Nhật kí trong tù : 3c – Những suy luận liều lĩnh của thầy bói Hồ Tuấn Hùng

ap_F23_20090411105010626.jpg

Tác phẩm của tác giả Đài Loan là Hồ Tuấn Hùng : Hồ Chí Minh sinh bình khảo

W020100628281732222178.jpg

Nguyên bản cuốn Nhật kí trong tù – ảnh chụp của phóng viên Quảng Châu nhật báo

Mấy năm trở lại đây, cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo của ông Hồ Tuấn Hùng (một người Đài Loan gốc Hakka) được xem là một sự kiện trong nghiên cứu lịch sử cận hiện đại Việt Nam nói chung và cuộc đời của Hồ Chủ tịch nói riêng.

Hồ Tuấn Hùng, qua nhiều biện luận, chứng minh rằng: Hồ Chí Minh xuất hiện từ sau năm 1945 ở Việt Nam không phải là Nguyễn Ái Quốc như đã thấy ở trước đó, đồng thời, Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương cải dạng. Hồ Tập Chương là một nhà cách mạng theo hướng xã hội chủ nghĩa trong dòng họ Hồ (gốc Hakka) ở Đài Loan, là thân thích của tác giả Hồ Tuấn Hùng. Hồ Tập Chương đã mất tích không rõ nguyên nhân từ lâu. Và theo chứng minh của Hồ Tuấn Hùng, thì Hồ Tập Chương đã học tiếng Việt để cải dạng thành Hồ Chí Minh.

Cuốn sách vừa ra lò đã làm nổi lên những cuộc tranh luận. Hình như tác giả cuốn sách đã từng được nhiều tổ chức mời đến nói chuyện. Tôi, sau khi đọc cuốn sách đó, thì ngoài những thu hoạch nho nhỏ, còn cảm tưởng chính là thất vọng tràn trề. Ông Hồ Tuấn Hùng không đưa ra được bất cứ chứng cớ nào quan trọng, quanh đi quẩn lại chỉ những tư biện, càng đọc càng ngao ngán.

Từ năm 2008, trên BBC Việt ngữ đã có một bài nhận xét của Nguyễn Duy Chính về cuốn sách của Hồ Tuấn Hùng: ở đây.

Theo lập luận của Hồ Tuấn Hùng thì, bản thân cuốn Nhật kí trong tù cũng là tác phẩm của Hồ Tập Chương !

Với riêng bài "Gửi Nê-ru" (thực ra là bài I và bài II của cùng một tiêu đề) trong Nhật kí trong tù, ông Hồ Tuấn Hùng cũng cố chứng minh rằng tác giả của nó không phải là Nguyễn Ái Quốc, mà chỉ có thể là một người Hakka. Nhưng tất cả luận cứ ông đưa ra đều hỏng cả ! Cụ thể như sau.

Bai gui Neru (da chinh li).jpg

Trang đánh số 31 trong nguyên bản cuốn Ngục trung nhật kí, có hai bài thơ Gửi Nê-ru

(bài đánh số 87 và 88; tư liệu lưu của Giao, cắt bỏ bài không liên quan và tắt màu để giữ bản quyền)

 

Hồ Tuấn Hùng cho rằng Nguyễn Ái Quốc và Nê-ru đã gặp nhau vào năm 1927, cho nên không thể viết rằng : Muôn dặm xa xăm chưa gặp mặt nhau (Vạn lý dao dao, vị kiến diện).

Kì thực, như đã viết ở entry trước, người mà Nguyễn Ái Quốc đã gặp năm 1927 là Nê-ru bố. Không phải Nê-ru con. Gia đình Nê-ru tiếp mấy đời làm cách mạng. Người mà Nguyễn Ái Quốc đã gặp và làm việc cùng năm 1927 là cụ Nê-ru tuổi đã cao (hồ sơ của Quốc tế Cộng sản và hồ sơ của Đảng Cộng sản Nhật Bản vẫn còn lưu nhiều ảnh chụp khi đó, thấy rõ hình của Nguyễn Ái Quốc và cụ Nê-ru, tức Nê-ru bố, trong nhiều bức).

Cho đến thời điểm viết bài Gửi Nê-ru (tức là gửi cho Nê-ru con), thì Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh chưa từng gặp Nê-ru con bao giờ.

Khi đó, cụ Nê-ru bố cũng đã qua đời (từ năm 1931). Cho nên, đó là thơ gửi cho Nê-ru con, một người mà Nguyễn Ái Quốc chưa từng gặp mặt. Ý của bài thơ là hoàn toàn đúng với thực tế lịch sử.

Luận cứ thứ nhất, được Hồ Tuấn Hùng xem là luận cứ chính, hoàn toàn hỏng. Chỉ dừng ở đây cũng có thể được rồi.

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Kì 3c: Nhật kí trong tù : 3c – Những suy luận liều lĩnh của thầy bói Hồ Tuấn Hùng

Kì 3b : Nhật kí trong tù : 3b – Nguyễn Ái Quốc đã từng gặp Nê Lỗ bố vào năm 1927

– Kì 3 : Nhật kí trong tù : 3 – Hai bài gửi Nê-ru (Nê Lỗ) qua bản dịch Đỗ Quân (năm 1990)

– Kì 2 : Về một bài thơ gửi lãnh tụ Ấn Độ Nê-ru 

(một trong hai bài gửi Nê-ru; bài viết của Nguyễn Thị Hà, năm 1986)

– Kì 1: Phản luận của Phong Lê về cuốn sách/bài viết của Hoàng Quảng Uyên