Category Archives: Văn học Nhật

Tác giả Rừng Na-uy, nhà văn Murakami : Chính chúng ta ném bom chúng ta !

Theo tin của báo chí Nhật (ở đây, và ở đây), ngày hôm qua (9/6/2011), tại bang Catalunya thuộc vùng Đông Bắc của Tây Ban Nha, nhà văn đương đại Murakami, tác giả của Rừng Na-uy, đã được chính quyền bang trao tặng giải thưởng Catalunya 2011.

 カタルーニャ国際賞授賞式でスピーチする作家の村上春樹さん

Nhà văn Murakami Haruki đang trình bày diễn từ trong lễ nhận giải thưởng quốc tế Catalunya 2011

 Murakami Haruki 村上春樹氏

 

Trong diễn từ nhận giải với tiêu đề "Tôi trong vai một người mộng tưởng phi hiện thực/非現実的な夢想家として" , Murakami đã đề cập đến thảm họa nguyên tử Fukushima ở Nhật Bản trong siêu động đất vừa rồi. Ông kêu gọi Nhật Bản cần tiếp tục nói "Không" với điện nguyên tử.

"Bi kịch hạt nhân lần thứ hai này của Nhật Bản, không phải là câu chuyện ai đã ném bom xuống đây ?… Chính chúng ta, bằng chính tay của mình, đã phạm sai lầm và phá hoại đất nước của mình"(「日本にとって2回目の核の悲劇だが、今回は誰かが原爆を落としたのではない」と指摘。「われわれは自分の手で間違いを犯し、国を破壊したのだ」) – nhà văn nói.

Các entry liên quan đang đi trên blog này:

Toàn cảnh về siêu động đất ở Nhật Bản (từ ngày 11/3/2011)

 

 

 

Thử đọc chậm một bản dịch của Nguyễn Đình Đăng – 2 (Phân tích)

Đi ăn cơm tối, rồi còn phải dự họp tổ dân phố đã, tí nữa viết. 

Trời, bây giờ đã về nhà, sau một buổi họp ồn ào mà xem ra khá là vô bổ, mấy vấn đề nhức nhối của khu phố vẫn nằm chình ình ra đấy, suốt mấy năm chỉ thấy nói mà chẳng thay đổi được gì. Đọng lại nhất của buổi họp là lời của ngài cựu đại tá từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện tại là Tổ trưởng tổ dân phố: "Phong trào gia đình văn hóa này, mà chúng ta đang thực hiện, không phải bây giờ mới có, trung ương đã phát động từ năm 1960 !". Ôi, ở cái xứ sở của chúng ta, chỉ có "phong trào" và "phong trào" thôi, người dân chắc đã ngán ngẩm với mọi thứ "phong trào" ồn ã lắm rồi !

1 – Thôi trở lại với bản dịch của anh Đăng. Khái quát bình loạn thì thế này: bác Đăng bỏ khá nhiều công sức để mong có thể truyền tải được không khí truyện từ nguyên ngữ Nhật Bản tới bạn đọc Việt Nam, nhưng do mức độ đọc hiểu của bác còn giới hạn, nên rút cục chưa đạt được mong muốn ấy. Phê phán mang tính ngầm kín của bác Đăng với bản dịch trước đó của bác Dương Tường, hình như, mới là mục đích chính của bác Đăng ! Nhưng phỏng có ích gì, nếu bác Đăng vẫn đọc chưa thông văn Nhật ? Mà nói thật, văn của Nakajima là loại văn bình dân, dễ hiểu nhất, trong giai đoạn văn học tiền chiến (trước 1945) của Nhật, mà còn như thế, thì . . . (thôi chỉ nói thế) ? Một số tác phẩm của giai đoạn này đã trở nên khó đọc, quá khó đọc thì chính xác hơn, tựa như là ngoại ngữ với người Nhật ngày hôm nay, nên người ta phải dịch sang tiếng Nhật hiện nay (dịch tiếng Nhật ra tiếng Nhật) !

2 – Dưới đây, để cụ thể, tôi phân tích mấy chỗ cho thấy bác Đăng đọc chưa thủng văn Nhật loại dễ. Tạm chỉ sử dụng đoạn đầu thôi, chứ chưa có thời gian làm lại toàn bộ !

