Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 21

Nhận thức của một học giả phương Tây, ở thời điểm đầu thập niên 1980, về vấn đề Triệu Đà – Triệu Hồ trong cuộc sinh thành ra Việt Nam

1 Keith Weller Taylor thường được các nhà nghiên cứu Việt Nam gọi thành Kít Tay-lo. Vì trong các nhà nghiên cứu Việt Nam người Tây, ít nhất cũng còn có Phillip Taylor, nên tôi tạm gọi Kít Tay-lo là Kít cho tiện.

2 – Kít là tác giả của một cuốn sách được biết đến nhiều trong giới nghiên cứu từ hơn 20 năm nay, là The birth of Vietnam (1983, University of California Press, 397p). David G. Marr — một nhà nghiên cứu Việt Nam có uy tín — đã đưa cuốn sách trên với lời giới thiệu tóm tắt gồm 10 dòng, chữ nhỏ tí, vào cuốn Vietnam – Volume 147 (1992, Clio Press, 394p) thuộc bộ sách lớn World Bibliographical Series (tổng chủ biên bộ sách là nhóm John J.Horton). Gần đây, năm 2006, khi tham gia biên soạn bằng tiếng Nhật một cuốn thư mục tài liệu nghiên cứu Việt Nam, cô Ono cũng giới thiệu về cuốn sách của Kít, trong chỉ 3 dòng, chữ cũng nhỏ li ti (chủ biên cuốn thư mục này là Suenari – trước đây là Giáo sư Đại học Tokyo, ông là thầy trực tiếp của tôi; còn Ono là giáo viên của Đại học Ngoại ngữ Kanda).

Đại khái, qua giới thiệu cực ngắn gọn của David Marr (trang 59) và của Ono (trang 231), chúng ta biết được rằng cuốn The birth of Vietnam của Kít có nội dung cơ bản như sau: vẽ lại quá trình ra đời của đất nước sau này có tên là Việt Nam trải qua 1300 năm, suốt từ thế kỉ 3 BC (tcn) đến thế kỉ 10 AD (scn) với quan điểm khác với các nhà nghiên cứu Trung Quốc và giới Hán học của Pháp (những vị này cho rằng thời kì đó chỉ là một phân nhánh của lịch sử Trung Hoa ! Còn Kít thì cho rằng đó là thời kì rèn đúc nên bản sắc Việt Nam). Kít có khảo chứng về việc thần thánh hóa những vị anh hùng trong các cuộc chống ngoại xâm phương Bắc được ghi chép vào Việt điện u linh Lĩnh nam chích quái, qua đó cho rằng nền móng của chủ nghĩa dân tộc cho đến khi có được nhà nước độc lập là đã được hình thành qua 13 thế kỉ.

Hiện nay, bản dịch toàn văn The birth of Vietnam của Kít sang tiếng Việt đã được thực hiện bởi một dịch giả nào đó (vị này chưa công khai danh tính) và được cô Đinh Từ Bích Thúy nhuận sắc (cô này là người Việt hiện sống ở nước ngoài). Bản dịch đang được công bố trên website Da Màu, với sự đồng ý của Kít, có thể xem ở địa chỉ sau: http://damau.org/archives/5400.

3Trước hết, trong liên đới với loạt bài đang đi trên blog này, tôi quan tâm đến thời kì nhà Triệu Đà trong cuốn sách của Kít (có thể xem đoạn ấy ở đây: http://damau.org/archives/5395).

Hôm nay, xin có mấy lời, tạm gọi là phiếm bình, về đoạn ấy như sau:

Kít chủ yếu dựa vào tư liệu của phía Trung Quốc, tức Sử kíHán thư cùng một ít sách khác, để viết về ông cháu Triệu Đà – Triệu Hồ. Kít đọc trực tiếp những tư liệu ấy, hay là qua bản dịch ra tiếng phương Tây, hoặc qua một/vài nghiên cứu trung gián khác, thì hiện tôi chưa rõ. Đồng thời, Kít cũng dựa vào tư liệu của phía Việt Nam, như Đại Việt sử kí toàn thư. Tuy nhiên, Kít vẫn xem trọng tư liệu Trung Quốc hơn (vâng, thì đúng rồi, các cụ nhà mình, như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên, thường là xào lại từ sách Tàu rồi mô-đi-phê đi ít nhiều).

Chẳng hạn: Kít không đả động, tức là không viết đến, không tin chuyện Triệu Trọng Thủy đã lấy Mị Châu của An Dương Vương mà sinh ra được Triệu Hồ, tức Triệu Hồ là con trai của chính Trọng ThủyMị Châu (tư liệu phía Việt Nam viết thế mà ! Ở một kì trước, tôi đã viết thế này: http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=144#comments). Kít cứ theo sách Tàu, mặc kệ lai lịch của Triệu Hồ, chỉ biết đó là cháu nội gọi bằng ông của Triệu Đà. Liên quan đến vấn đề Triệu Hồ có là con trai của Trọng Thủy và Mị Châu hay không, đã có nhiều ý kiến rồi (như của bác Trương Thái Du, bác Triệu Xuân, vân vân).

– Vì sách của Kít ra đời năm 1983, còn bản luận văn học vị làm nền tảng cho sách ấy thì ra đời sớm hơn mấy năm nữa, cho nên, Kít chưa hề biết đến ngôi mộ của Triệu Hồ được phát hiện và khai quật năm 1983 ở Quảng Châu. Bây giờ mà viết lại đoạn về Triệu Đà – Triệu Hồ trong sách ấy, nếu tôi là Kít, tôi sẽ bổ sung cái mộ ấy rồi.

Vậy, rõ ràng, công bằng mà nói, đoạn về Triệu Đà – Triệu Hồ của Kít không có gì mới mẻ về cả tư liệu và cách xử lí tư liệu, chỉ đơn giản là những lời bình luận theo chủ đích của cuốn sách trên cơ cở các tư liệu đã biết rộng rãi — và những lời bình ấy cũng từa tựa như đã thấy ở đâu đó !.

– Bản dịch công bố trên Da Màu đọc nhầm Triệu Hồ thành Triệu Hổ — mà cái tên Triệu Hổ nghe hay ghê ! Như kiểu con hổ hùng cứ ở cõi trời Nam đây !

– Có khi Kít còn nhầm Triệu Hồ thành Triệu Đà nữa cơ, chẳng hạn ông viết thế này: "Việc Triệu Hổ, tức Triệu Vũ Đế của Nam Việt lệ thuộc nhà Hán trong khi có cuộc khủng khoảng Mân Việt là 1 điều đặc biệt trong vấn đề Nam Việt quan hệ với Hán". Triệu Hồ/Hổ không thể là Triệu Vũ Đế được ! Ông ta là Triệu Văn Đế, sở hữu cái ấn có mang 4 chữ triện "Văn Đế Hành Tỉ" như tôi đã giới thiệu ở một kì trước (mời xem lại ở đây: http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=396#comments).

Bản dịch của đoạn về Triệu Đà – Triệu Hồ trong sách của Keith Taylor được đặt trong comment 1 (chỉ đơn giản là vớt từ Da Màu mà thôi)