Thánh Gióng hay Thánh Dóng, tức "Gióng" hay "Dóng" ? (5)

 

Các nghệ nhân và công nhân đang khẩn trương làm việc để kịp tiến độ. Ảnh nhỏ: Mô hình tượng Thánh Gióng bằng thạch cao

Kì 5: Người ta đã và đang đúc tượng Thánh Gióng/Dóng như thế nào, và để làm gì ?

Entry này tôi không trả lời câu hỏi trên, để tự tư liệu nói lên tiếng nói của nó (phần đánh dấu màu xanh là của tôi, còn lại, tất cả các phần khác là trích dẫn; trích dẫn được đặt trong dấu nháy nháy)!

1Vào cuối tháng 10 năm 2009, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trưởng ban xây dựng công trình này là bác Thích Thanh Quyết — cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội) đã cho bắt đầu đúc (có sự góp mặt của bác Đỗ Mười – cựu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cựu Tổng Bí thư):

"Khởi đúc mẻ đồng đầu tiên Tượng đài Thánh Gióng- Công trình trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội

sggp.org.vn17:26 26-10-2009

Đúng 9 giờ 9 phút ngày 26-10 (tức 9-9 âm lịch), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thành phố Hà Nội đã khởi đúc mẻ đồng đầu tiên Tượng đài Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trước sự chứng kiến của đông đảo tăng ni, Phật tử, nhân dân địa phương và du khách. Cùng dự có nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Đổ mẻ đồng đầu tiên đúc tượng đài Thánh Gióng

Sau lễ dâng hương cầu quốc thái dân an, tưởng nhớ Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương – vị Thánh lớn nhất trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hoà thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đánh trống khởi công đúc Tượng đài Thánh Gióng. Mẻ đồng đầu tiên đúc phần người và ngựa tượng Thánh Gióng, sau đó sẽ đúc tiếp đến khoanh cuối cùng của tượng vào tháng 12 âm lịch.

Là công trình văn hóa tâm linh trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Tượng đài Thánh Gióng được đặt tại đỉnh núi Đá Chồng cao 297m trên dãy núi Sóc và nằm trong quần thể di tích Đền Sóc – chùa Non – Học viện Phật giáo Việt Nam. Theo lưu truyền đây là nơi Thánh Gióng sau khi thắng giặc, cởi bỏ giáp sắt, hiển Thánh về trời.

Tượng đài (mẫu tượng của nhà điêu khắc Kim Xuân) mô phỏng hình ảnh vị Thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh. Tượng có chiều cao tới đỉnh là 11m 07, độ vươn ra là 16m và được đúc bằng đồng nguyên chất.

Tổng trọng lượng của tượng khoảng 85 tấn. Sau khi đúc, tượng được rước lên đỉnh núi Đá Chồng và dự kiến lắp dựng xong trước lễ hội Đền Sóc (mùng 6 tháng Giêng âm lịch). Toàn bộ Tượng đài sẽ hoàn thành vào tháng 9-2010, mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Tổng công ty cơ khí xây dựng COMA là nhà thầu thi móng bệ tượng. Công ty TNHH Nam Đại Phong và nghệ nhân Vũ Duy Thuấn (đã tham gia đúc thành công pho tượng Phật tổ bằng đồng tại chùa Non), trực tiếp đúc tượng đồng Thánh Gióng.

Dự án Tượng đài Thánh Gióng được Sở Văn hóa- Thông tin Hà Nội (cũ) khởi công từ tháng 7/2004 (giai đoạn 1), với việc xây dựng đường lên và đường xuống xung quanh khu vực Tượng đài. Tháng 10/2007, UBND TP Hà Nội đã quyết định chuyển giao Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư dự án xây dựng Tượng đài Thánh Gióng (giai đoạn thực hiện) theo phương thức xã hội hóa.

