Category Archives: Đạo đức nghề nghiệp

Cu Vinh có yêu chế độ này, hay không ?

Không biết Cu Vinh có yêu chế độ này thật hay không ? Yêu thật tâm, hay chỉ là yêu bằng môi bằng mép ? Hay là chẳng yêu tẹo nào ? Hay là yêu rồi lại thôi ?

Hỏi thế là vì, đầu tiên bác ấy viết trên blog thế này (bản lưu ở đây):

"Ai đó nghĩ, chắc Cu Vinh bị thế lực xấu lôi kéo nên mới viết hăng hái về Tiên Lãng như thế thì đó là sự ngộ nhận buồn cười, bởi vì nói cho cùng thì Cu Vinh yêu đất nước này, yêu chế độ này, và như tâm trạng của bao người Việt khác luôn mong muốn đất nước bình yên, công bằng, xóa sạch dần cái ái, cái xấu để nhân dân bình yên sống và lao động."

Nhưng bây giờ, hình như sau một hồi trăn trở, cũng là phản ứng trước nhận xét của độc giả, đã biên tập, để thành thế này:

"Ai đó nghĩ, chắc Cu Vinh bị thế lực xấu lôi kéo nên mới viết hăng hái về Tiên Lãng như thế thì đó là sự ngộ nhận buồn cười, bởi vì nói cho cùng thì Cu Vinh yêu đất nước này, và như tâm trạng của bao người Việt khác luôn mong muốn đất nước bình yên, công bằng, xóa sạch dần cái ác, cái xấu để nhân dân bình yên sống và lao động."

Tức là bỏ "yêu chế độ này".

Câu hỏi có lẽ không cần câu trả lời. Và là cho không chỉ Cu Vinh.

Sự tự biên tập của Cu Vinh không chỉ nói những điều trực tiếp về sự tự biên tập của cá nhân anh, mà đã vô tình phản ánh một tâm thế tự biên tập đang hiện hữu khắp nơi. 

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Tổng quan vụ anh Vươn (Tiên Lãng 2012)

Nói dối, nói sai của nhà báo trong sự kiện Mỹ Lai – Trần Văn Đức

Trên một số báo (có Tiền Phong, VNN, Lao Động, …) và blog của bác Trương Duy Nhất, vừa rồi, đi loạt bài về sự kiện Mỹ Lai – Trần Văn Đức.

Tôi đã đến Bảo tàng Sơn Mỹ tại Quảng Ngãi (bảo tàng về cuộc tàn sát ghê rợn của quân đội Mĩ năm 1968), có thực hiện một vài phỏng vấn nhỏ đối với người dân làng vào năm 2007, nên có quan tâm đến loạt bài trên. Tuy nhiên, do tính chất của loạt bài ấy, tôi không theo dõi kĩ, chỉ đọc lướt lướt.

Thấy có bất ổn trong những bài của bác Trương Duy Nhất.

Hôm nay, cũng đọc lướt kì kết của loạt bài trên VNN. Loạt bài trên VNN có tên tác giả là Hoàng Hường. Cũng như bác Trương Duy Nhất, bác Hoàng Hường này (không rõ có quan hệ như thế nào, nhưng sử dụng nhiều tư liệu của bác Nhất), đều đứng về phía anh Trần Văn Đức, phê phán phía người quản lí Bảo tàng và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Quảng Ngãi.

Tuy chỉ đọc lướt, cũng thấy có mấy điều mà Hoàng Hường nói sai và nói dối như sau:

1."Ngay trong buổi tiếp đón đầu tiên tại Khu chứng tích, chỉ có một bó hoa duy nhất
cho Ron Haeberle, không một lời giới thiệu hay bắt tay dành cho cha con Trần Văn
Đức, đến nỗi Ron ngại quá phải choàng tay qua Đức an ủi, và phóng viên phải đứng
lên đòi hỏi giới thiệu về 'người đàn ông ngồi bên cạnh Ron'. Nếu không, cuộc
chất vấn về bức ảnh có thể đã bị bỏ qua.

… và cuốn sách cho vị khách Mỹ,
Ảnh Hoàng Hường

Chuyện lại lặp lại ở Sở Văn hóa Quảng Ngãi, 4 vị khách đến từ Mỹ và Đức được
chào đón nồng nhiệt và được đích thân Giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ngãi Đặng Nguyên
tặng cuốn sách Kỷ yếu Quảng Ngãi. Vẫn không một lời hay một cánh tay chìa ra
cho hai cha con Trần Văn Đức đang ngồi trước mặt
."

2. "Rất lịch sự, cố gắng dùng những từ ngữ tế nhị nhất nhưng Ron Haeberle vẫn
không giấu được sự thất vọng khi nói về những bức ảnh không hề có tên người chụp
tại Bảo tàng Sơn Mỹ. "Phóng viên ảnh thường bị lãng quên". Ông lúc lắc mái đầu
bạc, cố nói với vẻ bình thường nhất.

Khi được hỏi về hàng trăm bức ảnh treo trên tường không đề tên người chụp,
giám đốc Phạm Thành Công cho biết do hai vị giám đốc tiền nhiệm đã làm như vậy
nên không thể thay đổi.

