Category Archives: Tin tức (du lịch)

Mai Châu bây giờ (tháng 4 năm 2012)

Entry này chỉ đưa ảnh. Cũng chỉ đưa 2 cái mang tính toàn cảnh.

Trên đường dẫn vào Đại học Gia Ứng

 

Phố xá, đèn lồng, vỉa hè cho người đi bộ dưới lòng đường

Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Đang ở Mai Châu (Trung Quốc)

Đang ở Mai Châu (Trung Quốc)

Viết dần dần từ 31/3/2012

Hôm trước, chúng tôi đã ở Mai Châu thuộc Việt Nam (xem lại ở đây).

Bây giờ, chúng tôi đang ở Mai Châu (Meizhou) thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cùng tên Mai Châu, nhưng là hai vùng khác nhau, thuộc về hai đất nước khác nhau.

Mai Châu là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng ở Trung Quốc, và trong cộng đồng người Hoa/gốc Hoa ở trên toàn thế giới. Ở trong nước Trung Quốc, có thể kể đến ông Diệp Kiếm Anh. Ở ngoài nước, có thể kể đến cha con ông Lý Quang Diệu nối đời làm Tổng thống tại Singapo, hay anh em nhà ông Thạc-xỉn làm Thủ tướng ở Thái Lan (vốn là dòng họ Khâu, mà Thạc-xỉn là Khâu Đạt Tân 丘達新, còn cô em gái thì là Khâu Anh Lạc).

Tượng nguyên súy Diệp Kiếm Anh ở trước cồng trưởng Đại học Gia Ứng (Mai Huyện, Mai Châu, Quảng Đông)

Tuy cùng trong một tỉnh Quảng Đông, từ thành phố Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh) đến Mai Châu (nằm giáp tỉnh Phúc Kiến) là khoảng vào 500 km, một quãng đường khá xa, nên hôm trước, chúng tôi đã tính đi bằng xe buýt chạy trong đêm, hoặc ban ngày thì đi máy bay nội địa. Nhưng may mắn, bên Đại học Trung Sơn thịnh tình chu cấp miễn phí cho một chiếc xe 7 chỗ cao gầm, lại điều luôn cho một lái xe quê gốc ở Tứ Xuyên.

Thế là chúng tôi đi. Trên xe gồm ba người Nhật Bản, một người Trung Quốc, và một người Việt Nam.

Xuất phát từ Quảng Châu lúc 9h sáng, có nghỉ lại ăn trưa ở khu vực Hà Nguyên trên đường cao tốc độ một giờ đồng hồ, khoảng 2 giờ chiều thì đến nơi. Vậy là chỉ mất có khoảng 5 tiếng cho 500 km . Đường cao tốc Quảng Châu – Mai Châu quá tốt, không hề có lấy một ổ gà !

Từ Quảng Châu tới Mai Huyện, nên đi bằng gì ?

Entry này muốn được các bác đang ở lâu năm ở Quảng Châu, hay nói rộng là tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), đọc và chỉ dẫn cho, thì tôi vô cùng cảm ơn.

1. Mai Huyện là một cái tên được biết đến nhiều không chỉ ở Trung Quốc. Về mặt địa giới hành chính ngày nay, nó thuộc huyện Mai Châu của tỉnh Quảng Đông.

2. Mai Huyện nổi tiếng bởi nhiều lí do, mà một trong đó, nó là kinh đô của người Khách Gia (Hakka). Vừa là quê hương của người Khách khắp năm châu, trong đó có Việt Nam, đồng thời cũng là ngôi nhà đi về thăm thưởng nghỉ ngơi của họ.

Về người Khách Gia, trên blog tôi, đã từng nói đến ông Hồ Tuấn Hùng – một người Khách Gia hiện đang sống ở Đài Loan, đã cố sống cố chết chứng minh cụ Hồ Chí Minh của Việt Nam là cụ Hồ Tập Chương (trong họ của ông Hồ Tuấn Hùng) cải dạng.

3. Cùng trong tỉnh Quảng Đông, nhưng từ thủ phủ Quảng Châu đến Mai Huyện, là một quãng đường rất xa, mấy trăm km.

Chúng tôi đang dự tính đi từ Quảng Châu đến Mai Huyện bằng xe buýt.

Không biết có cách đi gì tốt và thú vị hơn buýt hay không ?

Thăm Thư viện Quốc hội Nhật tại Kansai (bài Nguyễn Tuấn Cường)

Lời dẫn: Đang ở trên cao nguyên sương khói Mộc Châu, vật lộn với cái rét thấu xương và đường làng trơn tuồn tuột. Ở đúng cái bản mà bác Nguyễn Huy Thiệp đã ngồi sưởi lửa mấy chục năm về trước, tên bản về sau thành tên truyện của bác ấy.

Ra đến chỗ có tiếng ô-tô, thì mừng là vào được mạng. Kiểm tra hộp thư, nhận được đường link từ một ông bạn gửi cho (đường link dẫn đến website của tạp chí Văn hóa Nghệ An). Sở dĩ bạn gửi, vì bảo cuối cái bài này có một chỗ nhắc đến tôi.

Không có gì đặc biệt cả. Tạm lưu về đây thôi, như dạng tin tức.

