Category Archives: Triệu Đà

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 17

Cớ sao các chị lại tiếc ánh sáng thừa chiếu trên bốn bức tường ! ?

1 – Suy nghĩ chỉ trong vài phút, mình quyết định đi kì 17 trong loạt bài này. Xem như là một kì mang tính thời sự. Bởi nó liên quan đến entry vừa đưa lên bên blog của anh Trương Thái Du, và những comment cho nó — mình cũng lanh chanh ghi một cái rồi, nhưng chưa thấy đủ, nên chạy về nhà mình, giở đồ hàng ra chơi trò ô ăn quan ngày xưa chút xíu.

Anh Du nhắn sang nhà anh. Mình sang, thấy vấn đề nằm ở chữ Mạt Quang.

2 – Bác Đông A cũng đã tra cứu ngay rồi, vẫn là từ điển mạng, rất tiện, để ra được 3 nghĩa cho chữ Mạt Quang. Đúng nghĩa như vậy rồi.

3 – Vì cái bác Tích Dã bên Viện Việt học đưa tư liệu ra mà không chú giải rõ, nên để bạn tôi nhầm, trách bác Tích Dã ở điểm này quá !

4 – Bạn tôi, tức anh Du, nhầm bởi tưởng có liên quan gì giữa ông Thoát Hoan chui ống đồng với Mạt Quang.

Lúc nhận tin anh Du, mình đọc lướt qua, tưởng là có liên quan thật, mở cuốn sách song ngữ của Ganbar — ông bạn người Nội Mông học khoa Sử cùng trường với mình — ra để tra cứu. Lại còn mất công bắc thang đi tìm ra cuốn sách của hai bác Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm ở trên giá xuống nữa. Không ích gì. Vì Mạt Quang không liên quan gì đến bác Thoát Hoan — theo sách của Ganbar.

5 – Về cái chữ Mạt Quang này, lại làm mình nhớ ra: hồi năm 1993 mình đã viết một cái bài ngắn, trong đó có liên quan đến cái chữ gần giống Mạt Quang. Ấy là chữ Dư QuangDư Huy.

Cái bài viết ngắn ấy sau được hợp lại, để công bố năm 1994 trong một công trình gồm 94 trang — 59 trang chính văn, 25 trang phụ lục. Rồi đến năm 1995, cái đoạn đã hợp vào ấy lại được tách rời ra để công bố trong 1 bài viết trên tạp chí chuyên ngành.

Tức là cứ tách rồi lại hợp — đúng là công việc của những con mọt sách vô dụng !!!!

Ở trang 21 thuộc phần chính văn của công trình năm 1994, mình đã viết thế này:

Tá dư huy, dư quang: mượn ánh sáng thừa. Điển này rút từ sách Tả truyện. Bên sông Trường Giang, ở một làng có đám thiếu nữ chơi với nhau, thường hội họp quây quần đốt nến ngồi quay xa với nhau, trong bọn có một cô vì nhà nghèo nên không mua được nến, đám bạn định tẩy chay cô. Cô nói với các bạn: "Cớ sao các chị lại tiếc ánh sáng thừa trên bốn bức tường".

6 – Mình đọc lại đoạn này, và tự than lên rằng: "Ôi, sao ta lại tiếc ánh sáng thừa ! Sao không để mặc cho ánh sáng thừa chiếu tới láng giềng ? ".

7 – Xin các bác đừng tiếc ánh sáng thừa chiếu trên bốn bức tường làm gì. Hỡi cô gái không có nến ở bên sông Trường Giang ơi ta xin nhường thư phòng có đủ ánh sáng điện này, của ta, cho cô, đến mà quay xa hay tán chuyện đi !

Xin dẫn lại bài của anh Du, và góp ý thẳng thắn của bác Đông A với bài của anh Du, ở comment đầu tiên — không có dụng ý gì cả, chỉ là lưu tư liệu mà thôi.

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 17

Cớ sao các chị lại tiếc ánh sáng thừa chiếu trên bốn bức tường ! ?

1 – Suy nghĩ chỉ trong vài phút, mình quyết định đi kì 17 trong loạt bài này. Xem như là một kì mang tính thời sự. Bởi nó liên quan đến entry vừa đưa lên bên blog của anh Trương Thái Du, và những comment cho nó — mình cũng lanh chanh ghi một cái rồi, nhưng chưa thấy đủ, nên chạy về nhà mình, giở đồ hàng ra chơi trò ô ăn quan ngày xưa chút xíu.

Anh Du nhắn sang nhà anh. Mình sang, thấy vấn đề nằm ở chữ Mạt Quang.

2 – Bác Đông A cũng đã tra cứu ngay rồi, vẫn là từ điển mạng, rất tiện, để ra được 3 nghĩa cho chữ Mạt Quang. Đúng nghĩa như vậy rồi.

3 – Vì cái bác Tích Dã bên Viện Việt học đưa tư liệu ra mà không chú giải rõ, nên để bạn tôi nhầm, trách bác Tích Dã ở điểm này quá !

4 – Bạn tôi, tức anh Du, nhầm bởi tưởng có liên quan gì giữa ông Thoát Hoan chui ống đồng với Mạt Quang.

Lúc nhận tin anh Du, mình đọc lướt qua, tưởng là có liên quan thật, mở cuốn sách song ngữ của Ganbar — ông bạn người Nội Mông học khoa Sử cùng trường với mình — ra để tra cứu. Lại còn mất công bắc thang đi tìm ra cuốn sách của hai bác Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm ở trên giá xuống nữa. Không ích gì. Vì Mạt Quang không liên quan gì đến bác Thoát Hoan — theo sách của Ganbar.

5 – Về cái chữ Mạt Quang này, lại làm mình nhớ ra: hồi năm 1993 mình đã viết một cái bài ngắn, trong đó có liên quan đến cái chữ gần giống Mạt Quang. Ấy là chữ Dư QuangDư Huy.

Cái bài viết ngắn ấy sau được hợp lại, để công bố năm 1994 trong một công trình gồm 94 trang — 59 trang chính văn, 25 trang phụ lục. Rồi đến năm 1995, cái đoạn đã hợp vào ấy lại được tách rời ra để công bố trong 1 bài viết trên tạp chí chuyên ngành.

Tức là cứ tách rồi lại hợp — đúng là công việc của những con mọt sách vô dụng !!!!