Cũng trong suốt thời lịch sử 32 năm của bảo tàng, nhiều nhân vật quan trọng
của sự kiện đã từng trở về thăm lại Sơn Mỹ như phi công Hugh Thomson, Lawrence
Colburn và gần đây nhất là Ron Haeberle trở về đã nhiều lần trở về Sơn Mỹ, nhưng
những lần hội ngộ đáng nhớ ấy chỉ được cánh báo chí ghi lại.
".

 

Đầu tiên là nói dối, phải nói rõ là sự nói dối làm tôi thấy bất bình !

Đó là, tôi có thể chứng minh được rằng ở Bảo tàng ghi rất rõ tên, và có ảnh chân dung đàng hoàng của tác giả những bức ảnh đang treo ở đó.

Không biết có bị loạn thị hay khiếm thị hay không, mà không nhìn thấy hai tấm ảnh lớn có chú thích rõ ràng như thế này ở Bảo tàng:

Ảnh do tôi chụp vào tháng 7/2007 tại Bảo tàng

Rõ ràng là Hoàng Hường đã nói dối. Chỉ thế là đủ, không cần phân tích thêm gì nữa.

Tôi chỉ là người ngoài, ngay cả thông tin từ báo chí về sự kiện cũng không có điều kiện theo dõi kĩ lưỡng, nên không rõ nội tình ai đúng ai sai ở đây (tôi cũng không quan tâm), nhưng viết bài với kiểu đơm đặt dựng đứng như trên, thì không thể không bất bình.

Các anh mong muốn bằng thông tin báo chí của mình để góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, thì cũng phải viết đúng. Đừng bịa chuyện ra như vậy.

Chuyện xa xôi liên quan đến anh Trần Văn Đức tôi không biết, nhưng riêng việc sai tên anh Nguyễn Đăng Vũ – người đang là Giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ngãi – thành ra cái tên vừa lộn ngược kiểu Tây vừa sai là Đặng Nguyên Vũ, cũng thấy độ nông của tư liệu ra sao.

Tư liệu nông như vậy thì đứng có phán bừa.

Hình như lại có bác cầm nhầm văn của người khác (một bác Viện sĩ)

Phát hiện hoàn toàn ngẫu nhiên khi tôi viết bài về một vài nét văn hóa xứ Đông (khu vực Dương Kinh cũ của nhà Mạc, hiện nay là khu vực huyện Kiến Thụy tỉnh Hải Phòng).

Bài này của bác Viện sĩ (nói vui dành cho những người làm việc tại các Viện nghiên cứu), đã đăng từ năm 1998, trên tạp chí uy tín là Tạp chí Hán Nôm.

Đây nó đây, toàn văn của nó đây (để khỏi rắc rối, tôi tạm bỏ tên bài viết và tên tác giả, chỉ nói đến nội dung của nó thôi)

1. Trước khi nói đến chuyện cầm nhầm, hay vô tình cầm nhầm văn của người khác, tôi chú ý đến đoạn tác giả viết thế này:

"Sau khi quan sát lễ "Miêng thệ", nghe lời văn trong đó và đọc kỹ bản "Minh thệ tấu văn" bằng chữ Hán, chúng tôi đã dịch nghĩa và xin giới thiệu toàn văn để bạn đọc tham khảo. Nhân đây, tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm tạ tới ông Phạm Đăng Khoa."

Chúng tôi cho rằng dòng được tô xanh đậm là không đúng sự thực.

Tác giả không thể quan sát lễ Miêng Thệ trên thực tế, ở thời điểm năm 1998 hay trước đó một vài năm, vì lúc đó thực ra Miêng Thệ chưa được khôi phục ! Mãi đến năm 2002 nó mới được khôi phục trong Lễ hội truyền thống xã Thuận Thiên. Vậy, không biết quan sát nó ở đâu ?

Người được tác giả cảm ơn là cụ Phạm Đăng Khoa (nguyên giảng viên trường đảng ở huyện Kiến Thụy), với một cụ nguyên chủ tịch huyện Kiến Thụy là hai "nguyên lão" dạng huấn luyện viên cho các buổi tập Miêng Thệ trước ngày lễ hội hiện nay, vừa mới thông tin cho tôi biết qua điện thoại và mời: "Mời chú về dự lễ kỉ niệm 10 năm khôi phục Minh Thệ, tổ chức vào Tết Nguyên Đán sắp tới" (điện thoại sáng 27/10/2011). Sang năm là năm 2012, vậy là đúng 10 năm khôi phục. Vả lại tư liệu từ những năm đầu tiên khôi phục Minh Thệ tôi đều đang có đủ. Vậy không biết tác giả bài viết trên "quan sát" cái gì thế ở thời điểm trước và sau năm 1998 nhỉ ? Nghe lời văn đọc ở đâu ?