Nguyễn Tuấn Cường có viết:

"Ngoài ra cũng có một cuốn rất đáng nể là Tóm lược các tài liệu nhân học văn hóa Việt Nam: Điểm nhìn từ Nhật Bản ベトナム文化人類学文献解題―日本からの視点do Suenari Michio 末成道男 chủ biên (trong nhóm làm việc có cả Chu Xuân Giao), in năm 2009. Khá nhiều tài liệu về pháp luật và thể chế chính trị VN (có vẻ người Nhật quan tâm đến vấn đề này để dễ đầu tư vào VN)."

Không rõ là câu tôi đánh dấu màu xanh với câu trên đó có liên quan không, tức là "tài liệu về pháp luật về thể chế chính trị VN" ở câu dưới là có thuộc về tài liệu của cuốn sách nêu ở câu trên hay không ? Nếu là với ý nghĩa đó, tức hai câu liên quan như vậy, thì phỏng đoán của Cường lại không đúng (tức là phỏng đoán sau "có vẻ người Nhật quan tâm đến vấn đề này để dễ đầu tư vào VN"). Còn nếu hai câu không liên quan, thì miễn bàn.

Thật ra, cuốn sách mà bạn Cường nhắc đến là bản đã in sau, in năm 2009. Còn bản in đầu của nó, là bản đã in năm 2007, cũng tại Tokyo, thì là bản có luôn tiếng Việt đi kèm, dạng song ngữ. Tất nhiên tiêu đề tiếng Việt của bản in ấy khác với bản tự dịch của Cường.

Thăm Thư viện Quốc hội Nhật tại Kansai

Nguyễn Tuấn Cường
 
Cả ngày hôm nay đi Kyoto thăm Thư viện Quốc hội Nhật Bản tại Kansai (国立国会図書館関西館), thư viện lớn nhất mà tôi từng đến. Lớn, và rất đẹp! Rất tiếc là bên trong thư viện cấm chụp ảnh, nên những ảnh bên trong thư viện chủ yếu được hạ tải từ Internet, hoặc chụp lại từ các tài liệu giới thiệu.


Lúc đến, do có kế hoạch của Viện Nhật ngữ Kansai, nên nhân viên thư viện đã chuẩn bị mọi thứ để đón tiếp: thẻ quẹt, biển tên từng người, một tập các loại tài liệu giới thiệu và hướng dẫn sử dụng… Họ cử 3 cô hướng dẫn rất chi là nhiệt tình và chuyên nghiệp. Đầu tiên là xem video giới thiệu khoảng 15 phút, rồi chia thành các nhóm để họ dẫn đi giới thiệu về Phòng đọc, đi ăn trưa; rồi thì tài liệu đấy, tự tra, tự đọc… Tổng quỹ thời gian chỉ có 4 giờ đồng hồ. Vậy nên xác định trước là đọc sách thì chẳng được mấy, nên tranh thủ quan sát xem cách tổ chức thư viện của họ thế nào thôi.

日本国際交流基金関西国際センター平成23年度文化学術専門家クラスの国会図書館関西館訪問

Hệ thống Thư viện Quốc hội Nhật Bản (http://www.ndl.go.jp) có 3 nhánh: một nhánh (trung tâm) ở Tokyo (東京本館), một nhánh ở Kyoto (関西館, Quan Tây Quán, là nhánh Kansai mà tôi vừa đến), một nhánh dành riêng cho trẻ em, gọi là "Thư viện Trẻ em Quốc tế" (国際子ども図書館) ở Tokyo.

Thư viện Quốc hội Nhật Bản tại Kansai có tổng diện tích sử dụng khoảng 150.000 m2, trong đó diện tích mặt bằng khu chứa sách là khoảng 80.000 m2, gồm 4 tầng chìm dưới mặt đất. Khu còn lại cũng 4 tầng nhưng ở trên
mặt đất, là khu sự vụ, tổ chức sự kiện, phòng họp, nhà ăn (tầng 4). Đây cũng là một công trình kiến trúc được đánh giá cao tại Nhật Bản.



Ở khu chứa sách, 3 tầng sách bên dưới thì độc giả không được vào. Ở 3 tầng dưới ấy có hệ thống lấy sách tự động, tức là ở khoảng giữa các giá sách cao ngất có một đường ray để cho một cái máy chạy đến, "gắp" đúng quyển sách có kí hiệu theo yêu cầu. Kiểu này nghe nói cũng có ở một số nơi, nhưng tôi chưa từng gặp. Tầng sát mặt đất có Phòng đọc (閱覽室), riêng phòng này rộng 4.500 m2. Trong phòng, tôi đếm được cả thảy 83 dãy giá để tài liệu sách. Sách trong phòng này là đọc tự do, còn những tài liệu quý hoặc cũ lưu ở 3 tầng bên dưới thì đăng kí sẽ được mượn. Số ghế chỗ ngồi đọc thì thú thật là tôi không có thời gian để đếm, hix, chỉ biết là rất nhiều và rất… xịn. Hệ thống máy đọc microfilm, máy phóng to (trong trường hợp chữ quá nhỏ)… được trang bị rất hoành tráng. Giá photo một trang tài liệu là 15 yen (~ 4.000 VND) nếu mình tự sử dụng được máy photo ở đó, thêm 5 yen nữa nếu nhờ nhân viên thư viện photo giúp.