Ở trang 21 thuộc phần chính văn của công trình năm 1994, mình đã viết thế này:

Tá dư huy, dư quang: mượn ánh sáng thừa. Điển này rút từ sách Tả truyện. Bên sông Trường Giang, ở một làng có đám thiếu nữ chơi với nhau, thường hội họp quây quần đốt nến ngồi quay xa với nhau, trong bọn có một cô vì nhà nghèo nên không mua được nến, đám bạn định tẩy chay cô. Cô nói với các bạn: "Cớ sao các chị lại tiếc ánh sáng thừa trên bốn bức tường".

6 – Mình đọc lại đoạn này, và tự than lên rằng: "Ôi, sao ta lại tiếc ánh sáng thừa ! Sao không để mặc cho ánh sáng thừa chiếu tới láng giềng ? ".

7 – Xin các bác đừng tiếc ánh sáng thừa chiếu trên bốn bức tường làm gì. Hỡi cô gái không có nến ở bên sông Trường Giang ơi ta xin nhường thư phòng có đủ ánh sáng điện này, của ta, cho cô, đến mà quay xa hay tán chuyện đi !

Xin dẫn lại bài của anh Du, và góp ý thẳng thắn của bác Đông A với bài của anh Du, ở comment đầu tiên — không có dụng ý gì cả, chỉ là lưu tư liệu mà thôi.

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 1 đến 16

Loạt bài về mộ Triệu Hồ ở Quảng Châu — đã đăng:

Điểm lại 1-16 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=305#comments

Kì 16 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=278#comments

"Bản thân Lê Quí Đôn đã không tin Bột MạtTrời cơ mà, Phù Bột Mạt thì càng xa vời — cái này, rất tiếc ông Tạ Trọng Hiệp chưa kịp làm tới, chắc là có nhã ý nhường cho mấy bạn trẻ chúng ta !"

Kì 15 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=267#comments

"Cảm tưởng ghi trên giấy của một chuyên gia ­nghiên cứu Trống Đồng Đông Sơn người Việt Nam ngay sau khi thăm mộ Triệu Hồ"

Kì 14 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=255#comments

"Ngay trong tiếng Việt hiện đại vẫn đang thấy sự lẫn lộn giữa MạtMuội !"

Kì 13 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=223#comments

"Hán thư có nói gì đến Cà cuống với Đà cuống đâu — dân mình biến báo xứng danh "con cháu cụ Triệu Đà" ! "

Kì 12 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=199#comments

"Triệu Đà nhà mình dối quá, thành Đà cuống, rồi hóa ra Cà cuống !"

Kì 11 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=185#comments

Chữ Mạt/Bột trong Tự điển Nôm Choang: "Có thể xem là kiến giải của Đông A thị được không ? "

Kì 10 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=163#comments

"Đọc một truyện ngắn của anh Trương Thái Du về mộ Triệu Hồ — chỉ đơn giản là vớt từ website của Hội Nhà văn"

Kì 9 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=144#comments

"Triệu Hồ được một số sử gia xem là con trai của Trọng Thủy – anh chàng đã đánh cắp nỏ thần của vua An Dương Vương"

Kì 8 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=139#comments

"Trích Đại Việt sử kí toàn thư — đoạn viết về Triệu ĐàTriệu Hồ"

Kì 7 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=124

"Trích nguyên bản Hán thư đoạn nói đến Triệu ĐàTriệu Hồ, nội dung gần giống với entry 6 — mà thực chất, có thể nói Hán thư đã copy rồi nhuận sắc đoạn này từ Sử kí của Tư Mã Thiên"

Kì 6 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=121

"Một đoạn trích nguyên bản Sử kí của Tư Mã Thiên , và bản dịch tiếng Việt —- Đoạn nói về Triệu Hồ người cháu gọi bằng ông của Triệu Đà"

Kì 5 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=112

"Tư liệu tham khảo quan trọng: Ý kiến của anh Nguyễn Cung Thông và nhóm diễn đàn Viện Việt học — năm 2007"

Kì 4 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=110

"Tư liệu tham khảo quan trọng: Bài viết của bác Vũ Thế Khôi có nói về Triệu Đà và Triệu Muội — đã công bố trên tạp chí Xưa và Nay năm 2006"

Kì 3 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=107

"Tư liệu tham khảo quan trọng: Một bài viết hồi cuối năm 2007 của anh Trương Thái Du — bài đã công bố trên blog của anh hơn 1 năm trước"

Kì 2 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=104

"Tư liệu tham khảo quan trọng: Bài của anh Nguyễn Việt – Trung tâm tiền sử Đông Nam Á"

Kì 1 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=102

"Trước hết, cần nhắc lại những phỏng đoán cao giá của anh Trương Thái Du"

Lời mở – không số http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=93

"Cần khảo cứu kĩ hơn về một "kí họa" tại mộ Triệu Muội"

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 16

Bản thân Lê Quí Đôn đã không tin Bột MạtTrời cơ mà, Phù Bột Mạt thì càng xa vời — cái này, rất tiếc ông Tạ Trọng Hiệp chưa kịp làm tới, chắc là có nhã ý nhường cho mấy bạn trẻ chúng ta !

1 – Bài viết mới nhất của anh Trương Thái Du

Mới rồi, anh Trương Thái Du đã công bố bài "Đi tìm tên của cháu Triệu Đà và chữ Nôm đầu tiên" trên tờ "Thể thao & Văn hóa" của Thông tấn xã Việt Nam, sau đó, đăng lại trên blog cá nhân.

http://thethaovanhoa.vn/133N2009021811355117T14/Di-tim-ten-cua-chau-Trieu-Da-…

http://au.blog.360.yahoo.com/blog-V8i4lZglabOqNmtKDevrxrT5RQo-?cq=1&p=2048#co…

Trọng tâm bài viết của anh nằm ở các chữ Bột MạtPhù Bột Mạt.

Trước đó một ít thời gian, bác Đông A cũng đã bàn một cách kín đáo về những chữ ấy trong một entry — xin phép được vớt vào đây.

2 – Phản luận của bác Đông A

Trình bày đầy ẩn ý, tựa như rất mềm mỏng nhưng nội lực phản biện chứa bên trong đó thì rất mạnh — một kiểu chơi mang chất Đông A !