Ngày 26/1/2008, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND TP Hà Nội đã tổ chức làm lễ đặt đá xây dựng Tượng đài trên đỉnh núi Đá Chồng, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Tổng dự toán công trình (giai đoạn thực hiện) vào khoảng 50 tỷ đồng, trong đó riêng phần đúc tượng khoảng 25 tỷ đồng.

Theo TTXVN"

2Vào đầu  tháng 3 năm 2010, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (bác Thích Thanh Quyết) thông báo tiến độ công trình (có sự góp mặt của bác Nguyễn Minh Triết — cựu Trưởng ban Ban Dân vận, đương kim Chủ tịch nước; trong ảnh, sẽ thấy: bác Triết cứng tuổi "dắt" tay  bác Quyết trẻ hơn) :

"Thứ Sáu, 05/03/2010, 19:09

Đúc hoàn thành Tượng đài Thánh Gióng

(ANTĐ) – Ngày 5-3, tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ đúc giọt đồng cuối cùng của Tượng đài Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương, vị Thánh lớn nhất trong tứ Thánh bất tử của Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các vị đại biểu tại lễ hoàn thành đúc tượng Thánh Gióng

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nhiều đại biểu đã tới dự lễ.

Sau lễ dâng hương cầu quốc thái dân an, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đánh trống khởi đúc giọt đồng cuối cùng hoàn thành Tượng đài để từng bước rước lên vị trí đặt tại đỉnh núi Đá Chồng (đỉnh cao nhất của Khu di tích lịch sử – tâm linh Đền Sóc – chùa Non – Học viện Phật giáo Việt Nam). Đây cũng là công trình văn hoá tâm linh trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Tượng đài Thánh Gióng đã hoàn thành

Tượng đài Thánh Gióng đúc bằng đồng nguyên chất theo phương pháp thủ công. Tổng trọng lượng khoảng 85 tấn với 5 thớt đúc. Chiều cao của Tượng đài tới đỉnh là 11,07m, độ vươn ra là 16m. Tổng dự toán công trình (giai đoạn thực hiện) vào khoảng 50 tỷ đồng, trong đó riêng phần đúc tượng hơn 25 tỷ đồng.

Dự kiến, tới 19-5-2010 Tượng đài Thánh Gióng sẽ được lắp dựng xong. Hô thần nhập tượng và khánh thành vào tháng 8-2010 để kịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Hà Dương"

Nguồn:

1- http://news.socbay.com/khoi_duc_me_dong_dau_tien_tuong_dai_thanh_giong_cong_trinh_trong_diem_ky_niem_1000_nam_thang_long_h-613837928-167837696.html

2 – http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=69125&ChannelID=3

3 – http://www.vietnamplus.vn/Home/Sap-hoan-thanh-viec-duc-tuong-Thanh-Giong/20103/36074.vnplus

4 – http://www.vietnamplus.vn/Home/Duc-giot-dong-cuoi-cung-Tuong-dai-Thanh-Giong/20103/36568.vnplus

Các kì liên quan đã đi trên blog này:

Kì 5: Người ta đã và đang đúc tượng Thánh Gióng/Dóng như thế nào, và để làm gì ? http://vn.360plus.yahoo.com/dzjao/article?mid=2935

Kì 4: Phủ Đổng thiên vương (Tì sa môn thiên vương/Hisamon-tenno/Heishamen) và Phật giáo (nhóm sư thời Lý là  Khuông Việt thiền sư Ngô Chân Lưu và ý thức quốc gia dân tộc theo cấu tưởng Phật giáo)  http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=2809

Kì 3: Quan điểm của chính phủ http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=2791

Kì 2: Quan điểm của bác Nguyễn Xuân Kính http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=2782

Kì 1: Quan điểm của bác Nguyễn Chí Bền http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=2773

Bổ sung 1 (6/3/2010): Đường link này có nhiều ảnh chụp rõ http://bee.net.vn/channel/1987/201003/Chum-anh-Duc-giot-dong-cuoi-cung-tuong-Thanh-Giong-1743458/