Về số lượng tài liệu, sách tiếng Nhật có 1.127.000 cuốn, sách tiếng nước ngoài có 63.000 cuốn; tạp chí và báo tiếng Nhật có 46.200 tít, tiếng nước ngoài có 45.000 tít; luận án TS tại Nhật có 532.000 cuốn, luận án TS nước ngoài có 470.000 cuốn. Riêng tư liệu bằng các thứ tiếng châu Á thì có 335.000 cuốn sách, 8.400 tên tạp chí và báo. Ấn tượng nhất với tôi ở đây là kho báo cũ, cực kì hoành tráng, đẹp và đều tăm tắp, đóng thành từng tập chắc chắn. Nghĩ đến kho báo cũ Saigon thiếu nham thiếu nhở ở thư viện Quốc gia và thư viện Quân đội tại Hà Nội mà thấy buồn…


Vì không có nhiều thời gian, nên sau khi đi xem quanh một lượt, tôi dừng lại ở chỗ tài liệu về Việt Nam, chủ yếu bằng tiếng Việt, Nhật, Anh, Pháp. Đập ngay vào mắt là cuốn Sự thành lập và biến đổi của quốc gia Đại Việt thời trung thế 中世大越国家の成立と変容 của Momoki Shiro 桃木至朗 vừa được Hội xuất bản Đại học Osaka 大阪大学出版会 in tháng 2/2011, 470 trang khổ lớn trông rất c
ường tráng. Ngoài ra cũng có một cuốn rất đáng nể là Tóm lược các tài liệu nhân học văn hóa Việt Nam: Điểm nhìn từ Nhật Bản
ベトナム文化人類学文献解題―日本からの視点do Suenari Michio 末成道男 chủ biên (trong nhóm làm việc có cả Chu Xuân Giao), in năm 2009. Khá nhiều tài liệu về pháp luật và thể chế chính trị VN (có vẻ người Nhật quan tâm đến vấn đề này để dễ đầu tư vào VN). Về Vietnam War thì có 5 bộ từ điển khác nhau về Vietnam War bằng tiếng Anh, 2 bộ tiếng Nhật, đấy là chỉ tính từ điển thôi.


Ở đây, tôi tìm được 3 bản dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du ra tiếng Nhật. Một bản nhan đề Kim Vân Kiều Tân Truyện 『金雲翹新伝』 do Takeuchi Yonosuke 竹内与之助 dịch in năm Chiêu Hòa 60 (1984), 186 trang, là bản dịch gọn lại của bản dịch đã in năm 1975 của cùng dịch giả. Bản thứ hai nhan đề Kim Vân Kiều 金雲翹, do Akiyama Tokio 秋山時夫 dịch, NXB Kodansha 講談社 in năm 1996, 228 trang. Bản thứ ba nhan đề Truyện Thúy Kiều トゥイ・キォウの物語, do Sato Seiji 佐藤清二 và Kuroda Yoshiko 黒田佳子 dịch, NXB Kibito 吉備人 in năm 2005, 252 trang, dịch từ bản tiếng Anh của Lê Xuân Thủy. Thông tin này cũng bổ sung cho bài viết trước đây của Đoàn Lê Giang về việc dịch Truyện Kiều tại Nhật thời kì "hậu Takeuchi". Vậy là còn bản dịch của Komatsu Kiyoshi 小松 清 năm 1942 (dịch từ tiếng Pháp) là tôi chưa được sờ vào 🙂

Một chuyến đi hữu ích trong 1 ngày toàn số "1" (2011/11/11)! Tiếc là thời gian hơi ít nên chưa quan sát được nhiều.

Nguồn:nguyentuancuonghn blogspost

Ngô Quyền ở Đường Lâm : Thanh Nghệ hay Sơn Tây – 2 (làng cổ khổ dân)

Lời dẫn: Bài dưới đây, mới thấy trên tờ Đất Việt. Từ mấy năm nay, tôi đã nghe dư luận nói về việc làng cổ chỉ tổ khổ dân.

Một làng có những hai vua : Phùng Hưng, Ngô Quyền.

Mấy cái làng ở Hà Nội tôi gắn bó cũng thờ hai vị vua. Trong khoảng hơn 20 năm gắn bó này, có những năm tôi đã theo xe của dân làng lên Đường Lâm làm lễ khấn thỉnh anh linh các vị (vì các làng ở Hà Nội là nơi thờ vọng, dân chúng phải trở về Đường Lâm để kêu các ngài — Đường Lâm được xem là nơi thờ chính các ngài).

Đường bê tông ở làng cổ Đường Lâm: Mặc áo tứ thân đeo cà vạt !
 
Cập nhật lúc :2:01 PM, 28/11/2011
 
(ĐVO) Bất chấp những quy định về bảo tồn làng cổ, một con đường bê tông trắng toát đã xuyên qua vùng trung tâm của làng cổ Đường Lâm.

>> Làng cổ Đông Ngạc
>> Di tích chùa Cầu kêu cứu

>> Gò Đống Thây… ‘phơi thây’?

Cách Hà Nội 50km, Đường Lâm (thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi làng cổ nổi tiếng cả nước với hàng trăm ngôi nhà làm bằng đá ong cùng nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác. Để bảo tồn ngôi làng này, chính quyền thị xã Sơn Tây đã quy định quy định người dân không được phép xây nhà hai tầng, vật liệu xây dựng không được dùng bê tông, mái tôn… trong phạm vi làng cổ.

Thế nhưng, một con đường bê tông vừa được thi công đã xuyên thẳng vào trung tâm của ngôi làng cổ kính này. Đó là con đường nối các di tích quan trọng bậc nhất của làng cổ Đường Lâm, bao gồm cổng làng, đình Mông Phụ và chùa Mía.