(1) "Thành Hàm Đan kinh đô nước Triệu có một người đàn ông tên là Kỷ Xương  nuôi chí trở thành tay cung đệ nhất thiên hạ 趙 ( ちょう ) の 邯鄲 ( かんたん ) の都に住む 紀昌 ( きしょう ) という男が、天下第一の弓の名人になろうと志を立てた"

— Ý câu này dịch sang tiếng Việt tạm đủ, nhưng chưa đúng cách trình bày tư duy của người Nhật, và chọn không đúng từ.

Mình muốn dịch lại thành "Một trang thanh niên tên là Kỉ Xương ngụ ở kinh đô Hàm Đan nước Triệu ôm hoài bão trở thành tay cung đệ nhất trong thiên hạ".

 

(2) "Trong khi tìm thầy, chàng được biết rằng, về ngạch cung tên hiện nay, không ai sánh được với danh thủ Phi Vệ 己 ( おのれ ) の師と 頼 ( たの ) むべき人物を物色するに、当今弓矢をとっては、名手・ 飛衛 ( ひえい ) に 及 ( およ ) ぶ者があろうとは思われぬ".

 

(3) "Nghe đồn cao thủ này có thể bắn bách phát bách trúng một cái lá liễu cách xa một trăm bước. Kỷ Xương lên đường tới yết kiến Phi Vệ, xin làm học trò của ông ta.百歩を 隔 ( へだ ) てて 柳葉 ( りゅうよう ) を射るに百発百中するという達人だそうである。紀昌は 遥々 ( はるばる ) 飛衛をたずねてその門に入った"

(4) "Sau hai năm, mặc cho cái bàn đạp chuyển động sát sạt, cạo đứt cả lông mi[6], Kỷ Xương đã luyện được nhìn mà không hề chớp mắt二年の 後 ( のち ) には、 遽 ( あわた ) だしく往返する 牽挺 ( まねき ) が 睫毛 ( まつげ ) を 掠 ( かす ) めても、絶えて瞬くことがなくなった "

—-

Đang viết dở

Thử đọc chậm một bản dịch của Nguyễn Đình Đăng – 1 (Tư liệu)

0-1 – Lời giới thiệu bản dịch Nguyễn Đình Đăng của chính dịch giả: Những bức tranh trắng (1951) của Robert Rauschenberg và tác phẩm 4’33’’ (1952) của John Cage được bàn luận trên talawas blog vừa qua khiến người dịch (N.D.) nhớ lại truyện ngắn “Đại cao thủ” (1942) của nhà văn Nhật Bản Nakajima Atsushi. Xin trân trọng giới thiệu bản dịch truyện ngắn này từ nguyên tác tiếng Nhật.
0-2- Blog của Nguyễn Đình Đăng :  http://nguyendinhdang.blogspot.com/

1 – Nguyên bản tiếng Nhật (bản điện tử công khai trên trang Aozora )http://www.aozora.gr.jp/cards/000119/files/621_14498.html

 趙 ( ちょう ) の 邯鄲 ( かんたん ) の都に住む 紀昌 ( きしょう ) という男が、天下第一の弓の名人になろうと志を立てた。 己 ( おのれ ) の師と 頼 ( たの ) むべき人物を物色するに、当今弓矢をとっては、名手・ 飛衛 ( ひえい ) に 及 ( およ ) ぶ者があろうとは思われぬ。百歩を 隔 ( へだ ) てて 柳葉 ( りゅうよう ) を射るに百発百中するという達人だそうである。紀昌は 遥々 ( はるばる ) 飛衛をたずねてその門に入った。
 飛衛は新入の門人に、まず 瞬 ( またた ) きせざることを学べと命じた。紀昌は家に帰り、妻の 機織台 ( はたおりだい ) の下に 潜 ( もぐ ) り 込 ( こ ) んで、そこに 仰向 ( あおむ ) けにひっくり返った。 眼 ( め ) とすれすれに 機躡 ( まねき ) が忙しく上下往来するのをじっと瞬かずに 見詰 ( みつ ) めていようという 工夫 ( くふう ) である。理由を知らない妻は大いに 驚 ( おどろ ) いた。第一、 妙 ( みょう ) な姿勢を妙な角度から 良人 ( おっと ) に 覗 ( のぞ ) かれては困るという。 厭 ( いや ) がる妻を紀昌は 叱 ( しか ) りつけて、無理に機を織り続けさせた。来る日も来る日も 彼 ( かれ ) はこの 可笑 ( おか ) しな 恰好 ( かっこう ) で、瞬きせざる修練を重ねる。二年の 後 ( のち ) には、 遽 ( あわた ) だしく往返する 牽挺 ( まねき ) が 睫毛 ( まつげ ) を 掠 ( かす ) めても、絶えて瞬くことがなくなった。彼はようやく機の下から 匍出 ( はいだ ) す。もはや、 鋭利 ( えいり ) な 錐 ( きり ) の先をもって 瞼 ( まぶた ) を 突 ( つ ) かれても、まばたきをせぬまでになっていた。不意に 火 ( ひ ) の 粉 ( こ ) が目に飛入ろうとも、目の前に 突然 ( とつぜん ) 灰神楽 ( はいかぐら ) が立とうとも、彼は決して目をパチつかせない。彼の瞼はもはやそれを閉じるべき筋肉の使用法を忘れ果て、夜、 熟睡 ( じゅくすい ) している時でも、紀昌の目はカッと大きく見開かれたままである。ついに、彼の目の睫毛と睫毛との間に小さな一 匹 ( ぴき ) の 蜘蛛 ( くも ) が 巣 ( す ) をかけるに及んで、彼はようやく自信を得て、師の飛衛にこれを告げた。