Tuy nhiên, bác Đông Á mới chỉ sơ bộ đối chiếu chút xíu, công việc mới chỉ là bắt đầu.

Một số âm Việt trong Trần Cương Trung thi tập

http://blog.360.yahoo.com/blog-Uj79afQ1dKgK_DqY5hL3Of8-?cq=1&p=4186#comments

An Nam tức sự của Trần Phù được chép trong Trần Cương Trung thi tập. Đây là tập ký sự ghi chép của Trần Phù khi sang sứ Việt Nam vào thời nhà Trần. Trần Phù có ghi lại một số âm tiếng Việt bằng chữ Hán để làm ví dụ miêu tả âm tiếng Việt. Trong Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn có chép lại những ghi chép này của Trần Phù. Đối chiếu bản Trần Cương Trung thi tập được chép trong Tứ khố toàn thư thì bản Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn lại chép chính xác hơn. Không biết Lê Quý Đôn có hiệu đính lại khi chép hay bản Giao châu thi tập của Trần Phù mà Lê Quý Đôn chép chính xác hơn bản trong Tứ khố toàn thư. Điều này cũng dễ hiểu vì những người biên soạn Tứ khố toàn thư có thể không biết tiếng Việt nên có thể đã chép không đúng và không biết để hiệu đính lại. Ví dụ, bản Tứ khố toàn thư chép "trời" được nói là "bột vị", trong khi Kiến văn tiểu lục chép là "bột mạt". Chữ "vị" (未) và chữ "mạt" (末) khá giống nhau nên có thể chép nhầm. Bản Tứ khố toàn thư chép "đất" được nói là "yên" (烟), trong khi bản Kiến văn tiểu lục chép là "đát"(怛). Rõ ràng âm "đát" chính xác hơn âm "yên". Hai chữ này viết rất khác nhau và không rõ tại sao lại nhầm lẫn đến vậy. Nhưng cũng có thể nhận thấy Tứ khố toàn thư đã chép từ bản không được tốt vì đã để khuyết cách nói chữ "mây". Ngoài ra cũng phải nói rằng những ghi chép về ngữ âm của Trần Phù cũng chỉ tương đối vì đây không phải là ghi chép chính âm hay thiết âm. Khó có thể lấy những ghi chép này của Trần Phù để phục hồi lại cách phát âm của người Việt thời Trần.


Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 15

Cảm tưởng ghi trên giấy của một chuyên gia ­nghiên cứu Trống Đồng Đông Sơn người Việt Nam ngay sau khi thăm mộ Triệu Hồ

Thời gian: 30 phút sau khi khảo sát mộ

Địa điểm: Lối vào của Siêu thị giày và mặt hàng da Quảng Đông

Nhân vật: Thầy H.

Thầy H là nhà khảo cổ chuyên về Trống Đồng Đồng Sơn. Cuốn sách viết chung về đề tài này của thầy đã in khá lâu rồi, nó có cơ sở là luận văn phó tiến sĩ — sau này, nước mình đổi thành tiến sĩ — của thầy đã thực hiện ở nước Nga.

Mình rất bái phục, bởi cái gì cứ liên quan đến đồ đồng là thầy nói một hồi dài ! Hôm khảo sát Bảo tàng Thượng Hải, lúc vào phòng đồ đồng, thầy bảo mình: "Cậu không cần đọc thuyết minh của họ làm gì, cứ đi theo tớ, vừa đi tớ vừa thuyết minh luôn bằng tiếng Việt cho cậu nghe, chắc tỉ mỉ hơn nhiều đấy !" Quả đúng thế thật, bái phục, bái phục !

Thế còn hôm cùng thầy vào Bảo tàng mộ Triệu Hồ — ấy là mình nói tắt cho nhanh, chứ tên chính thức của nó hơi khác — sau mấy tiếng trở ra trở vô, lên lên xuống xuống, ngó ngó nghiêng nghiêng, hỏi hỏi gật gật, thì mình thấy thầy đâm ra "hơi choáng" !

Mà cực hay nhé, sau khi rời Bảo tàng mộ Triệu Hồ, bọn mình đi siêu thị hàng da Quảng Đông ! Thôi miễn bàn luận thêm nữa, chỉ miêu tả thực tế như vậy.

Mình thì dĩ nhiên đi hết gian này sang gian kia, cầm hết cái túi da này sang cái ví da kia, hăng hái y như lúc vào mộ Triệu Hồ vậy !

Còn thầy thì không ! Không thèm vào xem xét những thứ tầm thường ấy làm gì. Thầy ngồi ngay ở lối ra vào của siêu thị. Lấy một cái ghế nhựa, và viết. Mà viết giữa đám thanh niên Quảng Đông nói chuyện ầm ầm. Chắc chúng nó tưởng đấy là một ông Tầu nhà văn nào đó, đang sáng tác !

Ấy là cảm tưởng của thầy — xem ảnh trên, đấy chỉ là trích đoạn thôi, chứ còn dài nữa. Thầy ngồi ghi hết trang này sang trang khác, trong khi mình đi hết gian hàng da này sang hàng da khác.

Cái trích đoạn ở đây, có chỗ ghi đại ý là: liệu cuộc chiến tranh giữa Triệu Đà và Thục An Dương Vương có thật hay không ?

Nếu thầy có xem được blog của em, thì xin lượng thứ cho em, là vì em chưa xin phép thầy đưa cái ảnh này lên — nhưng mà em cũng đã cắt cúp để người ta chỉ còn thấy cái tay cầm bút thôi, đảm bảo không xâm phạm đến "hình ảnh riêng tư" của người khác.

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 14

Ngay trong tiếng Việt hiện đại vẫn đang thấy sự lẫn lộn giữa MạtMuội !

Ấy là trường hợp núi Mạt Sơn, còn được gọi là Muội Sơn. Hay ngược lại, là núi Muội Sơn, còn được gọi là Mạt Sơn.

Dĩ nhiên, nói "núi Mạt Sơn" thì, rất dễ bị nhà ngôn ngữ họ Cao gõ đầu bảo: "Chú mày lại mắc lỗi trùng ngữ rồi, kiểu như Địa Đàng Trần Gian ấy, trùng ngữ nặng !" — Ôi, vậy, nhất định chú Nhật Anh của ta sẽ bênh ta: "Người ta vẫn nói ngày sinh nhật đấy thôi".