Theo ghi nhận của Đất Việt, con đường bê tông từ đình Mông Phụ đến chùa Mía đã được hoàn thành, còn con đường từ cổng làng đến đình Mông Phụ đang được tiến hành dở dang. Nhiều đường nhánh thông ra con đường này là đường lát gạch theo kiểu cũ.

Có thể dễ dàng nhận thấy màu trắng toát của con đường bê tông mới không ăn nhập gì với dáng vẻ cổ kính, trầm mặc của những con đường gạch cũ và những ngôi nhà làm bằng đá ong.

Trao đổi với Đất Việt, ông Phan Văn Liêm, thành viên Ban quản lý di tích đình Mông Phụ, cho biết: “Con đường cũ nối từ cổng làng tới đình Mông Phụ và chùa Mía vốn là đường đất, đã xuống cấp khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Làm lại con đường này để phát triển du lịch là điều bắt buộc. Tuy nhiên, do không đủ kinh phí nên phải làm đường bê tông chứ không làm đường lát gạch nghiêng theo kiểu cổ được”.

Trong khi đó, ông Phan Văn Hòa, Phó chủ tịch xã Đường Lâm, khẳng định: "Ở làng cổ Đường Lâm, đường đi được quy định chỉ lát gạch nghiêng cho hòa hợp với không gian kiến trúc cổ. Nhưng dự án làm đường này đã được phê duyệt từ nhiệm kỳ lãnh đạo trước, đội ngũ lãnh đạo mới hiện nay của xã Đường Lâm không thể thay đổi được".

Một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận:

Con đường bê tông màu trắng hiện ra sau chiếc cổng nổi tiếng của làng cổ Đường Lâm.

Đoạn đường từ cổng làng đến đình Mông Phụ ngổn ngang do việc thi công đang dang dở.

Nền đường cũ là đường đất, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại vào những ngày mưa.
Và nó đang bị thay thế bằng con đường bê tông mới toanh.

Cống thoát nước hai bên đường được đậy bằng những nắp bê tông khá thô thiển.

Nhiều đường nhánh thông ra con đường này là đường lát gạch theo kiểu cũ.

Dễ dàng nhận thấy màu trắng toát của con đường bê tông mới không ăn nhập gì với dáng vẻ cổ kính, trầm mặc của những con đường gạch cũ và những ngôi nhà làm bằng đá ong.

Không như đường bê tông, đường gạch tỏ ra rất hòa hợp với sắc màu của những ngôi nhà đá ong.

Nhiều con đường trong làng đã được lát gạch bằng sự đóng góp của dân làng, nhưng con đường được thực hiện bằng kinh phí nhà nước lại không được như vậy.

Tổng số vốn để làm con đường tại Đường Lâm lên tới hơn 5 tỉ đồng với chiều dài 2km. Nguồn vốn này được cấp bởi UBND TP Hà Nội, thị xã Sơn Tây và UBND xã Đường Lâm. UBND xã Đường Lâm trực tiếp giám việc thi công con đường.

 

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam; đã trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao
bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19/5/2006.

Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn… Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Ngô Quyền ở Đường Lâm : Thanh Nghệ hay Sơn Tây – 2 (làng cổ khổ dân)

Ngô Quyền ở Đường Lâm : Thanh Nghệ hay Sơn Tây ? – 1 (bài nhóm Trần Trọng Dương)

Xem câu đối cụ Vũ Khiêu viết cho đền thờ cụ Nguyễn Công Trứ

Giáo sư Vũ Khiêu (nguồn)

Chúng tôi thẳng tiến theo trục đường 10 như đã nói ở entry trước.

Tới các điểm di tích thờ cụ Nguyễn Công Trứ, thấy có một số hoành phi và câu đối được cho biết là tác phẩm của cụ Vũ Khiêu. Cụ Vũ Khiêu chỉ cho chữ (chắc là ở dạng âm Nôm hay âm Hán Việt là chính), người ta mang âm-chữ ấy đi nhờ người giỏi chữ viết ra chữ (hoặc Hán hoặc Nôm), rồi lại nhờ thợ khắc lên gỗ.

Tôi đã nghe trong lần này, và nhiều lần trước, về những dật thoại liên quan đến việc xin chữ của cụ Vũ Khiêu. Người kể với ý khen, người kể với ý chê, thiên hạ xưa nay vẫn thế mà, khen che là lẽ tất nhiên. Tôi nghe bằng tai khách quan, không thiên không lệch. Điều quan trọng với tôi là sản phẩm thực ấy như thế nào.

Bây giờ, xin đưa lên đây một đôi câu đối. Nó là như thế này:

Vế thứ nhất

 

Vế thứ hai

(da chinh li) Cau doi cu Vu Khieu 02.jpg

 

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Xem câu đối cụ Vũ Khiêu viết cho đền thờ cụ Nguyễn Công Trứ

Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh được trùng tu theo kiểu lạ (bài cũ năm 2008)

Dọc theo đường 10, đi thăm nhà cũ và công trường của cụ Nguyễn Công Trứ

Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh được trùng tu theo kiểu lạ (bài cũ năm 2008)

Lời dẫn: Đây là một bài báo cũ trên Tuổi Trẻ. Tôi đăng lại ở đây nhân trong chuyến đang đi khảo sát về các di tích thờ cụ Nguyễn Công Trứ.