Tạp chí khoa học của ta, nhưng nhiều bác cũng nói dối như vậy đấy. Vấn đề nguy hiểm là, nếu người đi sau cứ tin vào nói dối của các bác, sẽ dẫn đến những sai lạc tiếp, cứ thế nhân lên. Tôi không biết tình hình bên tạp chí khoa học tự nhiên của Việt Nam ra sao, đây chỉ nói bên khoa học xã hội.

2. Trước bài viết của bác Viện sĩ trên Tạp chí Hán Nôm khoảng 2 năm, thì có một bài viết ngắn của tác giả Vọng Nguyệt trên báo Hải Phòng – một tờ báo địa phương.

Nếu bác Viện sĩ có một bút danh khác là Vọng Nguyệt thì mọi chuyện không có gì. Nhưng rất tiếc, Vọng Nguyệt và bác Viện sĩ là hai người khác nhau.

Đây là bản chụp bài của Vọng Nguyệt:

Vong Nguyet (02 b).jpg

 

 

Bác Viện sĩ đã cầm nhầm từ bài của Vọng Nguyệt sang quá nhiều, nhiều đoạn giống y chang đến cả dấu chấm và dấu phẩy.

Tuy nhiên, việc cầm nhầm ở đây vẫn còn nhỏ. Hiện nay, trong khoa học xã hội Việt Nam còn có hiện tượng cầm nhầm cả một chương sách, thậm chí một cuốn sách.

Tư liệu trên Tạp chí Hán Nôm năm 1998

Để tránh rắc rối, tạm bỏ tên bài và tên tác giả. Cũng không đưa đường link vào đây. Bác nào có quan tâm thì tự tìm hiểu.

"Hòa Liễu là một làng nhỏ, xinh xắn ở xã Thuận Thiên, phía tây huyện Kiến Thụy, thuộc phía nam Thành phố cảng Hải Phòng. Hòa Liễu ở thế đất phong thủy đẹp đẽ, mà câu đối chùa Thiên Phúc trong làng đã tự hào diễn tả:

Tú khí chung anh, Trà Sơn triều củng,
Danh khu hợp dẫn, Mai Thủy vinh hồi.

(Khí tinh anh chung đúc từ núi Chè chầu tới,
Vùng danh thắng họp lại, nước Mai Dương trong sáng dồn về.)

Xưa kia, Hòa Liễu là một vùng hiểm trở với địa thế có thể góp phần bảo vệ đầu nguồn cánh đầm cửa phủ Dương Kinh, kinh đô thứ 2 của Vương triều Mạc với nhiều sự tích lịch sử. Ngày nay làng này đã khai phá, không còn tràn ngập lau sậy hiểm trở như xưa, nhưng vẫn đầy ắp những huyền thoại, những tư liệu Hán Nôm gắn với nhiều phong tục đẹp có từ lâu đời còn lưu tới nay. Hòa Liễu quả là xứng đáng với bức hoành phi lớn có nét chữ vàng rực: "Mỹ tục khả phong" do triều Nguyễn ban tặng còn giữ ở đền làng ! Trong những "mỹ tục" đó, đáng chú ý nhất là tục "Minh thệ", một trong những tục truyền thống của nước ta đã biến mất ở nhiều nơi, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại đầy sức sống ở Hòa Liễu, với nét riêng tới tận thời nay.

Văn bản chữ Hán mà người Hòa Liễu truyền tay chép lại đều viết là "Minh thệ", nhưng nhân dân ở đây từ lâu vẫn gọi một cách mộc mạc, thân thiết là "Miêng thệ". Hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch, lễ "Miêng thệ" được tổ chức trọng thể tại miếu thờ Thành hoàng bản thổ với sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương (Xưa kia, mỗi khi hành lễ, thường mời cả đại diện của quan phủ, quan huyện về dự). Trước khi làm lễ khai mạc buổi "hội thề", dân làng tế thánh tại miếu chính. Các nghi lễ truyền thống được tiến hành gồm có vị Chủ tế và các vị Bồi tế đọc chúc văn kể lý lịch, công đức của đức thánh vương, rồi làm lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước trong tiếng nhạc bát âm réo rắt. Sau đấy, các vị già làng, đại diện chính quyền, quan khách và dân làng trang phục tề chỉnh, tập trung quanh sân miếu theo thứ bậc. Vị Chủ tế biểu diễn động tác "chỉ trời vạch đất", mô phỏng theo phép biến hóa trong Kinh Dịch, rồi vẽ vòng tròn lớn khoảng 2m giữa sân miếu gọi là "Đài thề". Trên "Đài thề" đặt một bàn thờ nhỏ hướng về cửa miếu trang nghiêm. Ba vị đại diện cho bô lão, chính quyền và dân làng đã được tuyển chọn bước lên "Đài thề" làm lễ thắp nhang khấn vái trời đất và bách thần. Vị đại diện cho cả làng (xưa kia là đại diện cho Hội Tư văn) dõng dạc đọc lời "Miêng thệ". Các cụ ở đây cho chúng tôi biết: lời "Miêng thệ" là nói gọn mấy tiếng "Minh thệ tấu văn", xưa kia đọc cả lời phiên âm tiếng Hán lẫn lời dịch nghĩa tiếng Việt. Ngày nay, để giản tiện, có năm chỉ đọc lời dịch nghĩa tiếng Việt. Đại ý toát lên: "Tất cả chức sắc bô lão và nhân dân, từ kẻ sĩ đến nhà nông trong hương thôn, ai dùng của công, xây dựng việc công, xin thần linh ủng hộ. Ngược lại, người nào lấy của công về làm của tư, cầu xin thần linh trừng phạt. Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt", rồi hô to: "Y như miêng thệ". Vị chủ lễ cầm dao bầu cắm mạnh xuống "Đài thề" để biểu thị sự quyết tâm. Lễ cắt tiết gà tiếp theo để uống máu ăn thề diễn ra rất cầu kỳ: máu gà hòa trong bình rượu lớn, mỗi người chuyền tay nhau uống một ngụm, khẳng định dân làng quyết tâm đoàn kết giữ vững lời thề.

