Category Archives: qh Việt Nhật,Tin tức (xã hội)

Những phòng trà Nhật trên đường Kim Mã

Lời dẫn: Một góc của quan hệ dân sự Việt – Nhật hiện đại cũng nên chú ý là hệ thống hàng quán các loại hướng đến khách Nhật ở khu vực xung quanh khách sạn Daewoo và gần Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Hôm trước, một ông bạn là nhà buôn Nhật lạc vào một quán ở đó, gọi điện cho mình để nhờ nói chuyện và thuyết minh với chủ quán (qua điện thoại của hắn) về một món Việt Nam mà hắn nghiện: thịt rang mắm tôm (một loại ruốc). Hắn bị nghiện món này, đi đâu cũng "thịt rang mắm tôm" nhưng vì phát âm không rõ, nên nhiều khi chủ quán không hiểu gì, đành phải gọi điện nhờ mình nói qua điện thoại.

Tiếc là giới kí giả Việt Nam yếu cả về nghề và kiến thức xã hội, nên nhìn vấn đề bị thiên lệch, như là nhìn một loại bệnh lí.

Bài lấy về từ
VnExpress.

Kỹ nghệ mồi khách Nhật của 'gái ôm'

Thứ sáu, 23/11/2012, 10:36 GMT+7

20h tối, những cô gái chân dài, váy áo xúng xính, mặt hoa da phấn của các quán trà Nhật lại xếp hàng đứng chào khách dọc đường Kim Mã (Hà Nội). Các quán này đều tận dụng hình thức “chân dài ôm” để câu khách.

Trên các trang tuyển dụng nhan nhản những dòng chữ tuyển nhân viên nữ lễ tân cho nhà hàng trà đạo Nhật với mức lương vô cùng hấp dẫn. Nhưng thực tế, những địa điểm này lại mang hình thức là quán karaoke “tay vịn” dành cho khách Nhật Bản, họa hoằn mới có khách Việt Nam hoặc Tây Âu bén mảng tới. “Công ty chúng tôi luôn có nhu cầu tuyển dụng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay” – dòng chữ thường thấy sau những lời quảng cáo hoa mĩ trên mạng thu hút rất nhiều cô gái trẻ. Tuyển dụng không ngừng nghỉ vì nhân viên mới đến và đi cũng rất nhanh, rất ít người bám trụ được chốn này.

Đúng 19h tối, một cô gái có mặt ở quán để xin làm nhân viên ở những “phòng trà” Nhật. Đến nơi, đã có hai chân dài ngồi ở tiền sảnh chờ phỏng vấn và nhận thử việc. Họ đều là sinh viên đại học năm thứ 2 quê ở Tuyên Quang. Một phụ nữ trung tuổi, ăn vận lịch sự nghe gọi là “mama” của quán nhìn lướt qua, miệng cười tươi: “Ôi, các em chờ chị một lát nhé. Toàn cô gái xinh quá, tìm đến quán chị là đúng chỗ rồi”. Chị ta vừa dứt lời thì phía trong quán có tiếng quát nạt và hai cô gái cum cúp đi ra từ phòng hát. Hai cô gái khoảng 20 tuổi qua chào “mama”, chị ta lập tức thay đổi thái độ niềm nở bằng giọng giễu cợt: “Ừ, thôi nhá, hai em về chăm chỉ học hành thành tài nhá. Chúc em học giỏi”, rồi chị ta ngúng quẩy đi vào.

Các “mama” ở đây hết sức nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu tâm lý khách hàng, đặc biệt là lượng khách Nhật đến công tác ở Việt Nam. Họ đã liên tục tuyển dụng các chân dài trẻ đẹp về để đào tạo thành một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và bài bản. Nhân viên mới được dạy nói tiếng Nhật, uốn nắn giọng hát để phục vụ khách (chủ yếu là khách Nhật Bản), tiếng Anh chỉ là phụ họa.