Ông bạn Nhã Nam của tôi nếu có đọc thì đừng nghĩ tôi có ý chọc gậy vào công việc xuất bản của chú mày nhá !

Vậy núi ấy ở đâu, nằm ở chỗ nào hả cậu ? Nếu viết bằng chữ Hán thì viết thế nào ?

Vâng, xin trả lời vắn tắt — tạm không chua nguồn, nhưng yên tâm, sẽ đưa số trang tư liệu đàng hoàng. Bác nào quan tâm, đưa câu hỏi trong comment, tôi không tiếc gì, sẽ cung cấp nguồn đầy đủ ngay.

1 – Trong một cuốn sách bằng tiếng Pháp, xuất bản năm 1988, bởi cơ quan học thuật uy tín là EFEO, ở trang 99, có ghi thế này — lời tạm dịch của tôi:

"Mạt Sơn — còn gọi là Muội Sơn, đây là một dãy núi nằm ở phía Nam huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh".

2 – Trang 99 ấy còn chỉ dẫn nguồn tư liệu quan trọng:

"xem Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú tập — trang —, và Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch tờ — phần —".

3 – Thế là tàm tạm tin rồi đúng không ? Vậy, còn mặt chữ Hán ?

Đây mà 沫山, và cả thế này nữa chứ: 眛山

4 – Nhưng mà tớ thì chưa tin lắm — là vì, với tinh thần dân tộc học thì, không chỉ tin vào chữ !

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 13

Hán thư có nói gì đến Cà cuống với Đà cuống đâu — dân mình biến báo xứng danh "con cháu cụ Triệu Đà" !

Hôm nay viết hơi khó hiểu một chút — tự đùa với mình giữa đêm khuya thanh vắng Va-lung-tung mà !

"Sử kí thì rõ là không nhắc gì đến rồi, thế còn Hán thư thì sao ?

Vậy nguồn từ Quảng Đông Tân ngữ, hay tại Lê Quí Đôn, hay mấy bác Tây sang bảo hộ rồi phịa ra nhỉ ?"

Tư liệu:

漢書 列傳 卷九十五 西南夷兩粵朝鮮傳第六十五/南粵

– 3851 –
  陸賈至,南粵王恐,乃頓首謝,願奉明詔,長為藩臣,奉貢職.於是下令國中曰:「吾聞兩雄不俱立,兩賢不並世.漢皇帝賢天子.自今以來,去帝制黃屋左纛.」因為書稱:「蠻夷大長老夫臣佗昧死再拜上書皇帝陛下:老夫故粵吏也,高皇帝幸賜臣佗璽,以為南粵王,使為外臣,時內貢職.[一]孝惠皇帝即位,義不忍絕,所以賜老夫者厚甚.高后自臨用事,近細士,信讒臣,[二]別異蠻夷,出令曰:『毋予蠻夷外粵金鐵田器;馬牛羊[三]即予,予牡,毋與牝.』[四]老夫處辟,馬牛羊齒已長,[五]自以祭祀不脩,有死罪,使內史藩﹑中尉高﹑御史平凡三輩上書謝過,皆不反.又風聞老夫父母墳墓已壞削,兄弟宗族已誅論.[六]吏相與議曰:『今內不得振於漢,外亡以自高異.』[七]故更號為帝,自帝其國,非敢有害於天下也.高皇后聞之大怒,削去南粵之籍,使使不通.老夫竊疑長沙王讒臣,故敢發兵以伐其邊.且南方卑溼,蠻夷中西有西甌,其半羸,[八]南面稱王;東有閩粵,其數千人,亦稱王;西

– 3852 –
北有長沙,其半蠻夷,亦稱王.[九]老夫故敢妄竊帝號,聊以自娛.老夫身定百邑之地,東西南北數千萬里,帶甲百萬有餘,然北面而臣事漢,何也?不敢背先人之故.老夫處粵四十九年,于今抱孫焉.然夙興夜寐,寢不安席,食不甘味,目不視靡曼之色,耳不聽鍾鼓之音者,以不得事漢也.今陛下幸哀憐,復故號,[一0]通使漢如故,老夫死骨不腐,改號不敢為帝矣謹北面因使者獻白璧一雙,翠鳥千,犀角十,紫貝五百,蠹一器,[一一]生翠四十雙,孔雀二雙.昧死再拜,以聞皇帝陛下.」

Chú thích của đời sau cũng kiệm lời ghê:

[一一] 應劭曰:「桂樹中蝎蟲也.」蘇林曰:「漢舊常以獻陵廟,載以赤轂小車.」師古曰:「此蟲食桂,故味辛,而漬之以蜜食之也.音丁故反.」

Đoạn được tô đậm sau này "chuyển thể" vào Đại Việt sử kí toàn thư, thành ra:

"Vậy xin đổi tước hiệu, không dám xưng đế nữa. Kính cẩn sai sứ giả dâng một đôi ngọc bích trắng, 1.000 bộ lông chim trả, 10 sừng tên, 500 vỏ ốc màu tía, 1 giỏ cà cuống, 40 đôi chim trả sống, 2 đôi chim công. Mạo muội liều chết, hai lạy dâng lên hoàng đế bệ hạ". . . .

Nguồn của bản Hán văn:

http://www.sinica.edu.tw/~tdbproj/handy1/

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 12

Triệu Đà nhà mình dối quá, thành Đà cuống, rồi hóa ra Cà cuống !

Mấy năm trước, ra hiệu sách, thấy có một cuốn hoành tráng đóng bìa đỏ "Lược sử Việt ngữ học". Mua liền. Vì 2 lẽ rõ ràng: một, chủ biên sách là ông thầy cũ, dạy môn liên quan đến Ngôn ngữ học ngày xưa; hai, có một bài về những nghiên cứu về tiếng Việt của Lê Quí Đôn, mà bài này lại do chính ông thầy làm chủ biên viết.

Nhiều duyên cớ với Lê Quí Đôn — mà một trong đó là cái trường của mình ngày xưa có tên là Lê Quí Đôn, vinh dự lắm chứ — rồi lớn lên mê ông này.