Hội thề này thể hiện niềm tự hào của người Hòa Liễu, tỏ rõ "cốt cách Hòa Liễu" có từ ngàn đời: Người dân Hoà Liễu quyết mang khí phách kẻ sĩ, giữ tiết tháo, không vì đói rét mà xâm phạm tới của công, trọn đời phải lấy "chí công" làm trọng. Vậy đó phải là một sinh hoạt văn hóa tích cực, giúp cho mọi người thêm yêu quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó, kết thúc một năm cũ tốt lành, chuẩn bị bước vào một năm mới đầy hy vọng, tin tưởng. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giải thích vì sao thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên đứng vững trước mọi thử thách cam go của lịch sử, đặc biệt là thời đổi mới, chống tham nhũng đầy gian nan ngày nay.

Hòa Liễu ở Thành phố cảng, gần biển, gắn với khu du lịch Đồ Sơn, dễ tiếp xúc với khách nước ngoài, sôi động thương trường, thì hẳn rằng sinh hoạt văn hóa với những đạo lý cao khiết cổ truyền ấy càng có những ý nghĩa riêng của nó, và việc dịch, phổ biến bản "Miêng thệ" này, do vậy, cũng là điều hay.

Vì văn bản "Minh thệ" truyền bá quá lâu đời, sao đi chép lại nhiều, nên đến nay, chúng tôi không thể lần ra văn bản gốc, cũng khó biết văn bản này có cụ thể vào đời nào. Ông Phạm Đăng Khoa, nguyên Giám đốc trường Đảng Kiến Thụy, hiện làm Phó ban bảo vệ di tích lịch sử đền chùa Hòa Liễu đã cung cấp cho chúng tôi một văn bản chữ Hán do ông chép lại. Sau khi quan sát lễ "Miêng thệ", nghe lời văn trong đó và đọc kỹ bản "Minh thệ tấu văn" bằng chữ Hán, chúng tôi đã dịch nghĩa và xin giới thiệu toàn văn để bạn đọc tham khảo. Nhân đây, tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm tạ tới ông Phạm Đăng Khoa.

MINH THỆ TẤU VĂN

Dịch nghĩa:

Bài minh thệ tâu vào ngày 24 tháng 12, năm…

Tâu rằng:

Thôn [Hòa Liễu], xã [Thuận Thiên], huyện [Kiến Thụy], tỉnh [Hải Phòng], nước Việt Nam, năm thứ […].

Hôm nay, các bậc kỳ lão, chức dịch cùng già trẻ trong toàn thôn hội họp tại điện vũ. Theo tục lệ cũ, cùng nhau chích huyết ăn thề, kính cẩn dâng kim ngân, mũ áo, cỗ bàn phẩm vật, dám mong được kính cáo lên thần linh.

Kính mời các vị:

Thiên địa thần kỳ, đương niên Hành khiển, thần Hành binh, Tào phán quan, đương cảnh Thành hoàng, bản thổ Thiên quan, hai vị Hoàng vương, muôn vạn thần linh, thần thổ địa, các xứ đồng ruộng cùng về đây giám sát việc hội thề, phải trái công bình, đúng như lời minh thệ của dân xã chúng tôi, gồm các điều liệt kê rõ ràng minh bạch sau đây:

Việc thứ nhất: dân xã sở tại đã bầu ra, thì người làm Lý trưởng (nay là Chủ tịch xã), phàm các công vụ làm trong năm, nếu lấy công làm việc công thì mong được chư thần ủng hộ, nếu như có lòng tham, lấy công làm tư, thì mong chư thần đánh chết, y như văn thề đã ghi.

Một việc nữa: dân xã sở tại đã bầu ra, thì người làm Phó lý (nay là Phó chủ tịch xã), phàm các công vụ làm trong năm, nếu lấy công làm việc công thì mong được chư thần ủng hộ, nếu như có lòng tham, lấy công làm tư, thì mong chư thần đánh chết, y như văn thề đã ghi.

Trên từ các bậc già lão, dưới đến những người mới tuổi thành niên thuộc bản thôn, ở bên trong từ nơi vườn cây hoa quả, ở bên ngoài đến chốn đồng ruộng lúa màu, nếu có ai có công tâm chính trực, thì mong được chư thần ủng hộ, nếu người nào có lòng tham, làm điều gian tà, thì mong chư thần đánh chết y như văn thề đã ghi.

