinh viên phản kháng.

Hồi đó, người ta đã tốn rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện một bức thư ngỏ. Những bước chuẩn bị đã bắt đầu trước đó một tháng; phải tìm cho được những người tổ chức để kết tập quần chúng. Chúng tôi bàn luận về nội dung của thư ngỏ, về câu chữ, về thời điểm, và mất vài ngày mới đạt đến sự đồng thuận. Sau đó, chúng tôi phải tìm cho được một nơi để đánh máy bức thư viết tay và sao ra thành vài bản. Sau khi văn bản ấy được xem lại cẩn thận, thì công việc mất nhiều thời gian nhất là thu thập chữ ký. Bởi vì chính quyền luôn canh chừng theo dõi đường dây điện thoại của những người nhạy cảm, chúng tôi đã phải cưỡi xe đạp đi khắp các ngả ở Bắc Kinh.

Trong một thời đại không có internet, thật là bất khả để thu thập chữ ký của vài trăm người, và cũng thật là bất khả để phát tán tin tức nhanh chóng ra khắp thế giới. Thời ấy, tầm ảnh hưởng của và sự tham dự vào các chiến dịch viết thư ngỏ thì rất hạn chế. Chúng tôi đã làm việc suốt nhiều ngày, và rốt cuộc chúng tôi chỉ kiếm được vài chục người ký tên. Những chiến dịch thu thập chữ ký trong thời đại mới này đã tạo ra một bước nhảy lượng tử.

Sự dễ dàng, mở rộng và tự do của internet đã giúp cho ý kiến của công chúng trở nên rất sinh động trong những năm gần đây. Chính quyền có thể kiểm soát báo chí và truyền hình, nhưng không thể kiểm soát internet. Những vụ tai tiếng bị kiểm duyệt qua phương tiện truyền thông bình thường, thì lại được truyền bá qua internet. Chính quyền bây giờ phải tiết lộ thông tin và các viên chức nhà nước có thể phải xin lỗi công khai.

Viên chức cao cấp đầu tiên đứng ra xin lỗi là Chu Dung Cơ, lúc đang là Thủ Tướng, vào năm 2001. Ông ta đã xin lỗi về một vụ nổ tại một ngôi trường khiến 41 người thiệt mạng. Cùng lúc ấy, dưới sức ép của ý kiến quần chúng trên internet, chính quyền đã phải trừng phạt các viên chức — về nạn truyền nhiễm hội chứng hô hấp cấp tính nặng, về những tai nạn hầm mỏ và về sự ô nhiễm của sông Tùng Hoa.

Internet có khả năng dị thường trong việc tạo ra những minh tinh. Nó không chỉ sản xuất ra những minh tinh văn nghệ giải trí, mà còn tạo ra những “anh hùng nói sự thật”. Nó đã cho phép một thế hệ trí thức mới nổi lên và nó tạo ra những anh hùng của quần chúng như bác sĩ quân y Tưởng Ngạn Vĩnh (người đã công khai cảnh báo về nguy cơ của nạn truyền nhiễm hội chứng hô hấp cấp tính nặng và buộc chính quyền phải hành động).

Các tín đồ Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc nói rằng mặc dù người Trung Quốc không có ý thức tín ngưỡng, Thượng Đế vẫn không bỏ rơi nhân dân Trung Quốc khốn khổ. Internet là tặng vật Thượng Đế dành cho Trung Quốc. Nó là công cụ tốt nhất để nhân dân Trung Quốc thực hiện dự phóng xoá bỏ thân phận nô lệ và tranh đấu cho tự do.

—————————

Nguồn: Liu Xiaobo, “The internet is God's present to China”, báo Times, April 28, 2009.

 

 

Các entry cùng chủ đề đã đi trên blog này:

Kì 15 : Tôi và internet (bài viết cũ năm 2006)

Kì 14: Giải Hòa Bình mang tên Khổng Tử

Kì 13: Lưu Hiểu Ba, cũng như gia đình anh hay người đại lí cho anh, không thể đến nhận giải, nên việc trao mề-đay và tiền thưởng cho Lưu Hiểu Ba được gia hạn !