Hồi năm 1998 và 1999, trong một công trình viết về tri thức dân gian Việt Nam, mình dành một phần khá lớn cho Lê Quí Đôn. Hơi bị choáng với số lượng sách Tầu mà Lê Quí Đôn đọc lúc đó, quá nhiều, mà là với một người bận mải việc quan như vậy. Có cuốn vừa mới được hoàn thành ở thời Thanh, tức là thời họ Lê sống, như Uyên giám loại hàm – gồm hàng trăm cuốn, soạn năm 1710 – ngài ta có cả, đọc, trích, rồi phê bình ra trò ! Khâm phục quá đi ! Mà ngày ấy, làm gì có internet nhỉ — cụ Lê nhà ta đi sứ Tầu rồi, nên chắc là cụ bỏ tiền túi hay dùng tiền công mà mua những sách ấy ở chính bên ấy.

Lang thang quá, trở lại vấn đề chính đi.

À, trở lại với cuốn sách Lược sử Việt ngữ học của ông thầy. Vào luôn cái bài "Những nghiên cứu về tiếng Việt của Lê Quí Đôn" do chính thầy viết. Quả thực, có thời gian đọc kĩ lại, thấy nhiều phần thất vọng với cái bài viết này — chỉ xin nói từ góc độ học thuật thôi, hãy tha lỗi cho em !

Chẳng hạn, một chi tiết nhỏ thôi nhé, ở trang 143 sách ấy, có viết thế này:

"Cái tên gọi cà cuống, vốn là Đà cuống (Triệu Đà nói dối): "Triệu Đà ở Nam Việt có dâng cống cho vua Hán một loài côn trùng ăn thơm ngon, gọi là con quế đồ — mọt ở cây quế. Về sau người ta biết đó không phải là con mọt quế, và gọi đó là con Đà cuống.Tiếng Đà cuống chuyển ra cà cuống"

Ý ông thầy là: người giải thích cà cuống có gốc từ Đà cuống chính là Lê Quí Đôn.

Thằng trò đọc đến đây thì thôi không đọc nữa.

Đố biết vì sao nó chán đến mức không đọc thêm nữa ?

280-457

Tư liệu liên quan về Cà cuống ở trên mạng và trong Blog này:

1 – Chú ý đến giải thích của bác nhà văn Vũ Bằng trong Thương nhớ mười hai:

http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_cu%E1%BB%91ng

2 – Bài viết của tác giả Võ Quang Yến:

http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/biologie/cacuong.htm

3 – Sách Hán thư đoạn nói về Triệu Đà – kì 7 trong loạt bài về gia đình Triệu Đà ở blog tôi:

http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=124

Chú ý chi tiết sau: 樹上所寄生的蟲。漢書˙卷九十五˙南粵傳:「蠹一器」。顏師古˙注:「此蟲食,故味辛,而漬之以蜜食之也。」

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 11

Có thể xem là kiến giải của Đông A thị được không ?

Định đóng cửa blog đi ngủ thì nhận tin nhắn của một ông bạn, bảo: bên blog của bác Đông A, thấy có bàn về chữ Triệu Mạt hay Triệu Muội đấy !

Mình sang xem, thấy đúng vậy — hãy xem tư liệu dán ở dưới đây — xin phép cô/bác/anh/chị Đông A cho vớt về đây làm tư liệu.

Tất nhiên, sau khi vớt vào làm của nhà mỉnh rồi, cần phải sơ qua mấy lời bình gửi đến bác Đông Á để cảm tạ, mà cũng để thưa chuyện chút cho vui:

– 3 tư liệu này, tôi đã biết cả: Thuyết văn thì trên mạng thôi, còn từ điển chữ Nôm Choang thì bác ĐA hơi có phần công phu tí chút – vì đã cất công chụp ảnh hay scan từ cuốn từ điển bằng giấy, mà là trang nào là mình cũng biết rồi. Mà ở Hà Nội, cuốn từ điển ấy cũng chỉ có vài bản — một bạn người Nhật mua được ở vỉa hè cuốn ấy, là sách của thầy Pảo, có dấu son ghi tên thầy đàng hoàng – chắc là vợ con đem sách của thầy đem bán cân mất rồi – hắn hỉ hửng tưởng tôi chưa có, khoe và biếu tôi, đến lúc thấy trên giá sách của tôi đã có, hắn mang về Nhật rồi !

– không biết bác ĐA có biết người Choang sang Việt Nam mình rồi thì gọi là gì không ? Ôi, cái chuyện này nó lại rơi đúng vào chuyên môn của thầy mình, thầy Taniguchi, và một chút là của cả mình nữa ! Thế mới chưa dám nói ra với anh Trương Thái Du từ đầu.

– nếu bác ĐA có thời gian và hứng thú mà chịu khó tìm từ điển chữ – dạng như chữ Nôm – của một số tộc người tại Hoa Nam nữa thì sẽ còn hay hơn nhiều nữa — nhưng mà cứ để dành sau đã.

Hết, đi ngủ đã ! Thưởng cho một tối thứ Bảy mà

Tư liệu vớt từ blog Đông A:

Ghi chép về chữ mạt

1. Cổ Tráng tự tự điển và Thuyết văn cùng cho nghĩa như nhau.
2. Phát âm theo tiếng Choang là: bo:t
3. Phát âm Hán cổ điển không thay đổi: mạt

Cổ Tráng tự là một dạng chữ như chữ Nôm, dựa trên Hán tự để biểu âm và biểu ý cho tiếng Choang, ngôn ngữ phổ biến ở vùng Quảng Tây.

http://blog.360.yahoo.com/blog-Uj79afQ1dKgK_DqY5hL3Of8-?cq=1&p=4181

Loạt bài về mộ Triệu Hồ ở Quảng Châu — đã đăng:

Kì 10 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=163#comments

Kì 9 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=144#comments

Kì 8 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=139#comments

Kì 7 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=124

Kì 6 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=121

Kì 5 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=112

Kì 4 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=110

Kì 3 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=107

Kì 2 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=104

Kì 1 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=102

Lời mở – không số http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=93

Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 10

Đọc một truyện ngắn của anh Trương Thái Du về mộ Triệu Hồ — chỉ đơn giản là vớt từ website của Hội Nhà văn

Hôm nay, chỉ vớt vào đây để lưu tư liệu, chưa bình luận gì cả — có gì thì bình luận sau vậy

Trương Thái Du

Triệu Vũ Đế

Tôi một mình đến Quảng Châu với mục đích duy nhất là thăm lăng mộ Triệu Văn Vương. Từ sân bay Bạch Vân tôi về thẳng nhà nghỉ trường đại học Kí Nam. Sáng hôm sau, lên xuống mấy lượt xe buýt và tàu điện ngầm, tôi đến cổng công viên Việt tú. Đi bộ một thôi dọc phố Giải Phóng Bắc, băng qua đường bằng hầm, tôi đứng trước bức tường mặt tiền cao ngất của viện bảo tàng.

