Mạc Kính Thự ấy là Kính Thự nào ? (đọc lại bài của Tạ Chí Đại Trường, 2006)

Đang phải tốc kí một cái bài dầy đặc tư liệu (cả văn bản, cả thực địa, cả xác tín, cả đoán mò) về nhà Mạc. Có liên quan đến cái ấn tôi mới phát hiện ra.

Cái ấn ấy có liên quan đến Mạc Kính Thự.

Năm 2006, trong một bài viết trên talawas, ông Tạ Chí Đại Trường có viết một đoạn thú vị thế này:

"Vấn đề họ Mạc cũng khá phức tạp. Có những thủ lãnh Mạc (không có gì chứng minh
là đồng tông) đeo đẳng suốt đời Lí, qua Trần tuy ép mình làm gia thần (như Mạc
Đĩnh Chi với Trần Ích Tắc) nhưng vẫn còn thế lực đến Hồ, Minh thuộc, Hậu Lê, qua
thời gian, lập nên triều Mạc. Toàn thư đã sắp xếp ra một phả hệ liên tục
kể từ Mạc Hiển Tích (thế kỉ XI), và còn cả bia đá đời Lê Thánh Tông (1470) liên
hệ đến làng Cổ Trai của Mạc Đăng Dung, nhưng thư tịch Trung Quốc lại níu họ Mạc
Cổ Trai vào với một dòng di cư khác. Mạc Kính Thự trong tờ biểu cầu cứu Mãn
Thanh đã kể gốc ông cha ở thôn “Chaxiang [Trà Hương], huyện Đông Quan, Quảng
Đông”
[6] . Có thể họ Mạc thất thế phải viện dẫn thật xa đời
để làm kế nhờ cậy, chứ đến lúc này thì Mạc đã hoà hợp với vùng trên, mang ý thức
Việt rõ ràng rồi, chứng cớ là con cháu những người trên vùng biển chạy loạn thế
kỉ XVI tập họp trên các đảo ven bờ Quảng Tây ngày nay nhận mình là Việt, rồi với
sự xuất hiện của Cộng hoà XHCN Việt Nam họ đã đổi thành Kinh
[7] . Nhưng dù sao thì Mạc Hiển Tích ve bà Thái hậu mà
không ai dám xử, Mạc Đĩnh Chi trên xứ Bàng Hà bị xoá sổ, dân làm nô mà không sao
cả, còn đỗ trạng, đi sứ, tất cả chứng tỏ một vài họ Mạc đã có quyền lực riêng
biệt trên một vùng đồng ruộng, sông nước làm kiêng nể các chính quyền ở Thăng
Long. Cũng có thể với thế lực địa phương khó khu trừ đó mà Trần Quốc Tuấn bao
dung, đưa thêm một cánh tay an toàn cho họ Mạc, với dụng ý lấy vây cánh trong âm
mưu chống đối dòng làm vua để trả thù nhà theo lời dặn của cha.
".

(chú thích:

[1]Li Tana, “A View from the Sea: Perspectives on the
Northern and Central Vietnamese Coast”, Journal of Southeast Asian Studies
37 (1), Feb. 2006, 100-101. Tác giả viết tên làng theo lối phiên âm mới,
không có chữ Hán kèm theo nên không chuyển sang chữ Hán Việt thông thường được.
Nhân tiện xin cảm ơn anh Lê Quỳnh BBC đã gửi tặng tài liệu.
[2]P. Hattaway, Operation China, Piquant,
California 2000, 169, 232.
[3]Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam
(Các tỉnh phía Bắc),
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1978, 388, 389.
[4]Nguyễn Duy Hinh (Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn
hoá Thông tin & Viện Văn hoá Hà Nội 2005, 148) dẫn Đông A liệt thánh tiểu
lục
lưu giữ ở thôn Cổ Xá xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, Thái Bình và ở các
nơi thờ Trần Quốc Tuấn. Tập nghiên cứu hơi dày (958 trang) so với thực tế cần
thiết, giá rút lại còn độ một phần tư thì tránh được cho tác giả khỏi mang tiếng
về bản quyền.
[5]Vũ Phương Đề, Công dư tiệp kí, Nxb. Văn học
2001, 209.
[6]x. 1.
[7]x. 2. Có lẽ tác giả ngụ ý nói tới “Việt tộc tam đảo”
– còn gọi chính thức là Kinh tộc (the Jings) – có khoảng hơn 15.000 người, tụ cư
sinh sống trong ba hòn đảo nhỏ là Vạn Vĩ (Wanwei), Ô Ðầu (Wutou) và Sơn Tâm
(Shanxin), huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. BT
[8]Thơ văn Lí Trần, II, tập thượng, Nxb. Khoa
học xã hội, 1989, 801-802.
[9]Nhiều tác giả, Nam Ông mộng lục và những truyện
khác,
Nxb. Văn học 2001, 16.
[10]Các chứng dẫn khác đều lấy của Toàn thư, Đại
Việt sử lược.
)

Ông Tạ viết thế thì phần đông con cháu Mạc chẳng biết sắp xếp trục thời gian thế nào để hiểu rõ được. Ông hình như trêu cả đám vương thân quốc thích nhà Mạc dạt sang Tứ Thành rồi !

Tuy nhiên, tư liệu về Mạc Kính Thự mà ông Tạ sử dụng là qua cô Li Tana. Bây giờ, chỉ còn cách hỏi Li Tana, để đối chiếu, thì mới ra vấn đề.