Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 19

Quá trình xác định chủ nhân ngôi mộ, là Triệu Hồ tức Triệu Văn Đế, của những nhà khảo cổ Trung Quốc trực tiếp khai quật năm 1983 — ý nghĩa của việc tìm thấy ấn vàng và ấn ngọc cùng những di vật liên quan khác

Phần 2: Sự xuất hiện đúng lúc của chiếc ấn bằng vàng, và kết luận của nhóm khai quật

0 – Như đã nói ở kì 18, sau 3 tháng khai quật liên tục, đoàn khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa biết đích xác chủ nhân ngôi mộ là ai. Người mặc áo ngọc đó là ai nhỉ ?

Sự xuất hiện của chiếc ấn ngọc khắc 2 chữ triện Triệu M 赵眜 cứ tưởng là có ý nghĩa quyết định, nhưng không phải. Ngay cả khi đã có được nó, rồi lại thêm cả chiếc ấn ghi rõ 2 chữ đế ấn 帝印 ấn của vua – mà người ta vẫn phải đoán già đoán non: rõ là vua nhà Triệu rồi, nhưng Triệu M có phải hay không phải một đời nữa thêm ra so với 5 đời ghi trong Sử kí.

Thế là, từ chỗ không biết Triệu M là ai, người ta bắt đầu nghi ngờ Tư Mã Thiên. Rằng, có thể chàng Tư Mã này đã ghi lọt lưới mất hẳn một đời vua của người ta. Rằng, rất có thể, Triệu M là con trai kế vị của Triệu Đà, sau vị này rồi mới đến lượt Triệu Hồ được ghi trong Sử kí. Tức là, sẽ có một thế thứ mới: Triệu ĐàTriệu MTriệu Hồ —–. Tất cả phải là 6 đời, chứ không phải 5.

Sự xuất hiện của chiếc ấn vàng như kể sau đây sẽ làm tiêu tan những đoán già đoán non ấy.

Nhưng, hết cái đoán già đoán non này, thì lại có ra cái đoán già đoán non mới.

Lời phiếm bình của Giao tôi: chung qui lại, nghiên cứu lịch sử với nghĩa rộng nhất, có lẽ chỉ là công việc liên tục đưa ra những đoán già đoán non. Hiểu được ý nghĩa này của công việc nghiên cứu lịch sử, chúng ta sẽ thấy không còn ranh giới giữa nghiên cứu chuyên nghiệp và nghiên cứu nghiệp dư nữa, để tránh được những kì thị vô lí về mặt tri thức. Có khi nghiên cứu chuyên nghiệp cả đời, chỉ là mang tiếng thế, mà chẳng có mảy may một đoán già đoán non nào; còn, lại có khi, nghiên cứu nghiệp dư, tuy có khi vô bằng cứ, mà cứ liên tục đưa ra được những đoán già đoán non động trời. Các ngài ạ, chính việc liên tục đoán già đoán non ấy là lịch sử, chúng ta đang viết ra lịch sử bằng chính sự tưởng tượng cúa chúng ta.

1 – Bây giờ, trở lại với ngôi mộ của Triệu M, bằng việc nghe bác Hoàng Viểu Chương kể lại tình tiết đoàn khảo cổ Trung Quốc tìm được chiếc ấn vàng.

Về bác Hoàng Viểu Chương này, ở kì trước đã có giới thiệu. Bạn nào đã ghé thăm ngôi mộ Triệu M ở Quảng Châu, chịu khó quan sát hay hỏi, người của bảo tàng sẽ chỉ cho xem ảnh của bác Viểu Chương.

2 – Viểu Chương kể rằng, đến nay – năm 2003 – bác ấy vẫn nhớ như in sự kiện quan trọng vào khoảng 5 h chiều ngày 22 tháng 9 năm 1983. Nó diễn ra như một màn kịch vậy. Đó là sự kiện đoàn khai quật tìm ra được một vật phát ánh vàng lấp lánh nằm ở khoảng ức của chủ nhân ngôi mộ.

Một cán bộ khảo cổ trong đoàn cẩn thận lau những vết sơn màu hồng nhạt còn lưu lại, làm sạch bùn đất bám xung quanh, và trước mắt hiện ra là: một con rồng vàng phát ánh vàng ngồi trên một chiếc đế vuông. "Ái chà, một chiếc ấn vàng có nắm rồng đây rồi ! – 啊!一枚龙钮金印!" — một vị không nén được xúc động đã thốt lên.

Viểu Chương nói: ấn vàng 金印 vốn là báu vật quí hiếm, hơn nữa, ấn vàng có nắm cầm hình rồng 龙钮金印 thì chưa từng thấy trong các ngôi mộ đời Hán 汉墓 trên toàn quốc.

Lúc bấy giờ, Viểu Chương hồi hộp lắm. Còn vị vừa reo lên ở trên thì lao đến, hấp tấp định lấy chiếc ấn lên !!! Ngay tức thì, tiếng của người chỉ huy đoàn khảo cổ: "Không được động vào, cấm chỉ ! Cấm chỉ ! Phải giữ nguyên trạng, để chụp ảnh, và vẽ hình xong, thì mới được động đến !".

Đoàn khảo cổ lặng lẽ và cẩn trọng chụp ảnh, vẽ hình nguyên trạng chiếc ấn vàng. Hồi hộp và căng thẳng.

Thế rồi việc ấy cũng xong. Người được chỉ định lấy chiếc ấn vàng lên là nhà khảo cổ Hoàng Triển Nhạc 黄展岳 — hê hê, cùng họ nhưng khác tên với Viểu Chương nhà ta. Bác Triển Nhạc dùng chiếc bút lông nhỏ nhẹ nhàng gạt đất cát dính trên lưng chiếc ấn, rồi cẩn trọng nhấc nó lên, và từ từ lật mặt có chữ cho mọi người cùng xem.

Trời ơi ! Bốn chữ, "Văn Đế hành tỉ 文帝行玺", chữ tiểu triện sắc nét. Viểu Chương pha chút đùa: "Võng mạc mình như rung rung khi các nét chữ ấy lao lên !".

3 – Như vậy, cuối cùng, người ta đã biết chủ nhân ngôi mộ vĩ đại này là Văn Đế của nhà Triệu, chính là người mà vua Hán ban cho "cái gọi là" Nam Việt Văn Vương 南越文王 — hê hê, trong nước ta, ta cứ xưng Đế, khi nào tay vua Hán sờ đến thì, ta lại mang Vương hiệu ra mà phụng mệnh ! Bài này, chính thức do cụ Triệu Đà sáng chế cho con cháu muôn đời sau !

Viểu Chương kết luận: tìm ra được chiếc ấn vàng như trên, chúng tôi mới biểt Triệu M 赵眜 chính là Văn Đế, người ấy cũng chính là Triệu Hồ 赵胡 trong Sử kí của Tư Mã Thiên. Vì sao Triệu M hóa thành Triệu Hồ thì, Viểu Chương nhắc lại kết luận của đoàn khảo cổ khi ấy: có thể hồ sơ của Tư Mã Thiên nhầm, cũng có thể là do người đời sau chép sai chữ !