Thật mĩ mãn. Người Việt Đông chăm sóc di tích lịch sử rất khoa học.

Đêm. Ngồi ghế đá trong khuôn viên rợp cây xanh trước nhà nghỉ, khoan khoái tận hưởng không khí trong lành, tôi tự hỏi “Hơn hai ngàn năm trước, đây cũng là lãnh thổ nước Việt ư?” Một ông lão râu tóc bạc phơ đi ngang, vừa cười vừa hỏi:

“Mai mi về nam, sao không tiện thể ghé ta chơi?”
“Thưa… Ông là…”
“Ta là ông nội của Văn Vương.”
“Nhà ngài… À không, lăng mộ của ngài gần đây ư?”
“Trường đại học này xây dựng bên triền địa danh Ngung sơn trong sách xưa.”

Thôi thúc có ma lực, hơn cả sự tò mò khiến tôi líu ríu theo bước Triệu Đà.

***

Lối vào mộ dốc và khá hẹp, dài tầm vài chục bước chân, vách đất dựng đứng. Theo lễ nhà Chu, chỉ thiên tử mới được làm đường khiêng quan tài vào mộ. Thời ấy ở Hoa Bắc, người ta đào mộ đạo rất rộng và sâu. Sau khi an táng, hai phần ba chiều cao mộ đạo được lấp cát và chèn đá hộc, một phần ba phía trên là đất nện. Nếu trộm viếng mộ, đào càng sâu thì chúng càng có nguy cơ tự chôn sống vì cát sụt lôi đá xuống. Thấy tôi quan sát khá kĩ, Triệu Đà quay lại bảo:
“Ở đây cao và xa sông suối, không tìm được cát. Ta cho đào ngang, hút sâu vào lòng núi. An toàn không kém. Hai thiên niên kỉ có hề hấn gì đâu. Cửa nhà ta suốt bốn mùa và suốt ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời”
“Ngài năm nay bao nhiêu tuổi rồi?”
“Ta dọn về đây năm 137 trước công nguyên. Ta sinh năm 234 tại Chân Định, nước Triệu. Nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.”
“Sao có cuốn sử ghi nhận ngài thọ hơn trăm tuổi.”
“Mấy chú thư lại hậu sinh ấy nhầm khá nhiều. Sách sử sao đi sao lại, có người vì mục đích này nọ lại bịa thêm. Chỉ Sử kí chuẩn nhất, nhưng quá khúc chiết.”
“Ngài là phó tướng của Đồ Thư?”
“Bậy nào. Ta xuống Lĩnh Nam đợt hai, sau khi dân Tây Âu đã giết Đồ Thư. Tần Thủy Hoàng rất ghét nước Triệu, vì tuổi thơ ông khó nhọc tại Hàm Đan. Nhiều người Triệu bị bức ép đi xây Trường Thành và xung lính thú Lục Lương. Thuở bé ta con nhà tử tế, được học ít nhiều. Sẵn chí tiến thủ, sau vài năm chinh chiến ta thành huyện lệnh Long Xuyên…”

Bước qua hai cánh cửa đá to và nặng, Triệu Đà chỉ tôi ngồi xuống chiếc ghế cạnh một thạp đồng có hoa văn người chèo thuyền đặc trưng của đồ đồng Đông sơn.

“Chịu khó nhé. Nhà cửa chật hẹp vì mái lợp đá nguyên tảng, không thể dùng các tấm lớn hơn.”

Sau khi đưa cho tôi chén trà có ánh bạc, Triệu Đà yên vị vào chiếc yên ngựa bằng da nạm vàng, kê trên bó ngà voi rất to. Ông giới thiệu “nhà” mình:

“Đây là phòng khách. Phòng ngủ sát kề. Sau phòng ngủ là kho. Có 2 buồng chái tây và hai buồng chái đông. Ta đem theo hơn chục người tuẫn táng gồm lính gác, phục vụ, nấu bếp, nhạc công và mấy bà phi trẻ tuổi. Hơi dã man” Triệu Đà lắc đầu “Truyền thống nó thế…”

Gió nam mát rượi. Bộ quần áo ngọc may bằng chỉ tơ, treo trên móc áo gỗ chân đồng chạm khắc tinh xảo, hơi lao xao. Dàn chuông thở những tiếng âm u.

“Ban sáng, thăm mộ cháu ngài, tôi thấy chiếc ấn vàng “Văn Đế hành tỉ”, lại có ấn “Triệu Muội” và ấn “Thái tử”. Tư Mã Thiên ghi nhận Văn đế tên Hồ mà?”
“À, thằng này mẹ Việt, bà nội cũng người Việt. Ta đặt tên Hồ, nhưng trong hoàng gia hắn chỉ thích mọi người gọi hắn theo tiếng bản địa. Chữ Muội dùng để kí âm. Đấy là tên một vị anh hùng trong huyền thoại cổ xưa của người Việt.”
“Ông ta là con Trọng Thủy?”
“Ừ, nhưng không phải con Mỵ Châu đâu nhé. Thủy chết sớm. Hồ đĩnh ngộ, ta đúc cho ấn thái tử. Vì ấn thái tử cũ của Thủy là Kim li hổ ấn (ấn vàng núm hình con lân), nên đành cho Hồ dùng Kim qui ấn (ấn vàng núm hình con rùa) theo đúng trật tự long – lân – qui – phượng.”
“Vậy còn chuyện An Dương Vương và nỏ thần?”
“Hình tượng An Dương Vương trong hiến sử Việt Nam là một tổ hợp phức tạp những ghi chú có chủ ý của sách vở Hoa Hạ và lời truyền miệng dân gian.”
“Thế Tây Âu Lạc ở đâu?”
“Âu Lạc là kí âm Đất nước, Xứ sở của người Việt bằng Hán tự. Người Việt ở Phiên Ngung, người Việt dưới mé sông Hồng, hay người Việt tại đất Mân đều gọi nơi mình sống là Âu Lạc. Cũng có thể xem Âu Lạc là tên bằng tiếng Việt của nước Nam Việt. Khi Tư Mã Thiên viết Tây Âu Lạc, ông ta hàm ý phía tây Phiên Ngung, tức vùng Nam Ninh Quảng Tây gần cửa biển Hợp Phố.”
“Vậy ông chưa từng đặt chân đến sông Hồng?”