Các thần trong trời đất đều công bình chính trực, thông minh sáng suốt. Trời đất vốn vô tư, các điều thiện, điều ác đều qui định rõ ràng. Sấm sét của trời không thể ngừa được, nên kẻ gian ngoan không thể trốn được hình luật. Kẻ đứng đầu đinh tráng vào tháng Chạp cần cử hành lễ minh thệ. Người ở trong đám hào lý, hương thôn hoặc là kẻ sĩ, hoặc là nông dân, đứng trong địa vị của mình, khi làm nghề thủ công cũng như khi buôn bán, thề rằng phải lấy chân tình, dựa vào sự ngay thẳng mà phụng sự việc công. Như vậy thì phúc ấm sẽ rủ đến đời con cháu, mọi thứ sẽ tốt lành rực rỡ, dân chúng sẽ ấm no. Kẻ đã ra oai, lại cậy thế hách dịch (dù ghê gớm như búa rìu, sấm sét) lấy của công, nhân danh công để làm tư, thì cúi xin chư thần đánh chết.Cần giữ điều trung, làm việc chính, ngầm dựa vào thánh đức, cứu giúp cho sinh linh, chớ nên tin vào kẻ gian, chớ nên tha việc tà vạy. Khi thực hành, phải công bằng như quả cân này, trước thần minh, phải chính trực như mặt trời này. Đội ơn thánh đức đã trao cho quyền hành, phải ngăn chặn các tệ xấu của bọn gian ngoan làm đồi phong bại tục.

Nay kính cẩn tâu lên."

Danh nhân Thăng Long : Một sản phẩm ăn trộm chất xám (trường hợp N.T.Quai)

 

Vừa rồi, trong dịp đại lễ 1000 năm rồng bay, Nxb Hà Nội có ấn hành một sê-ri sách lớn về Hà Nội. Trong đó, có một cuốn mang tiêu đề Danh nhân Thăng Long – Hà Nội do một nhóm các học giả với học hàm học vị đứng tên ở đầu sách như sau (nguyên văn ở bìa trong của sách):

" GS.Vũ Khiêu (chủ biên)

PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn"

Hôm nay, nhân đang tranh thủ cùng một lúc phải viết hai bài về nhà thơ – sứ thần Nguyễn Tông Quai (1693-1767), một bài để trả lời cho bác Nguyễn Xuân Diện (như đã hẹn trước đây, sẽ cho đăng trên tạp chí chuyên ngành), một bài để xin bàn lại với  bác Ngô Đức Thọ  (dự tính cũng sẽ cho đăng trên tạp chí chuyên ngành), tôi có ngó qua quyển sách do GS.Vũ Khiêu làm chủ biên nói trên.

IMG_6359.JPG

Để khách quan, chụp theo bản lưu ở Thư viện Quốc gia

Ở trường hợp danh nhân Nguyễn Tông Quai, trong sách trên (từ trang 524 đến trang 530), thì như sau:

IMG_6363.JPG

Thấy có ghi hai tên tác giả trực tiếp viết về Nguyễn Tông Quai là Lê Văn Tấn và Nguyễn Thị Hường. Tôi không hề biết cả hai vị này.

Nhưng có thể khẳng định một cách rõ ràng rằng: toàn bộ bài viết viết này là một sản phẩm ăn trộm chất xám. Thực chất đó là trò cắt dán từ các bài viết của tôi (chủ yếu ở phần đầu) và của thầy Bùi Duy Tân (chủ yếu ở phần sau), nhưng không hề nhắc đến tên của hai thày trò chúng tôi ở bất cứ chỗ nào.

Vì là ăn trộm, nên giả như có sai sót (lỗi in ấn) trong các bài viết của tôi hay của thầy Tân, thì hai tác giả trên cũng ăn trộm cả những cái sai sót ấy sang ! Chẳng hạn, như thấy ở trang 524 (ảnh chụp ở trên) có một câu thế này:

"Sau này, còn lấy thêm 2 người vợ nữa (đáng chú ý là bà thứ hai và thứ ba là hai chị em ruột, còn bà tư là cô ruột của hai bà trên)"

Thì là có sai sót ghê gớm đấy ! Sai sót này là do lỗi in ấn của Tạp chí Hán Nôm (số 3 năm 1994, trang 38). Phải sửa ra sao, thì phải xem bản đã công bố của tôi vào năm 1993 (bản thảo đánh máy 45 trang, vốn được lưu ở Bộ Giáo dục, có kèm cả chữ kí của thầy Nguyễn Minh Thuyết với tư cách là người đại diện cho Chủ nhiệm Khoa lúc đó) và bản thảo viết tay 13 trang đã gửi cho tòa soạn tạp chí gần 20 năm trước ! Điều này, có lẽ chỉ có tôi mới có thể thực hiện được !

Hình như lại có vi phạm bản quyền : Luận văn của Nguyễn Đặng Ân bị đạo ?

