Tiên Lãng, là Tiên và Lãng nào ?

Entry được viết từ ngày 14/2/2012, được chỉnh sửa dần một số điểm nhỏ nhờ sự góp ý của các bạn trong comment.

Độ một tháng nay, từ "Tiên Lãng", một địa danh ở Hải Phòng, xuất hiện với tần suất cao đột ngột trên mọi phương tiện thông tin, đặc biệt là mạng internet.

Có bạn, hôm nay, viết mail hỏi đại ý : "Tiên Lãng là Tiên Lãng nào ?".

1. Báo chí Trung Quốc dùng chữ Tiên Lãng 仙浪. "Tiên " ở đây là "tiên/nàng tiên/cô tiên/bà tiên/người tiên", còn "lãng " là "sóng/sóng nước/sóng biển". Ghép lại, thành ra như có ý chỉ: sóng ở cõi tiên, nàng tiên với sóng ! Suy cho vui thành nàng tiên lướt sóng !

Trước đó một ít ngày, Website chính phủ Việt Nam bản tiếng Trung cũng dùng chữ Tiên Lãng trên, kèm theo một bức ảnh sau:

会议全景——图片:政府门户网站: 段文汪 (Đoàn Văn Vươn được kí âm thành Đoàn Văn Uông !)

Chắc là báo chí Trung Quốc có tham khảo chữ Tiên Lãng trên website chính phủ Việt Nam. Hoặc cũng có thể ngẫu nhiên trùng hợp.

2. Không hiểu dựa vào đâu, có một vài bác dùng Tiên Lãng với nghĩa là "đầu sóng", tức "đầu sóng ngọn gió". Tức Tiên là , với nghĩa "trước/đầu/trước tiên/đầu tiên".

Có lẽ ảnh hưởng cách hiểu đó, mà BS Hồ Hải trong entry mới đưa lên, cũng dùng chữ Tiên Lãng 先浪. Trích nguyên văn: "Hai tháng nay mùi mù tạc của nhà Cải ở Tiên Lãng – ngọn sóng đầu tiên hay nói
văn chương hơn là nơi đầu sóng ngọn gió
()– dậy sóng bằng những viên đạn hoa Cải và
bom tự tạo.
". Lần trước, đã một lần hầu chuyện chữ nghĩa với bác Hồ Hải rồi, ở đây.

Từ điển Bách khoa mở trên mạng, cũng dùng chữ Tiên Lãng như trên, 先浪.

3. Bây giờ, mở sách cổ, đang lưu ở kho Viện Hán Nôm, thì Tiên Lãng chẳng phải "nàng tiên lướt sóng 仙浪", cũng chẳng phải "đầu sóng ngọn gió 先浪" !

Nó lại là chữ này: 先郎 hoặc chữ này (có văn bản thứ cấp ghi đọc là Lãng, lại có văn bản thứ cấp ghi đọc là Lang, tôi sẽ đưa tư liệu gốc chính xác sau).

Tức là "tiên" chẳng thấy đâu, mà "sóng" cũng chả xuất hiện !

Tiên Lãng không có nghĩa là "sóng tiên/nàng tiên lướt sóng", cũng chẳng có nghĩa là "đầu sóng ngọn gió".

4. Tra cứu thêm một chút nữa thì biết, cái tên Tiên Lãng/Tiên Lang trên cũng mới có từ khoảng cuối thập niên 1880. Vốn vùng ấy có tên là Tiên Minh 先明, nhưng do kị húy tên vua Hàm Nghi (tức Phúc Minh 福) nên đổi thành Tiên Lãng/Tiên Lang.

Trước Tiên Minh, còn có tên là Tân Minh 新明.

Lãng cũng có nghĩa là Minh , tức đều chỉ sự sáng, ánh sáng. Thay mặt chữ tí chút (chỉ sửa một nửa chữ), mà được âm đọc khác (từ Minh sang Lãng), nhưng khéo léo là vẫn giữ được cái nghĩa.

Tan Minh.jpg

Tên hai huyện An Lão và Tân Minh trên tờ trình kế hoạch đánh An Nam của nhà Minh

 

5. Ngụ ý vào hiện tại thì thấy:

Tiên Lãng 先朗 hay Tiên Minh 先明 đều là sáng lên trước tiên. Tỉnh trước nhất. Ngộ ra đầu tiên.

Tân Minh 新明 tức ánh sáng mới. Vừa tỉnh dậy. Vừa ngộ ra.

Tựu trung, ngay từ cái tên, Tiên Lãng ngày nay đều đang tự thắp lên một tựa thứ như là ánh sáng, như là khải mông, như là hi vọng, sau những đêm trường nhọc nhằn của mồ hôi và nước mắt. 

6. Kết luận (không phải kết luận của thủ tướng !): Đang chờ, một chút.

Bổ sung 1 (16/2/2012): Bác Vũ Nho có gợi ý qua câu hỏi ở comment về việc Tân Minh vì sao chuyển thành Tiên Minh. Tức là vì sao "Tân" chuyển thành "Tiên". Qua thông tin bước đầu, do bạn MB cung cấp (ở đây), tôi chưa xác nhận, nhưng tạm biết rằng, "Tân" đã chuyên thành "Tiên" (Tân Minh thành Tiên Minh) là do kị húy niên hiệu Duy Tân của vua Lê Kính Tông (vua đầu đời Hậu Lê, lúc nhà Lê mới lấy lại được kinh thành Thăng Long từ tay nhà Mạc, còn chưa yên chính sự và nội bộ). Chắc là còn có nhiều làng xã huyện có chữ "Tân" trong tên đã bị đổi đi vào thời đó (xác nhận sau).

 

Bổ sung 2 (16/2/2012): Cảm ơn bạn Ánh đã xác nhận và góp ý về một điểm nhần lẫn (vốn của đường link do bạn MB chỉ dẫn, tôi chưa xác nhận nên nhầm theo).

Điểm nhầm là ở câu sau, đã viết ở Bổ sung 1, rằng: "Tân" đã chuyên thành "Tiên" (Tân Minh thành Tiên Minh) là do kị húy niên hiệu Duy Tân của vua Lê Kính Tông". Thật ra, như bạn Ánh đã chỉ ra, kị húy ở đây là kị húy tên ông vua, là ông Lê Duy Tân, chứ không phải là niên hiệu Duy Tân. Không hề có niên hiệu Duy Tân ở đời ông vua này ! 

Tôi đang đọc sử nhà Thanh trong liên quan đến nhà Mạc, thấy sử Thanh hay gọi tên tục của ông vua này của nhà mình, là Duy Tân. Một phần có lẽ bị ám ảnh vì cách gọi "tục" (hỗn) đó của người nhà Thanh !