Hàng ngày, các nàng đều có vài tiếng đồng hồ ngồi nghiền ngẫm tiếng Nhật theo kiểu học vẹt: Kombanwa: Chào buổi tối; Aridatou go zaimasu: Cảm ơn… Trong lúc học mà có khách vào thì sẽ dừng lại để phục vụ khách. Các chân dài làm “chim mồi” bố trí thay phiên nhau gác ngoài đường để đứng dáng chào mời. Tiếp khách ra sao, mời khách thay dép như thế nào, ngồi cạnh khách phải nói những gì, tư thế ngồi, cười, hát, mời rượu… tất cả đều được hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết ngay cả cái nhỏ nhặt nhất.

Ở đây, một chuỗi nhà hàng gồm khoảng 30 nhân viên như thế với các quản lý cấp dưới thay mặt “mama tổng quản” đứng ra quán xuyến mọi việc lớn nhỏ. Họ là em gái, người nhà hay những nhân viên kỳ cựu của quán. Ngoài những chiêu trò giữ khách thì các quán bar, karaoke còn dùng các mánh khóe để giữ chân chân dài “cống hiến” cho mình bằng những hình thức treo giải thưởng hậu hĩnh. Cái lá bùa ấy tác động vào trúng tâm lý hám tiền của những cô gái. Các “mama” thì lúc nào cũng nhồi nhét bằng những câu chuyện đại khái như: “Các em cứ yên tâm, nhiều người hào phóng lắm. Có một khách Nhật Bản mua cho bốn em liền mỗi đứa một cái iphone rồi về nước đấy”.

Theo một cô gái học việc lấy tên là Xuka, thoả thuận ban đầu của “mama tổng” thì phải học việc trong vòng 10 ngày để dạy việc và học tiếng Nhật. Lương khởi điểm là 1,8 triệu đồng. Nếu được khách “chỉ mặt”, cộng thêm 30.000 đồng/lần và nếu mời được khách uống nước cũng cộng thêm 30.000 đồng trên một thứ đồ uống. Tất cả được cộng dồn vào lương tháng. Buổi đầu tiên, quản lý quán phát cho Xuka chiếc váy hoa và dẫn xuống gặp gỡ làm quen với các đồng nghiệp cũ. Sau ít thời gian thăm dò, thấy Xuka cũng nhanh nhẹn và ham kiếm tiền nên ngay lập tức, cô được sắp xếp vào ngồi thử với khách.

Quản lý nhắc nhở với nhân viên cũ: “Cho nó ngồi thử xem cách làm việc thế nào”. Xuka tỏ vẻ “thỏ non” háo hức đi theo chân cô đồng nghiệp vào phòng hát. Không ngờ rằng buổi thử việc đầu tiên lại thành công đến thế. Xuka dùng vốn từ tiếng Anh ít ỏi của mình pha trò với những vị khách Nhật như một cô gái chuyên nghiệp khiến họ rất hứng thú. Hết giờ “mama” nháy mắt, ra hiệu cô làm khá tốt. Ngày thứ hai thì có một tốp khách người Việt, toàn ông tai to bụng lớn đi vào. Trong số đó có cả một người đàn ông khoảng trên 60 tuổi. Họ yêu cầu ai biết hát nhạc đỏ và nhạc vàng thì cho vào để “chỉ mặt”. Các tiếp viên ngơ ngác nhìn nhau vì yêu cầu của họ không đúng sở trường.

Mama cao giọng: “Ai biết hát nhạc đỏ giơ tay”. Xuka mạnh dạn giơ tay và được “đặc cách” vào “chỉ mặt” sớm hơn thời gian cho phép. Lần đầu tiên được vào phòng “chỉ mặt”, Xuka tò mò vô cùng, lần lượt các chân dài xếp hàng đi vào, đứng tạo dáng như cuộc thi người mẫu. Người đàn ông trẻ nhất nhường các đàn anh: “Chọn đi các bác”. Đắn đo chốc lát, người đàn ông mặc vest khá lịch sự nói: “Ai học ngành ngoại thương?”. Cô bé đứng ngay trước Xuka giơ tay, rồi bước ra phía người đàn ông ấy sau cái gật đầu của “mama”.

