Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 20

Nhìn cận cảnh những di vật có chữ Triệu M 赵眜 hay M trong ngôi mộ của Triệu Hồ

0 – Bây giờ thì nhận thức của anh Trương Thái Du về những di vật mang chữ M hay Triệu M ở bên trong ngôi mộ đã thay đổi rồi. Nhưng như thấy ở kì 1 của loạt bài này, anh từng chưa nắm rõ, hay là hiểu chưa đúng vấn đề như thực tế vốn có của nó. Sở dĩ nhắc đến Trương Thái Du, là vì: có thể xem anh là một trong những người Việt lao tâm khổ tứ với vấn đề Triệu ĐàTriệu M từ nhiều năm nay, cả từ góc độ biên khảo và góc độ sáng tác văn học hay diễn luận chính trị học.

Cụ thể thì, trong kì 1 của loạt bài này, bác Trương đã viết thế này: "Tên của Triệu Văn Vương (cháu Triệu Đà) ghi bằng chữ triện trong 2 cục phong nê tìm thấy trong mộ là 赵眜. Đọc đúng là Triệu Mạt vì chữ Mạt này gồm hai phần Mục (目) và Mạt 末. Rất dễ nhầm lẫn giữa Muội 眛 và Mạt 眜 vì Muội = Mục (目) và Mùi (未)". Nhưng gần đây, bác đã biết được rằng: "có đến 1 ấn và 2 cái phong nê có chữ Triệu Mạt" . Như vậy là gần với thực tế hơn rồi. Nhưng mới chỉ là gần thôi, chứ vẫn chưa là thực tế.

Vậy thì, thực tế ra sao nhỉ ?

1 – Theo tài liệu chính thức của phía Trung Quốc (trong website của Bảo tàng mộ Triệu M, và nhiều sách liên quan), trong ngôi mộ ấy, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 9 chiếc ấn. Ngoài một chiếc ấn vàng/kim ấn như đã giới thiệu ở kì 18kì 19, tám cái còn lại đều là ấn ngọc. Trong 8 cái ấn ngọc ấy, có một cái có khắc hai chữ triện 赵眜, mà cho đến giờ tôi vẫn chủ trương tạm gọiTriệu M.

Cái ấn ngọc này, ở các kì trước có nói qua rồi, và chúng ta cũng đã sơ sơ biết nó được phát hiện ở địa điểm nào trong ngôi mộ. Chỉ xin nhắc lại một chi tiết quan trọng sau: nó còn được phát hiện sớm hơn chiếc ấn vàng khắc 4 chữ "Văn Đế hành tỉ".

2 – May mắn cho chúng ta: ngoài cái ấn ngọc mang hai chữ Triệu M nói trên, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra 2 cái cục đất — nói chữ là phong nê , hay nói kiểu trùng ngữ thành cục phong nê thì cũng ok có mang chữ M.

Xin nhắn với bác Trương rằng, trên 2 cục phong nê chỉ có chữ M (chữ đơn), mà không phải là hai chữ Triệu M (chữ đi đôi) . Hai cái chữ Triệu M chỉ thấy trên ấn ngọc mà thôi. Nói cách khác để nhấn mạnh: người ta đã tìm được 1 chiếc ấn ngọc có mang hai chữ Triệu M, và 2 cục phong nê có mang (vài )chữ M.

Đấy bà con ạ, nếu khảo cứu thì cứ phải vậy đã. Cứ phải tỉ mỉ cái đã, rồi mới làm gì thì làm.

3 – Thế nhưng, tỉ mỉ như vậy vẫn chưa đủ đâu. Vẫn phải tiếp tục nhìn 2 cái cục phong nê ấy cận cảnh hơn nữa. Phải xem nó tường tận ra làm sao chứ !

Vậy phong nê là gì đã nào ?

đang viết tiếp