Triệu Đà đứng lên lấy chiếc hộp bạc tròn đựng thuốc của người Ả Rập cổ đưa cho tôi xem:

“Những thương nhân từ Ba Tư đi thuyền đến đây có kể ít nhiều về mảnh đất hoang vu bên con sông đỏ quạnh phù sa. Nơi ấy nhiều đầm lầy, ẩm thấp, dân thưa thớt, mùa mưa ngập lụt triền miên. Ta từ nước Triệu, chỉ quen cưỡi ngựa nên không có kinh nghiệm xây dựng đội thuyền viễn chinh.”
“Còn thành Cổ Loa nữa chứ.”
“Dịch Hu Tống chết, nhân dân Tây Âu Lạc không chịu làm nô lệ đã quật khởi kháng chiến và giết được Đồ Thư. Dạo Lữ Hậu chuyên quyền, ta bắt đầu dòm ngó sang hướng ấy nhằm mở rộng Nam Việt, sẵn sàng chống giặc. Trước nguy cơ bị thôn tính, quân trưởng An Dương Vương đã liên kết các bộ lạc Tây Âu Lạc, xưng vương và thành lập nhà nước sơ khai theo chế độ mẫu hệ. Lợi dụng địa thế núi non, An Dương Vương đắp thành đất, dựng lũy gỗ nhiều vòng men theo vách núi, nhìn xa như một con ốc biển khổng lồ. Đó phải chăng thành Cổ Loa? Quân ta nhiều lần điêu đứng với những mũi tên đồng này.” Triệu Đà chỉ vào bó tên màu vàng, cạnh chiếc nỏ dựng góc phòng. “Ta thu phục mãi không được. Hết nước, phải dùng kế li gián. Tay chân ông ta nhận của cải đút lót, đuổi đánh chủ. Vị thủ lĩnh kiêu hùng thất thế lên thuyền chạy ra biển, đem theo nhóm quí tộc thân cận.”
“Ý ông là, họ đến Đông Anh, Hà Nội ngày nay, đắp đê ngăn nước và sinh sống?”
“Có lẽ thế. Họ đem theo câu chuyện về Cổ Loa và những cuộc đụng độ với ta. Thời gian xóa nhòa tất cả. Sau này con cháu họ lầm tưởng vết tích Kiển Thành mà Mã Viện xây trên thân đê là Cổ Loa bên Quảng Tây.”
“Ông sáng tác kịch bản này nhằm biện minh hành động xâm lược?”
“Ngươi xem, trong nhà ta có chiếc trống đồng chiến lợi phẩm nào đâu. Vị vương mới ở Tây Âu Lạc cũng ít chịu nghe lệnh ta. Năm 111 Phiên Ngung thất thủ, ông ta định chống nhà Hán. Hoàng Đồng là người Phiên Ngung cử qua giám sát Tây Âu Lạc. Sử kí viết “Tả tướng cũ của Âu Lạc chém Tây Vu Vương.” Tây Vu nghĩa là vùng phía tây (Phiên Ngung), chứ không phải địa danh. Tây Vu và Tây Âu Lạc là một. Chữ Tây này vẫn tồn tại đến hôm nay trong tên gọi Quảng Tây, một tỉnh giáp ranh phía bắc Việt Nam.”

***

Một thiếu phụ mặc áo lụa, tay diện vòng bạc, khắp người lấp lánh ngọc trai, ngọc bội, trâm vàng, bước ra từ buồng ngang phòng khách phía đông. Không nhìn tôi, bà cúi xuống nói gì đó với Triệu Đà. Tôi đọc được dòng chữ “Hữu phu nhân tỉ” trên chiếc ấn vàng bà đeo giữa ngực.

Người nhà đã chuẩn bị xong mọi thứ, đến giờ Triệu Đà ăn tối và xem vũ – nhạc, ông ngỏ ý mời tôi cùng thưởng thức. Cẩn thận bước đi giữa rất nhiều đồ tùy táng, tôi theo ông vào phòng lớn phía Tây.

Nhóm nhạc công nhỏ bé gần như bị lèn chặt bằng rất nhiều loại nhạc cụ: Khánh đá, chuông đồng đủ kiểu, tù và ngọc thạch, đàn tranh cổ nước Tần…

Cung tơ dìu dặt, bước chân ngựa thong thả trên bình nguyên hoàng thổ. Bất ngờ tiếng tù và xung trận rúc lên. Chuyển động khẩn trương, dồn dập. Binh khí chạm nhau. Ngựa hí… Thanh âm chuông móc câu loang trên mặt cỏ. Mùi máu tanh… Tiết tấu rệu rã, sinh lực dũng sĩ đã hết. Nhạc nhỏ dần, nhỏ dần để chuyển điệu.

Róc rách nước chảy khe suối. Dàn khánh đá lung linh dưới ánh sáng của khay đèn mỡ cá bằng đồng. Chim hót, vượn hú, rừng rậm thâm u. Chiếc lẫy nỏ bật đánh tách một cái. Mũi tên cảnh báo xé không khí mà đi. Thấp thoáng sau lùm cây dại là những chiến binh mặc khố, đầu cắm lông trĩ ngũ sắc… Ngựa sụp hố chông rống thảm thiết.

Âm thanh dạt ra như đồng cỏ lau ngút ngàn có người rón rén băng ngang. Việt điệu rộn rã ngày càng đến gần tai người nghe. Lớp lớp chân trần dậm đất thậm thình quanh đống lửa. Nhiều phụ nữ mặc khố hoa, ngực căng cong vút tựa sừng trâu, chẳng thèm che đậy màu da nhuộm nắng. Ánh mắt trai gái đều hiền hòa bao dung, pha chút say đắm thật thà, thiết tha mời gọi. Chinh nhân ném bỏ gươm sắt, cởi giáp hòa vào đám đông.

Một gia nhân ôm vò rượu gạo có viết bốn chữ “Trường Lạc cung khí” đến rót vào chén ngọc cho tôi.