2 – Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng (dịch trực tiếp từ tiếng Nhật— có sau bản dịch của Dương Tường)
http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.talawas.org/?p=10108
Thành Hàm Đan kinh đô nước Triệu có một người đàn ông tên là Kỷ Xương[2] nuôi chí trở thành tay cung đệ nhất thiên hạ. Trong khi tìm thầy, chàng được biết rằng, về ngạch cung tên hiện nay, không ai sánh được với danh thủ Phi Vệ[3]. Nghe đồn cao thủ này có thể bắn bách phát bách trúng[4] một cái lá liễu cách xa một trăm bước. Kỷ Xương lên đường tới yết kiến Phi Vệ, xin làm học trò của ông ta.

Phi Vệ bảo môn sinh mới của mình rằng trước tiên phải học làm sao không chớp mắt. Kỷ Xương quay về nhà, chui xuống nằm ngửa dưới khung cửi của vợ, mắt dán sát vào cái bàn đạp liên tục nâng lên hạ xuống[5], cố tập không chớp. Vợ chàng không hiểu nguyên do, rất đỗi ngạc nhiên. Nàng bối rối khi thấy chồng nhìn mình trừng trừng từ một góc độ kỳ cục như vậy. Nhưng Kỷ Xương mắng vợ, bắt nàng tiếp tục dệt. Ngày này qua ngày khác, Kỷ Xương cứ nằm trong cái tư thế kỳ quái đó, tập không chớp mắt. Sau hai năm, mặc cho cái bàn đạp chuyển động sát sạt, cạo đứt cả lông mi[6], Kỷ Xương đã luyện được nhìn mà không hề chớp mắt. Cuối cùng chàng bò ra khỏi khung cửi. Từ đó, ngay cả nếu bị dùi nhọn chọc vào mí mắt[7], chàng cũng không chớp mắt nữa. Chàng cũng không chớp mắt khi có tia lửa bất ngờ loé vào mắt. Cả một đám tro thình lình bốc lên ngay trước mắt cũng không làm chàng chớp mắt. Cứ như thể cơ mí mắt của chàng đã quên mất phải chớp như thế nào[8]. Ban đêm, thậm chí khi Kỷ Xương ngủ say như chết, mắt chàng vẫn mở trừng trừng. Cuối cùng, khi một con nhện nhỏ chăng tơ giữa hai hàng lông mi mắt của chàng, chàng cảm thấy tự tin hoàn toàn để thông báo với Phi Vệ sư phụ.

3 – Bản dịch của Dương Tường (dịch trung gian qua tiếng Pháp và tiếng Anh — có trước bản dịch của Nguyền Đình Đăng)
http://thuvien-ebook.com/forums/archive/index.php/t-22301.html
Ở thành phố Hàm Đan, thủ phủ nước Triệu thuộc Trung Hoa cổ đại, có một người tên là Ngật Trường mang hoài bão trở thành tay cung cừ nhất thế giới. Sau bao lần thăm hỏi, anh ta biết chắc rằng người thầy giỏi nhất nước là Ủy Phi. Nghe đồn tài bắn cung của bậc thầy này siêu đẳng đến mức cách trăm bước, ông có thể phóng cả bó tên trúng một cái lá liễu. Ngật Trường lặn lội đến tận cái tỉnh xa xôi nơi Ủy Phi sống và trở thành học trò ông.