Lời dẫn: Bác Ân là bạn blog của tôi (bác này cũng mới gia nhập làng blog). Bài dưới đây mới xuất hiện trên blog bác ấy, tôi copy về và có biên tập thuần túy kĩ thuật đôi chút.

Trên giá sách của tôi, cũng đã có cuốn Di sản văn hóa Lạng Sơn, tập 1.

Nếu bác Ân có qua, thì mời bác đọc chơi lại entry mà tôi đã đi từ mấy năm trước rồi, nó đây:

Chuyện đạo văn/đạo tặc ở bốn phương — 1 .

Và nếu có thời gian một chút, mời bác đọc cả cái thư mục "Đạo đức nghề nghiệp" trên blog tôi.

Từ đây trở xuống là entry của bác Ân.

Sự giống nhau kỳ lạ

 

Đăng ngày: 15:16 23-06-2011

 

Mới đây, có bạn đọc phát hiện cuốn sách bìa cứng khổ 19 x 27 rất đẹp có tên Di sản văn hóa Lạng Sơn ,Tập I, Văn hóa vật thể, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và Công ty văn hóa trí tuệ Việt ấn hành năm 2006 có sự lạ là nội dung Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn từ trang 196 đến trang 200 trong phần Tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật truyền thống (Không sắp xếp thành chương mục gì cả) bê nội dung Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đặng Ân hiện đang được lưu giữ tại Thư viện của Viện nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam có cắt đi một số đoạn rồi xào xáo lại, 3 tấm ảnh cùng chú thích trong luận văn cũng thấy xuất hiện trong sách.

Mặc dù lấy tiêu đề là Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn nhưng chỉ có phần kiến trúc nhà đất trình tường và nói rõ là ở bản Khuyên Hin, trong khi Lạng Sơn còn kiến trúc nhà sàn nổi tiếng.

Tên của luận văn của Nguyễn Đặng Ân là "Truyền thống xây dựng nhà cửa và làng bản ở bản Khuyên Hin" (Xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Luận văn thuộc chuyên ngành văn hóa dân gian mã số 8.02.02 bảo vệ ngày 07/3/2001.

Ngay trang 3 luận văn (Bìa cứng, đánh máy vi tính một mặt khổ A4) có lời cam đoan trịnh trọng của tác giả rằng "công trình nghiên cứu là của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu của công trình này chưa được công bố ở bất kỳ nơi nào khác".

Còn "công trình" Di sản văn hóa Lạng Sơn thì được xuất bản năm 2006, sau nửa thập kỷ.

Trong sách không ghi trích dẫn hay tham khảo từ nguồn nào và tác giả sách cũng không ai có tên là Nguyễn Đặng Ân. Người ta cũng nói rằng không có sự hiệp thông nào giữa ông Nguyễn Đặng Ân với những người làm sách.

Sao lại có sự giống nhau kỳ lạ như vậy nhỉ ?

Xem thêm: Xài chùa

Bìa luận văn

Mục lục luận văn

Ảnh trong phần phụ lục của luận văn

(Đều xuất hiện ở đại công trình Di sản văn hóa Lạng Sơn)

Và đây là nội dung đại công trình có sự giống nhau kỳ lạ

 

Tạp chí Văn Hiến tự ý đăng bài của tôi không xin phép

Một độc giả báo, và tôi kiểm tra lại. Kết quả như dưới đây.

Tạp chí Văn Hiến Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc) số tháng 5/2011, ở trang 41 và 42 (xem ở đây), đã tự ý đăng một bài viết của tôi mà không hề xin phép.

Bài này vốn có gốc ở đây: Lễ hội góp phần diệt mê lầm : Hội Minh Thệ ở Hải Phòng. Tức là bài đã đưa lên blog này từ 11/3/2011.Tấm ảnh chính của bài cũng do tôi chụp.

Nể tình riêng, tôi chỉ gọi điện cho người có trách nhiệm cao nhất của tạp chí, từ mấy hôm trước. Phía tạp chí hứa là sẽ gọi điện liên hệ ngay lại.

Nhưng đã ba ngày trôi qua, tôi không nhận được bất cứ liên hệ nào của tạp chí Văn Hiến VN cả.

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Sách vừa có, thì thấy anh Nguyễn Đình Đăng đã lên tiếng !

Lễ hội góp phần diệt mê lầm : Hội Minh Thệ ở Hải Phòng

 

Tin từ báo Tuổi Trẻ: anh Hà Minh Thành có tên Nhật là Takahashi Masanori

Vài tiếng trước, bạn tuyet  (xem ở phần comment) đã hỏi tôi về một cái tên Takahashi Masanori, có nguồn gốc từ báo Tuổi Trẻ, như sau:

"

Thứ Năm, 17/03/2011, 09:30 (GMT+7)
2 người Việt được cứu thoát

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, một cảnh sát người Nhật gốc Việt, ông Takahashi Masanori (tên Việt Nam là Hà Minh Thành) hôm 16-3 đã cứu được một du học sinh VN ra khỏi khu vực nhiễm xạ ở Fukushima.

