HOA LƯ THI TẬP tựa như cũng lại được nhập đồng từ sách của một ông Trương khác

Liên quan đến "Thi vân Yên Tử", chúng ta thấy nó được sao chép từ sách của một ông Trương (là nhà nghiên cứu Trần Trương ở Yên Tử).

Bây giờ, nhân lướt qua tập "Hoa Lư thi tập" (gọi tắt) có cả nguyên bản tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh trên website của dịch giả Thái Bá Tân, tôi tựa như thấy bóng dáng của một ông Trương khác.

1. Hoa Lư thi tập được David viết lời tựa, trong đó có những câu như:

"Tôi vui mừng được góp sức đưa tập thơ tuyệt vời này, một tập thơ hay cả về khía cạnh lịch sử lẫn văn học, đến với độc giả tiếng Anh. Một tập thơ, theo tôi, thực sự xứng đáng được đọc trên toàn thế giới".


2.
Tập thơ Hoa Lư này, theo nhân chứng là ông
Dương Kỳ Anh, thì nó được thi sĩ Hoàng Quang Thuận sáng tác ra trong một đêm vào năm 2009. Chú ý đến "năm 2009" (bài báo của ông Dương Kỳ Anh thì lên mạng năm 2010).

Đại khái ông Dương cho biết thế này:

"Tôi sang phòng Hoàng Quang Thuận định đọc cho anh nghe, chợt nhìn thấy ngoài cửa căn nhà sàn bóng ai đi lại như người mộng du trong làn sương sớm. Tôi gọi. Hoàng Quang Thuận giật mình. Rồi anh kêu lên : Anh Dương Kỳ Anh …Em làm được 121 bài thơ đêm qua, lạ lắm! Lạ lắm anh ạ!

Thuận chạy vội vào phòng mang ra một tập dấy khổ A4 đã kín chữ. Tôi nhận ra chữ ký của mình ở phía dưới góc mỗi tờ giấy. Chúng tôi vào nhà. Cả một tập thơ mới viết. Vợ chồng tôi ngồi nghe  Thuận đọc thơ. Những bài thơ về vị hoàng đế đầu tiên của nước ta, vừa lên ngôi đã khẳng định chủ quyền  dân tộc. Những bài thơ về các địa danh lịch sử, những chốn linh thiêng, những hang động như tiên cảnh … “ Cờ lau, tập trận ở thung lau, ai biết làm vua kẻ chăn trâu …”/ “ Bỏ luôn niên hiệu của Bắc Phương, trời Nam một cõi đấng quân vương /Thái Bình niên hiệu vua Đinh đặt…”/…Tôi xin chép nguyên một bài thơ bốn câu, bài 101 của anh :

Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi
Bầu vú căng tròn, sữa vẫn rơi
Sư Tử chầu bên, không lay động
Voi thiền, mắt nhắm, nước sông trôi

Cao hứng, Thuận bốc máy điện thoại di động gọi chị Lan , gọi cả vợ anh đang ở Sài Gòn dậy, đọc thơ cho họ nghe …"

3. Thử đọc một bài bất kì trong tập thơ kì lạ của thi sĩ Hoàng Quang Thuận xem sao. Tôi vào trang Thái Bá Tân ngẫu nhiên lấy bài sau:

"GIẾNG NGỌC

Mắt rồng long mạch hiện thiên cơ (1)
Giếng nước ngàn xưa mãi đến giờ
Trai giới lễ tiên dùng giếng Ngọc
Xanh trong không cạn tự khai sơ

Khói sương huyền ảo thật lạ lùng (2)
Nắng hè hơi mát giữa không trung
Mùa đông ấm áp đầy sinh khí
Long lanh đáy nước tận cửu trùng

—————————————————————————————-
(1.)    Sinh thời, Đức Thánh Nguyễn đào giếng lấy nước, đồ xôi cúng Phật và nấu thuốc chữa dân lành. Giếng Ngọc đường kính rộng 30m, nước trong suốt có độ sâu 6m. Đây là một cái giếng cổ lớn nhất Việt Nam."

4. Tôi đang viết bài tham dự một hội thảo về tín ngưỡng dân gian Việt Nam sắp tới, nên tìm xuống từ trên giá sách nhiều cuốn để tham khảo. Trong đó, có một cuốn đã in lần thứ nhất năm 2008 (tái bản nhiều lần sau đó). Chú ý đến "năm 2008".

Đó là cuốn sách về chùa Bái Đính, tôi đã mua vào tháng 4 năm 2011 nhân một lần ghé thăm khu vực Bái Đính – Tràng An một cách tranh thủ (đang trên đường vào xứ Thanh, tạt ngang qua đó).

Sách ấy mua của một bà cụ bán sách dạo. Bà cắp một cái mẹt hay cái rổ to, trong đựng sách và băng đĩa. Lúc ấy, trời đã nhá nhem, tôi nhặt từ trong mẹt/rổ ra khoảng 4 cuốn gì đó. Ghi ấn tượng này lại để thấy là cuốn sách được bán rất rộng rãi ở khu vực Hoa Lư – Ninh Bình.

5. Hãy chú ý đến 3 câu sau ở khổ thứ hai trong bài Giếng ngọc nói trên:

"Khói sương huyền ảo thật lạ lùng
Nắng hè hơi mát giữa không trung
Mùa đông ấm áp đầy sinh khí
"

để thấy nó rất giống, đến lạ lùng, với dòng văn xuôi của ông Trương ở Ninh Bình như sau (trang 42, đoạn có dòng kẻ màu đỏ):

6. Mai tôi lại đi du lãng từ sáng sớm rồi, và vốn không có được thời gian, để thử đối chiếu tiếp. Vậy bạn nào, hay Thường vụ của Hội Nhà văn Việt Nam, có được điều kiện về thời gian, xin mời đọc đối sánh HOA LƯ THI TẬP với cuốn sách sau, tôi có thể tặng một bản (vì vừa phát hiện là trong nhà có tới 2 bản):

Đoạn trích ở trang 42 ở trên là lấy ra từ cuốn sách của nhà nghiên cứu họ Trương ở Ninh Bình.

Không biết ông Trương ở Ninh Bình này có phản ứng như thế nào, không biết sẽ là giống hay là không giống với ông Trương ở Yên Tử.


Những entry liên quan đã đi trên blog này:

HOA LƯ THI TẬP tựa như cũng lại được nhập đồng từ sách của một ông Trương khác

Ứng nghiệm, nhà thơ phun châu nhả ngọc (bài Dương Kỳ Anh, 2010)

Nhà thơ Hoàng Quang Thuận và quê hương Quảng Bình (tin của  năm 2008)

Bài duy nhất còn lại về Hoàng Quang Thuận trên website thuộc Hội Nhà văn VN (tháng 2/2012)


Thái Bá Tân – David dịch và giới thiệu thơ Hoàng Quang Thuận (2010)

Toàn cảnh dàn nhạc đệm hoành tráng cho bức tranh Yên Tử của ông Hoàng Quang Thuận

Hiện tượng Thi Vân Yên Tử: Tác giả Trần Trương ở Yên Tử lên tiếng(15/8/2012)

Hiện tượng Thi Vân Yên Tử (Hoàng Quang Thuận) – thử đọc những lời ngợi ca