Thứ Hai, 12/05/2008, 02:30 (GMT+7)

Xóa hồn di tích

Nhà thờ mới khác hẳn và thấp hơn nhà thờ cũ

TT – Nhiều người am hiểu công việc tôn tạo di tích hết sức bất ngờ khi thấy di tích văn hóa lịch sử quốc gia – đền thờ và lăng mộ của doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (1778-1858) ở Hà Tĩnh được hạ xuống để làm mới 100%. Hơn thế nữa, mức độ làm mới đáng sợ đến nỗi người ta thẳng tay loại bỏ nhiều hiện vật quí khiến di tích mất hết hồn vía của thời gian và lịch sử.

Cán bộ khen, dân buồn

Sáng 7-5, khi được hỏi về kết quả dự án "tôn tạo khu lưu niệm Nguyễn Công Trứ" tại thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Hồng Hải – phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Tĩnh, đại diện chủ đầu tư, người trực tiếp chỉ đạo hoạt động của ban dự án và quá trình thực hiện dự án – nói ngay: "Dư luận đánh giá dự án thành công rất tốt đẹp". Với tư cách cá nhân, ông Hải cũng nhận xét kết quả dự án là "được".

Vậy nhưng ông Nguyễn Công Tuấn – 58 tuổi, cháu trực hệ đời thứ năm của danh nhân Nguyễn Công Trứ, người coi sóc từ đường nhiều năm nay – lại lộ vẻ buồn rầu: "Tôi không hề được ban dự án mời bàn thảo một việc gì trước khi hạ giải nhà thờ để xây mới". Ông đưa ra những dẫn chứng: "Trước khi hạ giải, nhà thờ vẫn còn vững chãi với tường xây xung quanh và ba gian gỗ lim, cửa lim khá đẹp. Thế nhưng toàn bộ đồ gỗ dỡ xuống bị đội thi công của ông Nguyễn Duy Hải thuộc Công ty Tu bổ di tích & thiết bị văn hóa trung ương (Bộ VH-TT) – đơn vị trúng thầu – vứt bỏ bừa bãi giữa mưa nắng. Khi thấy ông Hải dùng gỗ làm cột chống côppha, tôi hoảng quá nhưng can ngăn thế nào cũng không được, xót lắm".

Ông Nguyễn Công Tuấn thẫn thờ trước đống gỗ nhà thờ phơi nắng mưa

 

 

 

 

Chỉ tay lên phía nóc nhà thờ, ông Tuấn tiếc nuối: "Độ cao nhà thờ mới này thấp thua nhà thờ cũ khoảng 1/3. Trong nhà thờ có bảy đôi câu đối (ba đôi khắc gỗ, bốn đôi viết vào tường, nét chữ đều, rất đẹp) của các đời vua Minh Mạng, Tự Đức, Thiệu Trị ban tặng nay chỉ còn hai câu".

Ngừng giây lát, ông Tuấn đọc một trong số những câu đối (đã mất) do vua Thiệu Trị ban tặng Nguyễn Công Trứ: "Sinh vi lương tướng, tử vi thần/Công tại quận triều, danh tại sử" (dịch nghĩa là: "Khi sống làm tướng văn, tướng võ, khi chết là thần thánh. Công lao thì ở triều đình, còn danh tiếng do sử sách ghi lại").

Ông Tuấn liệt kê tiếp: "Bức đại tự do vua phong gồm bốn câu chữ Hán – "thọ tường tử từ" treo chính diện chắn mái cũng bị họ dỡ xuống. Trên đỉnh đại tự có bức quấn thư đắp nổi khá đẹp, bên trái có thanh gươm, bên phải là ngọn bút, mặt chính khắc ba chữ "Trần Lưu Quận" và ba bức hoành phi trước ba cửa ra vào, bức giữa ghi câu "Nguyễn Công từ đường", bức trái ghi câu "Ích quốc lợi dân", bức phải ghi câu "Chí công vô tư” nay cũng biến mất. Ba câu đối còn lại trong nhà thờ thì có một câu được làm mới hoàn toàn nhưng nội dung lại y hệt một câu đối cũ mộc mạc đang treo song song. Không hiểu họ làm thừa ra như thế để làm gì nếu không nói là vừa tốn tiền của Nhà nước vừa treo chật nhà thờ…".

Từ đống gỗ đổ nát nằm phơi nắng, ông Tuấn dẫn tôi đến nhà bia dẫn tích nằm phía cuối nhà thờ, giới thiệu: "Nhà bia do Hội Việt kiều Đan Mạch tài trợ xây dựng cách đây 10 năm. Nhà bia này cũng được tháo dỡ, chuyển từ phía trước nhà thờ vào phía sau. Trước đây, bốn mặt bia được khắc bốn loại chữ Việt – Hán – Anh – Pháp; đến khi làm mới chỉ còn hai mặt bia khắc hai loại chữ Việt – Hán, nhưng mặt bia chữ Hán có nhiều lỗi do khắc sai. Hai mặt bia còn lại hiện đang bỏ trống. Nói chuyện về bia, ông Tuấn lại buồn rầu: "Khi tôn tạo khu vực lăng mộ, không hiểu sao họ loại thải bia mộ cụ Nguyễn Công Trứ ra ngoài bãi cỏ. Tôi xin đưa vào cất nhưng ông Nguyễn Duy Hải không cho, mãi về sau tôi mới tìm cách đưa được vào trong nhà thờ cất giữ đến nay".