Tên của du học sinh này là Dương Thị Thanh Thảo (có thể là Dương Lê Thanh Thảo). Hiện Thảo đã được đưa sang một tỉnh khác an toàn ở với một gia đình người Nhật.

Trước đó, ông Hà Minh Thành cũng đã cứu được một kỹ sư nguyên tử người Mỹ gốc Việt tên Toàn, làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Anh Toàn bị thương và đã được Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo đưa đến địa điểm an toàn.

Ông Hà Minh Thành cho biết hi vọng trong ngày 16-3 sơ tán được hết những người Việt ra khỏi khu vực nhiễm xạ nguy hiểm vì tình trạng Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đang trở nên tồi tệ hơn. 

LÊ NGUYÊN MINH"

 

Bản chụp màn hình do bạn tuyet gửi:

 

Không biết là bạn Dương Thị Thanh Thảo và anh Toàn (người Mĩ gốc Việt) trong mẩu tin trên của báo Tuổi Trẻ hiện nay ra sao rồi ?

Anh Thành vậy là ít nhất đã cứu được hai người trong thảm họa động đất sóng thần ở Nhật ! Công đức của anh thật vô lượng ! Cách dùng chữ "Công đức vô lượng" này không khéo lại làm mấy bác chí-phèo tự ái cũng nên !

 

Còn về cái tên Nhật Bản là Takahashi Masanori thì tôi đã trả lời bạn tuyet. Đại khái:

1. Tư liệu của bạn tuyet là bằng chứng rõ ràng cho thấy:

– tờ Tuổi TrẻHà Minh Thành đã liên lạc với nhau trực tiếp (qua mail chẳng hạn),

– khi liên lạc với Tuổi Trẻ, đồng chí Lượm này sử dụng cả cái tên Takahashi Masanori !

 

2. Takahashi Masanori cũng là một cái tên Lượm mà thôi. Nó là kết hợp giữa 2 cái tên này lại với nhau:

– Takahashi Masao —- lấy phần Takahashi

–  Tanaka Masanori —- lấy phần Masanori !

Cụ thể thêm, bạn Tuyet có thể đọc toàn bộ comment ở entry này thì sẽ hiểu:

Đông Du thế hệ thứ hai : 0 – Phan Thanh Lĩnh (*** – LỜI KẾT)

(1). Xuất xứ cái tên Masanori:

    "minhthanhjp

    06:57 28-10-2009

     
      Khà khà, mẹ chưa hết chuyện ông thầy Lĩnh có phải là Hosaka Mamoru gì gì đó không thì chú mày lại lôi đâu ra ông thầy Huy. Ông thầy này không phải tên Nhật là Takemoto mà tên là Tanaka Masanori. Chắc vô mấy diễn đàn học thuật của Vn ổng dùng tên khác để tránh rắc rối. Ông già này quậy lắm. Tuổi năm nay khoảng 70 đến 75 thuộc thế hệ đàn em của ông thầy Lĩnh và chú Quý. Cũng là dân xuất thân Đại học Đông Bắc. Trong cái link của ông Huy Thành viết thì cũng có nhắc đến vụ giáo sư Huy về Việt nam.  Thầy Huy này thì tôi quen vì là đồng hương và ngày xưa mon men tán con gái của ổng. Ổng bây giờ ở trong Viện dưỡng lão ở Saitama cũng gần nhà của tôi, bị bệnh Pakinson và cũng sắp lên đường đi tây thiên rồi. Thỉnh thoảng rảnh tôi cũng có đi thăm và tán dóc với ổng.  Dân học cơ khí thời của tôi thì phần nhiều biết ông thầy Huy vì ông này tính tình thuộc lọai lão ngoan đồng, rất dễ gần. Thường giúp đỡ sinh viên VN trong việc học hành cũng như về tài chánh , nhất là đám của tụi tôi sau ngày sập tiệm 30-4 -75 thì không còn tiền trợ cấp học hành của chính phủ Việt nam Cộng Hòa nữa. Thời sau này du học sinh ngoại quốc qua Nhật như  mấy chú em được đi làm thêm là nhờ công của ổng viết bài tố khổ trên báo và đi vỗ vai Bộ trưởng giáo dục Nhật thời đó kêu cho đám tụi tôi được đi làm thêm để kiếm sống và có tiền học hành."

    (2). Xuất xứ cái tên Takahashi:

    "minhthanhjp

    17:55 17-11-2009

    Chuyện cũng tới hồi kết rồi đó Giao.  Tôi đã điều tra và biết thêm được nhiều thông tin về giáo sư Phan Thành Lĩnh qua tư liệu lưu trữ của cảnh sát cũng như nhờ một người bạn (tức lão thầy chùa tranh cãi với chú) giới thiệu tôi đã gặp được anh Hùng Phong , giám đốc công ty Kubotec và có nói chuyện với con gái út (con người vợ VN) của ông là cô Thanh, tiến sĩ cơ khí đang làm việc tại HONDA.