Kì 12: Lưu Hiểu Ba, Thiên An Môn và thơ Bắc Đảo (Bei Dao)

Kì 11: Hình ảnh Lưu Hiểu Ba dưới con mắt của báo Công An (Việt Nam)

Kì 10Bản dịch tạm cho thư ngỏ của các cựu thần : Lý Nhuệ biến thành Lý Duệ !

Kì 9: Trí thức Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Lưu Hiểu Ba, và kêu gọi nhà đương cục phóng thích

Kì 8: Xem lại một vài tấm ảnh của bác Lưu

Kì 7: Hiệu ứng Lưu Hiểu Ba : Một nhóm cựu thần đòi quốc hội Trung Quốc thực thi quyền tự do ngôn luận

Kì 6Không có tóc vì tóc rụng mất rồi !

Kì 5 :  Liệu bác Lưu Hà có thể thay chồng đi nhận giải Nobel hay không ?

Kì 4Bác Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Hòa bình 2010 ở trong tù

Kì 3:  Một bài thơ của Lưu Hiểu Ba: Khát vọng cao chạy xa bay

Kì 2:  Người vợ gang thép

Kì 1Lưu Hiểu Ba nhận án 11 năm tù giam

 

 

 

Bổ sung 1 (18/12/2010): Bất giác nhớ ra, và tìm lại, thì thấy có bản dịch của một người khác đã công bố trên talawas blog, như dưới đây

Trần Quốc Việt dịch

Ngày nay có hơn 100 triệu người sử dụng internet ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc vừa yêu lại vừa ghét nó. Một mặt, internet là công cụ để kiếm tiền. Mặt khác, chuyên chính cộng sản lại sợ tự do ngôn luận.

Internet đã hồi sinh những tư tưởng trong lòng người Trung Quốc. Điều này gây lo ngại cho chính quyền nên họ chú trọng rất nhiều đến việc kiểm duyệt internet nhằm cố gắng duy trì sự kiểm soát về tư tưởng.

Vào tháng Mười năm 1999 tôi về nhà sau khi mãn hạn ba năm tù. Trong nhà có chiếc máy tính và hầu như bạn bè ai đến thăm cũng đều khuyên tôi nên dùng nó. Tôi thử một vài lần nhưng lòng cảm thấy mình chẳng viết được điều gì khi ngồi trưóc một chiếc máy vô tri cho nên tôi cứ đòi viết bằng bút máy thường. Dần dần, dưới sự thuyết phục kiên nhẫn và chỉ dẫn của bạn bè, tôi bắt đầu làm quen với máy tính và giờ thì không tài nào dứt ra nổi. Là người sống bằng cây bút, và là người tham gia phong trào dân chủ năm 1989, tôi thật khó mà diễn tả lòng biết ơn của mình đối với internet.

Bài viết đầu tiên của tôi trên máy tính mất đến cả tuần lễ khiến nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc dở chừng. Song nhờ sự khích lệ của bạn bè, cuối cùng tôi cũng viết xong. Lần đầu tiên, tôi gởi bài đi qua điện thư. Chỉ vài giờ sau tôi nhận thư trả lời từ nguời biên tập. Qua điều này tôi ý thức được sự kỳ diệu của internet.

Do sự kiểm duyệt ở trong nước, các bài viết của tôi chỉ có thể được đăng ở nước ngoài. Trước kia khi chưa dùng máy tính, các bài viết tay của tôi thường khó sửa và cái giá gởi bài đi thường cao. Để tránh cho các bài viết khỏi bị đón chặn, tôi thường đi từ phía tây của thành phố đến phía đông nơi tôi có người bạn nước ngoài có máy fax.

Internet giúp ta tiếp cận thông tin, liên lạc với thế giới bên ngoài và gởi bài cho các cơ quan truyền thông ở nước ngoài dễ dàng hơn. Tựa như một cỗ máy thần kỳ, nó làm cho các bài viết của tôi tuôn trào ra dễ dàng như ta lấy nước từ giếng lên. Internet là một kênh thông tin mà các nhà độc tài Trung Quốc không thể nào kiểm duyệt hoàn toàn được, cho phép người dân lên tiếng và liên lạc, và nó tạo ra một diễn đàn cho sự tổ chức tự phát.

