Thư Tokyo : Lá thư thứ nhất (Sau một đêm, Imanishi)

Lời dẫn: Đây là bài viết (dịch và giới thiệu của tôi), vừa lên trang của tờ Kinh tế và Đô thị. Cách đây ít phút. Báo đăng nguyên vẹn bản thảo, chỉ thay một tấm ảnh (ở bản thảo là bức ảnh chụp vào tháng 1/2011 của bà Imanishi).

Tác giả bức thư: Imanishi

Người dịch và giới thiệu: Giao

 

Lá thư thứ nhất gửi từ Tokyo: Sau một đêm

Cập nhật lúc 14h17, ngày 25/03/2011

Nhà cửa rung lắc vì động đất, người dân Tokyo đổ hết ra đường

KTĐT – Đã hơn 10 ngày tính từ khi trận động đất tấn công vùng Đông Bắc nước Nhật. Có rất nhiều ghi chép, nhật kí, thư từ của người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản, ở Tokyo, ở Nagano, ở Fukuoka, hay thậm chí ở vùng tâm chấn, gửi về nước qua các kênh thông tin khác nhau.

Có thể kể đến một bức thư gây xúc động cho hàng triệu trái tim Việt Nam do anh Hà Minh Thành, một người cảnh sát gốc Việt, tranh thủ gửi về trên đường đi cứu trợ nạn nhân vùng Đông Bắc. Hoặc cũng có thể nhắc tới các nhật kí, ghi chép của Hà Linh, Thái Viên Linh, Nguyễn Đình Đăng, Hoàng Long, Kim Giao, Minh Tuấn…

Ở một hướng tiếp cận song song với nguồn thông tin quý giá nói trên, trong loạt bài này, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu những lá thư, những ghi chép và cảm tưởng do chính người Nhật viết. Mở đầu là một lá thư điện tử gửi đến từ Tokyo ngay sau khi động đất vừa xảy ra. Thư được viết bằng tiếng Nhật, có một file đính kèm ở dạng PDF với tiêu đề "Sau một đêm", đã được gửi cùng lúc đi nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, vào ngày 12/3/2011.

Tác giả bức thư này là bà Imanishi hiện là Giám đốc Điều hành của Quỹ học bổng Quốc tế Atsumi (AISF) có trụ sở tại Tokyo . Đây là một quỹ học bổng dân gian được thành lập từ năm 1998 theo di nguyện của cố Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng KashimaATSUMI Takeo (1919 – 1993). Học bổng này chỉ dành riêng cho các nghiên cứu sinh trong chương trình tiến sĩ học ở giai đoạn cuối cùng. Đến nay, có 5 nghiên cứu sinh Việt Nam đã được nhận học bổng AISF.

Dưới đây là bản dịch tiếng Việt của bức thư.

Sau một đêm

Xin chân thành cảm ơn thư điện tử và điện thoại hỏi thăm của các bạn từ khắp nơi trên thế giới.

Khi động đất, tôi ở trụ sở của AISF. Tòa nhà lắc lư rất lâu. Chưa bao giờ lâu như vậy. Các cửa lùa đều bị mở toang. Cái đĩa gốm Đức hình dài dài đựng hoa quả vốn để trên giá thủy tinh ở phòng trong tầng ba bị rớt xuống đất, phần đế đã vỡ. Tôi về đến nhà lúc 6 giờ tối. Tàu điện đã ngưng hoạt động toàn bộ, nên mấy người ở văn phòng mãi đến 11 giờ đêm mới có thể lên tàu về nhà, vì cho đến lúc đó một số tàu mới được phép vận hành.

Tôi lái xe ra nhà ga Akasaka để ứng cứu con gái. Đi mất 2 tiếng và về mất 3 tiếng (bình thường thì cả đi và về chỉ 30 phút). Một người con gái khác của tôi đã ở trong khuôn viên Đại học Mỹ thuật Musashino khi động đất, chiều tối thì đi nhờ xe của bạn đến ga Shinjuku. Tôi nhận được điện thoại của con gọi từ ga Shinjuku lúc 1 giờ sáng. Tuyến tàu điện O-edo vẫn chạy vào đêm đó, nhờ vậy mà con đến được ga Idabashi. Tôi đến đón con ở đó. Về đến nhà là 2 giờ rưỡi sáng.

Buổi sáng thứ Bảy. Ở đây khá yên ả. Cây sakaru nở sớm ở gần nhà cũng bắt đầu xòe hoa. Trong ánh nắng ấm áp, chú cún Raka đang ngủ trưa. Thế nhưng, khi xem tin tức, thấy tình hình vùng Đông Bắc mà lòng đau thắt lại. Chủ yếu là thiệt hại do sóng thần và hỏa hoạn. Cảnh báo về nhà máy điện nguyên tử cũng thật đáng sợ, Chính phủ đang ứng phó rất thận trọng.

Ở Tokyo, hỗn loạn không phải vì bản thân động đất, mà là vì: toàn bộ tàu điện ngừng hoạt động, xe trên đường bị tắc nghẽn, điện thoại cố định không thông, điện thoại di động cũng trở thành vô dụng, cả biển người ùn lại không có cách nào trở về nhà mình. Trong lúc này, thật tuyệt vời là internet vẫn thông. Dù có thể trao đổi với bạn bè quốc tế qua internet, nhưng hiện chúng tôi không thể gọi điện thoại sang nhà hàng xóm được!