Tiếp đó “mama” vui vẻ giới thiệu: “Thưa anh, em này là nhân viên mới toanh đấy ạ. Chưa biết việc nhưng hát hay lắm, nhất là dòng nhạc đỏ đấy ạ”. Người đàn ông già nhất vẻ mặt không mấy mặn mà với lời giới thiệu của “mama”, đánh mắt từng cô gái một rồi chỉ: “Em áo đỏ”. Cô bé có nghệ danh Socola (20 tuổi – Hà Nội) – được mệnh danh là viên ngọc sáng giá của quán khẽ mỉm cười bước lên. Sau cùng hai người đàn ông kia cũng lần lượt chọn cho mình một nàng chân dài xinh đẹp. Còn mình Xuka đứng trơ khấc. Cô cúi chào khách rồi cùng “mama” thoái lui. Đi ra bên ngoài, “mama” nhìn không hài lòng, bảo: “Biết tại sao em không được chọn không? Vì chiếc váy này xấu quá, trang điểm thì quá nhạt”.

Tối thứ ba, trong lúc vắng khách, chị quản lý có thâm niên làm việc ở trong quán gọi mấy đứa nhân viên mới ra rao giảng: “Lương ở đây tuy không cao nhưng có nhiều cách để có thu nhập cao. Chỉ cần chịu khó một tý, để ý những đứa đi trước nó làm thì sẽ có rủng rỉnh tiền”. Từ kinh nghiệm của mình, chị này cũng khuyên các đàn em nên chủ động liên hệ, xin số điện thoại của khách để giữ mối cho những lần sau. Nếu khách quen quay lại và gọi nhân viên lần trước tới phục vụ, mỗi lần “chọn lại” ở đây thường gọi là “quẹt lại mặt” thì nhân viên ấy sẽ được món tiền thưởng riêng của quán.

Vừa nói, chị ta vừa chia những tập VIP card cho các bạn tiếp viên. Đi qua Xuka, chị này đưa tay nâng mặt cô lên nói: “Xuka, em phải trang điểm đậm hơn. Nhớ bài học out bàn hôm qua chứ”. Chị ta đưa vài tấm card cho Xuka dặn dò kỹ lưỡng về cách xin số điện thoại của khách và nói bóng gió: “Muốn kiếm tiền thì quan trọng là phải chiều khách. Muốn chiều khách thì trước hết phải đẹp, phải được khách chọn”. Riêng mama của quán lại truyền dạy các học trò của mình cách cười sao cho duyên và khi ngồi với khách phải nói những gì khiến “đàn ông họ mê đắm mê đuối”.

Trăm phương, ngàn kế kèo mồi, đong đưa mà những quán bar, karaoke này nghĩ ra thường xuyên được hệ thống nhân viên chân dài áp dụng để kéo khách. Đang mải chia sẻ kinh nghiệm thì điện thoại reo, chị quản lý nhấc máy lên nghe với giọng ngọt như mía lùi. Vẻ mặt lạnh lùng trở lại, cô nàng hất mặt về mấy tiếp viên: “Chuẩn bị chỉ mặt 4 khách tầng 3, phía trong”. Mọi người giữ im lặng, đứng dậy tút tát lại phấn son rồi nhanh chóng chuẩn bị tư thế đón khách.