Do… bận họp và bận học

Nhà thờ Nguyễn Công Trứ khi chưa tháo dỡ

Tất cả câu chuyện nêu trên ông Võ Hồng Hải không hề biết. Thậm chí, ông không hay biết ngôi nhà thờ trước khi tháo dỡ có mấy cột, làm bằng loại gỗ gì bởi khi ông nói gỗ lim, khi nói gỗ thường và "sau khi hạ giải đã giao cho người cất giữ cẩn thận". Với câu đối – một phần linh hồn của di tích, ông không biết trong nhà thờ có bao nhiêu câu đối, câu nào còn, câu nào mất. Ông lý giải: "Tôi đã giao cho anh Nguyễn Trí Sơn – phó trưởng ban dự án – quản lý khâu này nhưng hiện anh Sơn đang bận họp, hẹn trả lời sau".

Với bức đại tự và tấm bia mộ bị loại bỏ, ông Hải điện thoại các nơi mới biết số phận hiện nay của chúng và giải thích "do không đồng bộ với thiết kế nên không đưa vào". Còn bia dẫn tích, ông cho rằng bia mới không cần khắc đầy đủ như bia cũ mà chỉ khắc chữ Việt và chữ Hán là được. Vả lại "dự án chỉ phê duyệt từng ấy". Riêng việc làm dư thừa một câu đối màu mè sặc sỡ với giá gần 30 triệu đồng và phục chế bức đại tự gần 23 triệu đồng, ông mới chịu thừa nhận
"để xem xét lại". Sau buổi gặp, ông Hải nói: "Dự án chỉ có vài chi tiết sai vậy thôi. Khiếm khuyết này là do tôi bận đi học nên không kiểm soát được".

Theo điều tra của chúng tôi, do những dư luận về thực tế nêu trên đã khiến dự án tuy đã bàn giao tháng 10-2007 nhưng đến nay vẫn chưa thể quyết toán được.

Năm 1861, nhà thờ Nguyễn Công Trứ được dựng lên tại làng Uy Viễn, nay là thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Năm 1936, nhà thờ được làm lại lần hai. Nhà thờ được Bộ VH-TT công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia năm 1991. Tháng 12-2005, Bộ VH-TT cho phép UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện dự án bảo tồn, tôn tạo di tích nhà thờ Nguyễn Công Trứ. Tổng mức đầu tư dự án là 5,952 tỉ đồng.

VŨ TOÀN

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh được trùng tu theo kiểu lạ (bài cũ năm 2008)

Dọc theo đường 10, đi thăm nhà cũ và công trường của cụ Nguyễn Công Trứ

Đông trùng hạ thảo bày bán trong làng nhỏ Tây Tạng (18/6, Người Tình Trắng)

Lời dẫn: Người Tình Trắng vẫn đang lãng du ở vùng văn hóa Tây Tạng thuộc tỉnh Cam Túc.

Trong entry vừa đưa lên ngày 18/6/2011, NTT vẫn không quên các độc giả Việt Nam của blog cô qua lời nhắn quen thuộc:

"to dearest Vietnamese friends

Here is short cut to page of Maripo Report.

(Border town between Vietnam and China)".

 

Tôi thì thích những tấm ảnh sau, cùng lời chú thích của cô.

f:id:ekobiiki:20110618123237j:image

Những món hàng thường thấy bán trên con đường trong thôn là giày

村の路上でよく売られているもの靴とチベット高原ヒマラヤ地方の

f:id:ekobiiki:20110618094546j:image

và Đông trùng hạ thảo được trồng ở vùng núi thuộc Cao nguyên Tây Tạng và Hi-mã-lạp-sơn

高山地帯に分布する冬虫夏草

f:id:ekobiiki:20110618094547j:image

Đông trùng hạ thảo

Các entry liên quan đã đi trên blog này:

Tổng quan: Tư liệu trận chiến Lão Sơn năm 1984 của anh Hà Minh Thành

Người Tình Trắng và những nhà sư Tây Tạng tạm cởi bỏ áo nâu

Hôm nay, ngày 6/6/2011, Người Tình Trắng đang du ngoạn ở vùng văn hóa Tây Tạng (thuộc huyện Hạ Hà, tỉnh Cam Túc).

Mở đầu entry, chị vẫn gửi thông điệp đến các bạn Việt Nam:

"to dearest Vietnamese friends

Here is short cut to page of Maripo Report.

(Border town between Vietnam and China)"

 

Điều này chứng tỏ NTT vẫn đang rất quan tâm đến Việt Nam trong liên đới với thị trấn vùng biên Maripo. Cũng có thể phỏng đoán: đang có nhiều truy cập tới blog của chị từ Việt Nam.

 

Đây là chân dung của NTT (chị tự điểm họa để tạm chưa lộ diện):

f:id:ekobiiki:20110606203855j:image

 

Tôi thấy thích một bức ảnh sau kèm lời chú thích của chị:

f:id:ekobiiki:20110606024612j:image

そんな彼らも 僧衣を脱ぎ捨て楽しむ時間が

Ngay cả các nhà sư, cũng có những khoảnh khắc thảnh thơi khi đã tạm vứt bỏ tăng y sang một bên

 

 

f:id:ekobiiki:20110606035033j:image

Giao bình: Còn đây, khi đủ áo !

f:id:ekobiiki:20110606112609j:image

Giao bình: Đủ áo, đủ quần, và đang tu hành !

 

Các entry liên quan đã đi trên blog này:

Tổng quan: Tư liệu trận chiến Lão Sơn năm 1984 của anh Hà Minh Thành

Người Tình Trắng và những nhà sư Tây Tạng tạm cởi bỏ áo nâu

Bình luận của bác Đông A (31/5/2011) về việc trang của bác Nguyễn Xuân Diện bị xóa ?