Tin trên tivi vừa cho hay: Nhà máy điện ngừng hoạt động, nên ngay ở Tokyo lượng điện cũng sẽ thiếu. Chắc sẽ phải cắt điện. Phong trào tiết kiệm điện thông qua mạng xã hội cũng bắt đầu rồi.

Tàu điện ở vùng nội thành vẫn chạy, nhưng rất ít chuyến. Điện thoại lúc được lúc mất, nhất là di động. Nhiều chương trình phải hủy bỏ. Disneyland đóng cửa. Tôi hủy chuyến đi Nagoya dự hội nghị, các con gái cũng gác lại tất cả các việc đã lên kế hoạch. Chúng tôi "cố thủ" ở trong nhà, bận mải với việc trả lời thư thăm hỏi đến từ khắp nơi trên thế giới của các bạn.

Ngày 12 tháng 3 năm 2011

IMANISHI Junko

Chu Xuân Giao (Cựu sinh viên Học bổng AISF) dịch và giới thiệu


Các entry liên quan đã đi trên blog này:

Thư Tokyo : Lá thư thứ nhất (Sau một đêm, Imanishi)

Bất thình lình động đất lan sang cả Việt Nam và Đông Nam Á (24/3)

Bưu thiếp từ Nhật Bản: Xe lửa siêu tốc đến Nagoya (bài đăng trên Da Màu)

Đã xuất hiện những con sâu : Một số kẻ lợi dụng động đất để kiếm lợi !

Thảm hoạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (bài của Nguyễn Khắc Nhẫn)

Lỗ Tấn và Sendai (entry của Rui từ Thiệu Hưng, ngày 21/3/2011)

Dư chấn vẫn lấp ló đâu đây (tin, và bài của Hà Linh)

Vẫn còn đó nỗi lo thảm họa hạt nhân (tin của Tuổi Trẻ)

Vẫn chưa chế ngự hoàn toàn được nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1

Thông tin mới của anh Thành (22/3) và thêm một gia đình nhận nuôi cháu 9 tuổi

Nhật phải dùng đến những ngôi mộ tập thể (tin của VnExpress)

VINASHIN ủng hộ nhân dân Nhật Bản 1 tỉ đồng (tin của VnExpress)

Đội cứu trợ động đất của Trung Quốc đã về nước

Ý kiến của Nguyên Khôi về bài của Giao (đăng trên Tiền Vệ)

Sóng thần từ Sendai vươn đến Cali (ghi chép của Bùi Văn Phú)

–  Người Việt xấu xí học gì ở Nhật Bản (góc nhìn Minh Tuấn)

Thông tin cứu trợ người Nhật tại Đông Bắc : Thư anh Thành ngày 19/3/2011

Tham gia phát động quyên góp giúp nhân dân Nhật Bản : Ngày 21/3, ở Bộ Văn hóa

Động đất lần này là TRỜI PHẠT : Nhà văn Ishihara đã phải xin lỗi quốc dân !

Nỗ lực có kết quả bước đầu : Tất cả bể nhiên liệu thải đã ở dưới 100 độ C !

Động đất, sóng thần, thảm họa hạt nhân — Giao trả lời phỏng vấn của TTXVN

Siêu động đất ở Sendai và ngôi nhà cũ của Lỗ Tấn (bài của Giao)

Một người Việt sẵn sàng chết cùng nước Nhật, nếu ngày tận thế đến thực

Đọc nhật kí về động đất, sóng thần, thảm họa hạt nhân của Thái Viên Linh

Từ bia tưởng niệm bác sĩ Asaba (1918) đến lá thư của anh Minh Thành (2011)

Nữ giáo sư Nhật nặng tình với Việt Nam (bài của Vũ Lê)

Xấu hổ (bài của Lý Trực Dũng)

Phía Nga thực sự đã biết trước động đất ở Nhật từ năm 1997 sao ?

Một trận động đất hơn 9 độ có thể nổ giữa hồ Hoàn Kiếm ít ngày tới !

Ý kiến chuyên gia : Nước Nhật có thể vượt qua ngày tận thế hay không ?

Vì sao không có hôi của, trộm cướp trong thảm họa ở Nhật ? (bài của Xuân Tùng)

Thảm họa nguyên tử ở Nhật : Bài học lớn cho toàn thế giới !

Vì sao người Nhật bình thản: Là vì, họ là cư dân luôn mong ĐỘNG ĐẤT !

– Tinh thần quốc dân Nhật sau đại động đất 9 độ (góc nhìn Nguyễn Thế Thịnh)

Tinh thần quốc dân Nhật sau đại địa chấn 9 độ (góc nhìn Nguyễn Đình Đăng)

Cảnh báo: Nguy cơ động đất lớn của Hà Nội

Động đất lớn chưa từng có trong lịch sử : Một thành phố đã bị hủy diệt !

Sau một đêm, hơn 800 người tử vong, hơn 700 người mất