Theo Công lý

Điện hạt nhân ở Việt Nam : Các trí thức trẻ Nhật Bản muốn ủng hộ Nguyễn Xuân Diện

Từ sáng hôm nay, đến hiện tại (10h30 tối ở Hà Nội), có nhiều thư điện tử của bạn bè tôi ở Nhật Bản gửi đến. Thư bằng tiếng Nhật có, thư bằng tiếng Việt cũng có. Trong số này, có một số liên quan đến vụ anh Nguyễn Xuân Diện được các bác thương binh ghé thăm, ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, vào chiều hôm qua.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gọi tắt là "Viện Hán Nôm", là một cơ sở tàng trữ sách vở và nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam được các học giả trên toàn thế giới biết đến. Đặc biệt là các nhà khoa học Nhật Bản. Hầu như, bất cứ nhà nghiên cứu Việt Nam nào của Nhật Bản đều ít nhất đến Viện Hán Nôm đọc sách một (vài) lần. Có người sang đọc thường xuyên trong nhiều chục năm qua.

1. Ví dụ một thư mới nhận (bằng tiếng Việt không có dấu), như sau, trích đoạn liên quan:

"

 

"

Có thể tạm "dịch" đoạn thư trên như sau:

"Nhưng những việc đó thì mình viết thư để nhờ bạn sau, còn tối nay, vừa rồi mình mở HP của BBC Việt Nam và biết tin anh Diện, viện Hán Nôm. Ở Việt Nam có tin tức về việc này không ??

Anh ấy hoạt động mạnh mẽ để chống việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân hả ??

Rất nhiều người ở Nhật Bản, trong đó đương nhiên có nhà nghiên cứu Việt Nam (trong đó có cả mình), rất phản đối "xuất khẩu" kỹ thuật phát điện hạt nhân.

Mong không có gì xảy ra với anh ấy"

2. Bạn tôi – người viết đoạn thư trên – là một người rất am hiểu về Việt Nam, từng ở Việt Nam rất dài, nói và viết tiếng Việt rất tốt. Trao đổi giữa chúng tôi thường lẫn lộn, lúc bằng tiếng Nhật lúc bằng tiếng Việt. Nhưng may mắn, lần này, bạn viết bằng tiếng Việt (mặc dù không có dấu), tiện lợi biết bao nhiêu, tôi không cần phải dịch nữa.

3. Kể một việc nhỏ tí: Nhà bạn ở Tskuba (thành phố đại học), dù rất xa Fukushima, nhưng từ tháng 3 năm 2011 đến nay, toàn bộ đồ giặt đều phải phơi ở trong nhà. Gia đình bạn không dám phơi quần áo ra ngoài, vì sợ chất phóng xạ sẽ lây nhiễm.

Gia đình bạn có một người làm nghề nghiên cứu vật lí hạt nhân, nên hiểu rất rõ về sự cố Fukushima.

Bản thân người Nhật Bản, như bạn tôi ở trên, đều phản đối việc chính phủ Nhật vẫn đang tìm cách xuất khẩu kĩ thuật phát điện hạt nhân sang các nước nghèo, trong đó có Việt Nam.

4. Viết entry này, để động viện tinh thần anh Diện lúc anh gặp nạn.

Tuy nhiên, cần phải nói rõ điều sau, điều này quan trọng hơn:

–  Về cơ bản, thì tôi phản đối việc vội vã xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam cho bằng được, với bất cứ công nghệ của nước nào (không cứ là Nhật Bản hay Nga),

– Nhưng nội dung bức thư dự định gửi cho thủ tướng Nhật Bản để phản đối, mà anh Diện có đứng làm một trong 3 người chịu trách nhiệm chính, thì hiện nay quá chán ! Nếu bằng nội dung của bức thư đó, tôi nghĩ nó sẽ bị nội các Nhật Bản vứt vào sọt rác. Trình độ viết thư đã kém, mà người đứng tên ở dưới không có uy tín gì về vấn đề điện hạt nhân cả.

– Cần phải viết lại nội dung thư, và người đứng tên ở dưới nên là người có uy tín về điện hạt nhân (chẳng hạn bác Nguyễn Khắc Nhẫn hiện đang ở Pháp). Chỉ nhiệt tình thôi thì không đủ, thậm chí, thành rối ren hay phá hoại.

Các entry liên quan đã đi trên blog này:

Toàn cảnh về siêu động đất ở Nhật Bản (từ ngày 11/3/2011)