     Thứ Nhất : Theo tài liệu lưu trữ của cảnh sát thì giáo sư Lĩnh đến Nhật vào năm 1936, đến Nhật với tư cách du học sinh thông qua một lá thư giới thiệu của ông Takahashi Masao, một thương nhân buôn tơ lụa và là đại diện của chính phủ Nhật tại thành Gia Định thời đó. Tên chính thức trên giấy passport khi nhập cảng Yokohama là Võ Tánh Lĩnh ( có thể là Võ Tanh Linh vì trên giấy không có dấu), quốc tịch Pháp. ( Điều này khác với điều anh Võ Huy Thành kể là ông đi du học Pháp, giữa đường thì bỏ xuống tàu ở lại Nhật du học. mà chắc ai đến Nhật du học cũng biết, đang không bỏ xuống tàu nhập cảnh Nhật để đi học không dễ).

     Thứ hai : Trong thời gian học tại Đông Kinh Văn học viện ông được Trung úy pháo binh Hosaka Tadaaki ở vùng Yokohama nhận làm trưởng nam dưỡng tử thay thế cho người con trai bị mất và đổi tên thành Hosaka Mamoru vào năm 1939."  

    Các entry liên quan đã đi trên blog này:

    Tổng quan: Tư liệu trận chiến Lão Sơn năm 1984 của anh Hà Minh Thành

    Người Tình Trắng mở lại blog (30/5/2011)

    Hôm qua, ngày 30/5/2011, Người Tình Trắng (Shiroi Koibito, viết tắt từ trước đến nay là NTT) đã viết blog trở lại.

     

    Trong bài vừa lên, chị gửi lời nhắn :

    "To my dearest Vietnamese friends. (ベトナムの友人達へ)

    I am happy that a lot of people in Vietnam read my blog

    and know about the border at Maripo."

     

    Tạm dịch:

    "Gửi đến những người bạn Việt Nam yêu quí của tôi,

    Tôi mừng có nhiều bạn Việt Nam đọc blog của tôi, để hiểu về vùng biên Maripo".

     

    f:id:ekobiiki:20110530112446j:image

    甘粛省甘南チベット自治州へ あなたの笑顔に会いに

    Last week, I traveled to Xia He, as Tibetan land, in Gansu state.

     

    Như chú thích ghi cả bằng tiếng Nhật và tiếng Anh cho bức ảnh trên, hiện giờ, NTT đang ở vùng văn hóa Tây Tạng rồi.

     

    f:id:ekobiiki:20110530131126j:image

    Ảnh trên blog của NNT, ngày 30/5/2011

    Các entry liên quan đã đi trên blog này:

    Tổng quan: Tư liệu trận chiến Lão Sơn năm 1984 của anh Hà Minh Thành

    Thư trao đổi mới giữa Trần Anh Hải và Người Tình Trắng (Shiroi Koibito)

    Nam tước Cắt – Dán Googleberg (tức bộ trưởng đạo văn) đã từ chức

    Theo tin của AFP, ngày 1 tháng 3, tờ Bild của nước Đức, đưa tin về việc Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Karl-Theodor zu Guttenberg, đã từ chức.

    Ý nguyện của ông đã được chuyển cho Thủ tưởng Angela Merkel và Tổng thống Christian Wulff.

    Hiện nay, ở Đức, ông Karl-Theodor zu Guttenberg, được báo chi gọi bằng "danh hiệu": Nam tước Cắt – Dán.

    Sở dĩ người ta gọi ông là Nam tước, vì ông xuất thân từ một gia đình quí tộc ở miền nam nước Đức, vợ ông cũng là con cháu của một tể tướng thời đế chế (nguồn ở đây).

     

    Báo chí tiếng Việt cũng đã có đưa tin, chẳng hạn ở đây:

    "Bộ trưởng đạo văn từ chức

    Ngày 1-3, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg đã từ chức với lý do chuyện ông đạo văn khi làm luận án tiến sĩ đã ảnh hưởng đến công việc.

    Trước đó, nhiều học giả và nghị sĩ đối lập đã yêu cầu ông từ chức. Ngày 28-2, Thủ tướng Angela Merkel nhận được thư chỉ trích của hơn 50.000 giáo sư, tiến sĩ. Bộ trưởng Giáo dục Annette Schavan cho rằng chuyện đạo văn rất đáng xấu hổ.

    THIÊN ÂN (Theo CNN, WTJ)"

     

    Những entry liên quan đã đi trên blog này :

    Nam tước Cắt – Dán Googleberg đã từ chức

    Nam tước cắt dán Googleberg từ chối, nhưng rồi đã viết đơn xin trả lại học vị !

    Một vụ đạo văn bị xử lí tước bằng ở Đức

    Đề nghị bác Philipp Rösler học tiếng Việt, và mở blog tiếng Việt !

    Đạo văn: Một luận văn Tiến sĩ của Đại học Tokyo danh giá vừa bị tước bằng ! (3)

    Đạo văn: Một luận văn Tiến sĩ của Đại học Tokyo danh giá vừa bị tước bằng ! (1)

    Câu chuyện tưởng độc đáo, nhưng thật ra là hiển hiện, về bằng cấp ở VN hiện nay