Người Tình Trắng mở lại blog (30/5/2011) !

Chuẩn bị đi đền Trần (Thái Bình), đọc chơi về một món nhậu mới và quái !

Ảnh: Đền Trần ở Thái Bình (thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

 

Lời dẫn: Lâu rồi, hàng nửa năm về trước, trên blog này, tôi đã viết loạt entry về chiếc ấn đền Trần ở Nam Định (có thể xem lại ở đây). Chủ đề ấy đang ngưng lại ở kì 6 với việc chúng tôi trực tiếp về đến Trần (Nam Định).

Hôm đó, đã dự tính là sang luôn đền Trần bên Thái Bình. Nhưng cuối cùng, không còn thời gian ! Cả một ngày ở Nam Định cũng không đủ, nữa là.

Trong tuần này, chúng tôi sẽ về đền Trần ở Thái Bình. Tất nhiên, không phải để khảo cái ấn Trần ở đó (công việc đó đã được bác Trường Phong giải quyết thấu đáo rồi).

Đương lúc chuẩn bị, thấy trên tờ báo của ông bạn một bài về món tiết canh ăn lấy may ở thành phố Thái Bình hiện nay.

Xem ra, dân làng Bo và dân Bồ Xuyên (liên bang Túc) chúng tôi chưa hề có kí ức về cái món nhậu này, nó mới và quái ! Nó hình như vừa mới được sinh ra gần đây thì phải !

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

 

Tìm “đỏ” ngày đầu tháng

 

Trần Ninh Thụy  (25/11/2010 12:00)

 

Về đến thành phố Thái Bình lúc 7 giờ, muốn mời một ông bạn trong Hội VHNT tỉnh đi ăn sáng, tôi tạt vào bên đường và rút điện thoại. Đầu bên kia, tiếng ông bạn vốn nổi tiếng là người ham chén (nhậu) reo vang:

Hay lắm. Đến ngay phố ND.

Rất nhiều thành phố, kể cả thủ đô Hà Nội, có đường ND, mà phần đông là phố lớn, đường to. Riêng thành phố Thái Bình quê tôi, phố ND chỉ độ vài ba trăm mét, đường rộng chừng hơn ba mét. Theo lời bạn, tôi tìm đến nơi. Trời ơi, sao mà đông thế.

Cái quán “Tiết canh ngan, bún ngan, miến ngan” này đã mấy lần tôi đi qua, thấy chỉ lèo tèo dăm ba người ăn, nhưng hôm nay, có đến một phần ba chiều dài của vỉa hè bên đối diện được nhà quán trưng dụng làm chỗ gửi xe, còn bên này, tức là bên có quán, thì trong cái quán chỉ độ 20 thước vuông, trừ chỗ đặt bếp và nơi làm bún làm miến mất chừng dăm mét, nay đã chen chân không lọt rồi, còn thêm cả chục cái bàn tràn ra vỉa hè nữa, bàn nào bàn nấy cũng đã kín người.

Tưởng hôm nay nhà hàng có đám, tôi đang ngần ngừ không dám vào thì từ một cái bàn ở vỉa hè, ông bạn đã nhìn thấy, rối rít vẫy tay:

– Gửi xe đi, vào đây, vào đây…

Mất đến mươi phút mới lách được xe mình vào cái bãi xe dầy đặc bên kia đường, tôi quay vào bàn, ông bạn tôi và 4 ông nữa đã có vẻ sốt ruột, trên bàn đã có sáu bát tiết canh đỏ tươi, trên mỗi bát rải hai miếng gan ngan màu vàng nhạt và mấy ngọn húng xanh ngát, rồi chai rượu, đĩa lạc, bát ớt, đĩa chanh, cái bánh đa vừng. Bạn tôi hạ chân khỏi cái ghế ông đang gác:

– Tôi phải gác chân thế này mới giữ được cái ghế cho ông. Hôm nay, ghế ở quán tiết canh còn đắt hơn ghế quan chức đấy. Ngồi đi, ngồi đi. Nghe tin ông về, tôi rủ thêm mấy anh em trong Hội đến chiêu đãi ông. Đây là nhà văn X. Đây là họa sỹ Y…

Phút làm quen chóng vánh. Nhà văn X. nhanh nhẩu rót rượu. Còn tôi, không bỏ lỡ dịp, thở ngay ra cái thắc mắc của mình:

– Sao hôm nay quán đông khiếp thế?

– Ông không biết hôm nay là ngày gì à?

– Nào tôi có để ý ngày tháng…

– Hôm nay mùng một. Mùng một âm lịch, ông hiểu chưa. Mùng một, nên người ta đi ăn tiết canh lấy “đỏ”. Những quán tiết canh, cả tháng chỉ trông vào ngày này đấy thôi. Một ngày bằng vài chục ngày khác. Nào, chúng ta cũng lấy “đỏ” đi.

Như mây bay gió cuốn, phút chốc năm ông bạn của tôi mỗi ông đã làm vợi đi một nửa bát tiết canh với vài chén rượu. Của đáng tội, thế là họ đã từ tốn lắm, bởi bát dùng đánh tiết canh là loại bát đựng nước chấm. Trong các bữa tiệc, mà lượng hàng trong đó chỉ chừng hai phần ba, người bạo ăn chỉ vét một thìa là nhẵn. Thấy ông bạn gọi tiếp, tôi can:

– Chén hết hãy gọi.