Hương từ đỉnh trầm len qua những khe trang trí hình kỉ hà quyện vào tà lụa hai vũ công. Nhân ảnh nhòe nhoẹt, chỉ còn lại đôi chim quấn quít với nhau trên bãi phù sa lúc thủy triều xuống.

Thỉnh thoảng để thay đổi góc nhìn, tôi lại hướng mắt vào hàng chục chiếc gương đồng bóng loáng treo trên vách đá. Một chiếc gương khá lớn nằm che gần hết lưỡi qua đồng bén ngọt. Thấp thoáng dòng chữ “Trương Nghi”. Chiếc qua này chắc hẳn đúc ở công xưởng binh khí nước Tần, thế kỉ thứ 4 trước công nguyên.

Con rùa to lật ngửa đã chín trên vỉ nướng. Triệu Đà dùng que xiên tách mai rùa, giơ ra trước đèn. Vết nứt trên mai rùa phảng phất thể hiện một dòng giáp cốt văn “Nam Việt độc lập”.

***

“Ngài tự nhận mình là người Triệu, người Tần, người Hán hay người Việt?”
“Ta với Lưu Bang, chí chẳng khác nhau, địa lợi khập khiễng mới thành kẻ bắc người nam, kẻ mạnh người yếu. Ta xưng vương ngoại giao cho qua chuyện binh đao, sao gọi là người Hán được. Tần cường bạo dùng lửa để dập lửa, giết người cầu hiếu sinh, đốt thi thư nhằm ngu dân an bang, hạ sách lắm. Phần lớn đời ta uống nước Việt, ăn gạo Việt, nói tiếng Việt nhưng vẫn nhớ nơi chôn nhau cắt rốn. Tim, óc ai chẻ ra cân đong đo đếm bao giờ.”
“Còn văn hóa Việt thì sao?”
“Ta chưa bao giờ phủ nhận người Việt, văn hóa Việt. Phải khẳng định văn minh “chính phủ”, tổ chức chính quyền, công thức xã hội phương Bắc nảy nở trên nền tảng phụ quyền có lí do tồn tại và cắm rễ nơi này, xúc tác tăng tốc chu trình tiến hóa. Thực sự có những thứ ta đem đến đây rất hữu dụng, và ít nhiều vẫn chưa biến hình hoàn toàn cho đến thế kỉ 21 sau công nguyên.”
“Như ngài nói, ngài đâu đã đặt chân đến đồng bằng sông Hồng.”
“Hán Vũ Đế xâm lăng Nam Việt, bọn Việt gian Tô Hoằng cùng quan lang Đô Kê phản phúc chặn bắt Kiến Đức, Lữ Gia. Còn bao nhiêu quí tộc, thân vương theo thuyền buôn, thuyền cá dong buồn về biển Nam ngươi không tính ư. Làn sóng tị nạn ấy đã đem tinh hoa nước Nam Việt đến bến bờ tự do bên dòng sông Hồng.”
“Biên giới Nam Việt, tức nước Âu Lạc của người Việt bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam?”
“Phía nam Ngũ Lĩnh, văn hóa tương giao, chủng tộc gần gũi, các bộ lạc rải rác, quân trưởng độc lập, chế độ mẫu hệ chủ đạo nên không có biên giới. Đừng đem một khái niệm mới đè lên thời trước. Những chuẩn mực chính trị ta xây dựng ở Nam Việt cắm rễ vững chắc vào nền chính trị Việt Nam. Lý Bí xưng Nam Việt Đế. Triệu Quang Phục giương cờ Việt Vương. Sau đó nào là Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam… Quanh đi quẩn lại cũng từ hai chữ Nam và Việt mà ra. Cách ta hành xử với Bắc phương được thực hành tới lui hàng ngàn năm mà có lỗi thời đâu. Nên lưu ý, nhà Hán hai lần phải qua tận nơi khuyên dụ, phong vương cho ta. Nhóm hậu sinh thì luôn vội vã tuyển sứ, tải đồ quốc bảo cống nộp cầu cạnh. Họ học hành chẳng đến nơi đến chốn.”
“Miếu thờ, tên đường phố dính dáng đến ngài ở Việt Nam giờ này người ta xóa sổ hết rồi. Thậm chí Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết cũng bị biên tập, bỏ nhà Triệu, hoặc giải thích đó là quan điểm thiếu tiến bộ của văn hào, cần xét lại.”
“Khoa học lịch sử là gương mặt, là tư duy, là trình độ phát triển, là thước đo vận động (tiến hoặc lùi) của chính thời đại dung dưỡng nó. Ta mặc nhiên là quá khứ. Văn minh loài người chỉ mới mấy ngàn năm, tuổi ta bằng nửa số ấy. Ngành khảo cổ Trung Quốc gọi mộ Triệu Hồ là Tây Hán Nam Việt vương mộ Bác vật quán. Họ muốn đánh đồng triều đại độc lập ta dựng lên nằm trong kỉ Tây Hán, thời Tây Hán, kiểu Tây Hán và thuộc về nhà Tây Hán. Những chiếc đế tỉ biết nói đấy. Bản thân mi cũng có công nhận thế đâu. Chúng ta chỉ nên quan trọng thực chất mà thôi.”

***

Nắng phương nam chói chang. Cô tiếp viên hàng không mở màn che cửa sổ và nhắc nhở mọi người kiểm tra dây an toàn trước khi máy bay hạ cánh. Giấc chiêm bao thật ý vị. Tất cả những đồ vật tôi đã tận mắt chiêm ngắm nơi lăng mộ Văn Vương đều được tái hiện trong mơ, xung quanh Triệu Đà và những người tuẫn táng. Có thể đây là cách làm việc vô thức của một kẻ tìm hiểu lịch sử nghiệp dư, nhằm điểm duyệt và ghi nhớ phút giây xúc động khi đi thực tế.

Quảng Châu 2004
Thảo điền tháng 1.2007

Nguồn: http://hnv.vn/News.asp?cat=&scat=44&id=448

Loạt bài về mộ Triệu Hồ ở Quảng Châu — đã đăng:

Kì 9 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=144#comments

Kì 8 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=139#comments

Kì 7 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=124

Kì 6 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=121

Kì 5 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=112

Kì 4 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=110

Kì 3 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=107

Kì 2 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=104

Kì 1 http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=102

Lời mở – không số http://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA–?cq=1&p=93