Đầu tiên, Ủy Phi bảo anh ta phải học làm sao không chớp mắt. Ngật Trường trở về và bước vào nhà là chui liền xuống dưới khung cửi của vợ, nằm ngửa ra đó. Kế hoạch của anh ta là nhìn chằm chằm không chớp mắt vào cái bàn đạp lên lên xuống xuống thoăn thoắt ngay trước mặt anh. Người vợ kinh ngạc thấy anh trong tư thế ấy, nói nàng không thể dệt được khi có một người đàn ông, dù là chồng mình, nhìn ngó từ một góc độ kỳ lạ như thế. Tuy nhiên, nàng vẫn buộc phải dận bàn đạp mặc dầu rất bối rối.

Ngày lại ngày, Ngật Trường chiếm lĩnh cái vị trí kỳ khu của anh ta với khung dệt và tập nhìn. Sau hai năm, anh đạt tới trình độ không chớp mắt ngay cả khi bàn đạp vướng vào lông mi. Cuối cùng khi Ngật Trương từ khung cửi bò ra lần cuối cùng, anh ta nhận ra rằng công phu kỷ luật trường kỳ của mình đã có hiệu quả. Không có gì có thể làm anh ta nháy mắt được – một đòn đánh vào mi mắt, hoặc một tia lửa, hoặc một đám bụi thình lình bốc lên ngay trước mặt đều vô hiệu. Anh ta đã luyện cho cơ mắt bất động triệt để đến nỗi ngay cả khi ngủ, mắt anh vẫn mở trừng trừng. Một hôm, anh đang ngồi nhìn về phía trước, một con nhện nhỏ đã giăng tơ giữa hàng lông mi anh. Rút cục, bây giờ anh cảm thấy đủ tự tin để đến trình diện thầy.

Chúc mừng em, Shirin Nezammafi, của chúng tôi !

Shirin là người Iran, sinh ở Teheran năm 1979 (năm nay vừa tròn 30 tuổi, theo cách tính của Nhật thì mới 29 tuổi), đến Nhật ngang ngang với thời điểm Đông Du của tôi — năm cuối cùng của thế kỉ 20. Chúng tôi cùng ở trong một nhóm sáng tác văn chương bằng tiếng Nhật (học sinh nước ngoài nói tiếng mẹ đẻ không phải tiếng Nhật, đến Nhật, ở Nhật, và viết bằng tiếng Nhật, về nước Nhật người Nhật hay về chính mẫu quốc của mình). Người đỡ đầu của chúng tôi là nhà văn Suhara — đồng thời là Giáo sư về Quốc văn, tức Văn học Nhật Bản, của Đại học Tokyo.

Tin vui đã đến với chúng tôi vào ngày hôm nay: Shirin nhận Giải thưởng Tác giả mới 新人賞 lần thứ 108 (năm 2009) của tạp chí "Thế giới Văn học 文學界" — một tờ tạp chí văn chương uy tín hàng đầu của nước Nhật. Người nào được nhận giải thưởng này thường sẽ (hay sẽ được) chính thức bước vào con đường sáng tác văn chương chuyên nghiệp. Nhà văn Ishihara Shintaro (sinh năm 1932), hiện đang giữ chức Chủ tịch Thành phố Thủ đô Tokyo (suốt từ năm 1999 đến nay), là người đầu tiên nhận giải thưởng văn chương này vào năm 1955 (khi còn đang theo học Khoa Luật thuộc Đại học Hitosubashi).

Shirin được nhận giải thưởng năm nay bởi đoản thiên tiểu thuyết "Giấy trắng 白い紙" của cô —sẽ đăng trên tạp chí "Thế giới Văn học" số 6 năm 2009 (phát hành vào đầu tháng 5 năm 2009). "Giấy trắng" viết về câu chuyện tình của một đôi bạn cùng lớp trong khung cảnh thị trấn nhà quê thời chiến tranh Iran-Irắc. Vì là đoản thiên tiểu thuyết nên không dài, nếu có điều kiện về thời gian, tôi sẽ dịch sang tiếng Việt và đăng tại blog này. Mời đón đọc và bình luận.

Shirin là người nước ngoài thứ hai được nhận giải thưởng này (năm kia, năm 2007, chị Dương Dật 楊逸 mang quốc tịch Trung Quốc là người đầu tiên, với tác phẩm Cún con ワンちゃん, khi ở tuổi 44 và sau 20 năm sống ở Nhật ).

Ảnh: Shirin (trong sưu tập của nhà văn Suhara)

Tin chính thức từ báo chí Nhật: http://www.asahi.com/culture/update/0414/TKY200904140324.html

http://www.yomiuri.co.jp/national/culture/news/20090414-OYT1T00737.htm