– Ông thật là thiếu kinh nghiệm. Quán đông, phải gọi sớm thế để hết bát này là có bát khác ngay. Chứ ăn xong mới gọi, thì có mà chờ mốc mép. Kìa sao ông không dùng?

– Tôi bị tiểu đường, phải kiêng, đang phân vân không biết thứ này có nằm trong danh mục kiêng không?

– Ôi dào, kiêng với chả khem. Không ăn, cả tháng mất mẹ nó cái “đỏ” mất.

Lên đền, xuống phủ ngày rằm, ngày mùng một hàng tháng để xì xụp khấn vái. Xin lộc đầu xuân. Nháo nhào cướp cho được một miếng lụa đóng ấn ở đền Trần (Thái Bình), dù biết chắc ấn ấy là ấn rởm… rồi thì xơi chất đỏ ngày mùng một để lấy “đỏ”, và ngày mùng một mà “đỏ” thì cả tháng sẽ “đỏ”. Chà, cái lý luận này, sao nghe hệt như kiểu lý luận “ăn tim bổ tim, ăn cật bổ cật, tóm lại là… ăn gì bổ nấy” của mấy anh đồ tể, hay uống rượu ngâm dái dê, uống rượu ngâm chim chó thì cái “khoản kia” sẽ khỏe như dê, như… chó của những anh lang băm.

Rất nhiều người không bỏ bữa tiết canh sáng mùng một (âm) hàng tháng, cũng như rất nhiều người kiên quyết không trả nợ vào ngày mùng một hàng tháng, vì rằng ngày đầu tháng đã “tán tài” thì cả tháng ấy cũng “tán tài” theo. Càng ngày người ta càng tin vào nhiều thứ, với một niềm tin hết sức dung tục, ngây thơ, chả có lấy một ly cơ sở khoa học nào.

 Thảo nào mà mỗi ngày mùng một, một cái quán tiết canh nhỏ tý xíu trong cái góc phố nhỏ tý xíu này, người cũng đông như hội vậy. Nhìn xung quanh, thấy bàn nào bàn nấy cứ chén rào rào, tiếng gọi tiết cứ ơi ới như gọi đò phiên chợ Tết. Năm sáu cô nhận viên chạy bàn (ngày thường chỉ một cô) chân không bén đất, chỗ rửa bát, hai bà nạ dòng mứa tay không nghỉ, chồng bát chồng đĩa chưa kịp tráng, chưa kịp lau đã bị rinh đi.

 Chỗ chế biến, đánh tiết canh, ba ông múa tay còn dẻo gấp bội, ông băm nhân, ông lấy thìa xúc nhân đổ vào bát, ông pha tiết ngoáy tiết đổ vào bát nhân…Người vào người ra không lúc nào ngớt, có ông vào quán, phải đứng đến vài chục phút đằng sau một người ăn, chờ người đó đứng lên mới có ghế.

Những ông đến trước, để xe phía trong, giờ ăn xong không sao lấy được xe ra nữa vì lớp xe khác đã để tràn phía ngoài, cứ gắt ngậu xị lên, khiến mấy thanh niên coi xe vã mồ hôi vì phải dắt cái này dịch ra, cái kia lách vào, thế mà người và xe vẫn còn rồng rắn kéo đến.

Đi tìm “đỏ” ngày mùng một, hiển nhiên là có đủ hạng người: ông chủ doanh nghiệp hy vọng sau mấy bát “đỏ”, trong tháng sẽ kiếm được cái hợp đồng hay kiếm được một manh mối làm ăn; ông công chức hy vọng trong tháng, có thêm nhiều thằng dân đem đầu đến công sở hay đến nhà riêng nhờ cậy, qua đó có thể bóp nặn thêm được số tiền bằng dăm suất lương nữa; cô ca ve sau khi quẹt mỏ bằng vài bát tiết canh, hy vọng cả tháng sẽ “đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu”; đám cờ bạc từ quán tiết canh ra là đến thẳng nơi nhóm họp, mở bát vài cái hay làm mươi ván “phỏm”; dân mê đề xơi tiết canh xong, tạt ngay sang quán nước gần đó làm vài “con”…

Chả biết bao nhiêu người nhờ tiết canh mà trong tháng gặp vận đỏ thực sự, chỉ nhà hàng là vớ bẫm. Nhìn lượng người ăn, tôi đoán chỉ riêng mấy tiếng đồng hồ buổi sáng nay thôi, nhà hàng phải “xuất xưởng” ít nhất ngàn bát tiết, mỗi bát mười ngàn, kèm thêm không biết bao nhiêu là rượu, bún phở và cấc đồ nhắm khác. Mà… tiết đâu sao lắm thế nhỉ? Tôi nêu thắc mắc của mình với một ông ngồi cạnh, sau khi đã “lấy đỏ” xong, tạt sang quán nước cạnh đấy làm điếu thuốc lào. Chọn hai “con đề” xong, ông mới đáp:

– Có cầu là có cung, lo gì. Một phần là tiết những con ngan do quán tự mổ, một nguồn từ ngoài đến. Họ hợp đồng với những quầy giết mổ ngan, bán ngan làm sẵn ở các chợ, cứ đêm ba mươi hàng tháng thì hãm tiết lại, tảng sáng đem cho họ…

– Thế tiết ấy có được cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm kiểm tra không?

– Cái đó thì có mà…giời biết.