Những thư ngỏ kèm chữ ký của các cá nhân hay của tập thể là một cách quan trọng đối với người dân để chống lại chế độ độc tài và đấu tranh cho tự do. Thư ngỏ của Vaclav Havel gởi cho nhà độc tài Tiệp Khắc Husak là một trường hợp tiêu biểu của sự phản kháng dân sự đối với chế độ độc tài.

Phương Lệ Chi, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, đã viết một thư ngỏ gởi Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc, để yêu cầu thả người tù chính trị Ngụy Kinh Sinh. Sau thư ngỏ này còn có hai thư ngỏ khác, được ký bởi 33 và 45 người. Ba thư ngỏ này được xem như là khúc dạo đầu cho phong trào dân chủ năm 1989, là lúc khi các thư ngỏ xuất hiện nhiều như măng mọc sau cơn mưa để ủng hộ các sinh viên biểu tình.

Vào thời đó việc tổ chức viết một thư ngỏ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nào là phải chuẩn bị trước cả tháng trời, rồi phải tìm ra các người tổ chức để họ đi tìm mọi người. Chúng tôi bàn luận về nội dung lá thư, về câu chữ, thời điểm, rồi phải mất đến vài ngày mới đạt đến sự nhất trí chung. Sau đó chúng tôi phải lặn lội đi tìm nơi để đánh máy lá thư ngỏ đã chép tay sẵn và rồi sao ra một vài bản. Sau khi đọc sửa thư xong đến chuyện mất thời gian nhất là đi thu thập các chữ ký. Vì chính quyền đang nghe lén điện thoại của các người nhạy cảm, chúng tôi phải đạp xe đi tỏa ra khắp hướng của Bắc Kinh.

Trong thời đại không có internet, thật chẳng có cách nào thu thập được chữ ký của vài trăm người, và cũng chẳng có thể nào phổ biến rộng rãi nhanh chóng tin tức ra khắp thế giới. Vào thời đó, tầm ảnh hưởng và sự tham gia trong các cuộc vận động viết thư cũng rất hạn chế. Chúng tôi làm việc ròng rã trong nhiều ngày song cuối cùng chỉ có được mấy chục người ký tên. Các phong trào viết thư trong thời đại mới này đã đạt được sự tiến bộ đáng kể và bất ngờ.

Sự dễ dàng, tính chất công khai,và tự do của internet đã khiến công luận trở nên rất sôi động trong những năm gần đây. Chính quyền có thể kiểm soát báo chí và truyền hình, nhưng nó không thể kiểm soát internet. Chính quyền hiện nay phải công bố thông tin và các viên chức có thể phải xin lỗi công khai.

Viên chức cấp cao đầu tiên xin lỗi diễn ra trong năm 2001 khi Chu Dung Cơ, lúc đó là thủ tướng, đã xin lỗi về một vụ nổ tại một trường học đã khiến 41 người thiệt mạng. Đồng thời, dưới tác động của dư luận trên mạng, nhà cầm quyền phải trừng phạt các viên chức vì đã để xảy ra bệnh dịch SARS, các tai nạn hầm mỏ và vụ ô nhiễm sông Tùng Hoa.

Internet có khả năng phi thường là tạo ra các ngôi sao. Không chỉ nó tạo ra các ngôi sao giải trí, mà nó cũng tạo ra “các anh hùng nói thật”. Nó cho phép một thế hệ trí thức mới xuất hiện và tạo ra những anh hùng dân gian chẳng hạn như bác sĩ quân y Tưởng Ngạn Vĩnh (là người công khai cảnh báo về mối đe dọa của bệnh dịch SARS và buộc chính quyền phải hành động).

Những người Trung Quốc theo đạo Thiên Chúa nói rằng mặc dù những người Trung Quốc không có ý thức nào về tôn giáo, đức Chúa của họ nhất định không bỏ rơi nhân dân Trung Quốc đang gánh chịu đau khổ. Internet là món quà Chúa ban cho Trung Quốc. Nó là công cụ tốt nhất cho nhân dân Trung Quốc đang mơ ước vất đi sự nô lệ và đạt đến tự do.

Nguồn: http://www.timesonline.co.uk/tol/comment/columnists/guest_contributors/article6181699.ece

Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt

Bản tiếng Việt © 2010 talawas