KIÊU DÂN : Chỉ có nghĩa sơ khởi là "dân sống ở kinh thành" !

1Kiêu binhkiêu dân

Ở kì trước, đã nói đến kiêu dân trong quan hệ với kiêu binh, dẫn cả Hoàng Lê nhất thống chí và tư liệu nước ngoài tường thuật trực tiếp vào thế kỉ XVIII rồi nhé ! Đại khái, theo suy nghĩ loại suy kiểu thông thường, thì chắc kiêu dân sẽ đẻ ra kiêu binh. Thế nhưng, qua cái tư liệu ấy thì, chẳng biết kiêu binh có phải do kiêu dân đẻ ra hay không nữa !

Kiêu binh thời Lê Trịnh thì vang danh thiên hạ như vậy, có tới mấy chục ngàn người, vũ khí nhăm nhăm, sát khí đằng đằng.

Mà cái thời đó, người ta cũng chỉ dùng chữ kiêu binh thôi, chứ không dùng kiêu dân.

Khi kéo đại quân ra Bắc Hà, Nguyễn Huệ (hay Nguyễn Hữu Chỉnh được lệnh) thảo hịch mà "chửi Trịnh" (có thế mới có cớ chính nghĩa để tiêu diệt Trịnh), rằng "binh lính của chúng mày kiêu căng, làm cho tất thảyh nhân dân oán hận" (nguyên văn là binh kiêu dân oán) !

Mà thôi, tạm gác phần "kiêu dân" trong tiếng Việt ở đây, sẽ bàn tiếp sau, bây giờ thử nói về chữ "kiêu dân" trong tiếng Hán xem sao ?

2 Long tụ kiêu dân = Dân sống ở kinh thành (kinh thành Nam Đường ?; thế kỉ 10) 

Hôm trước, ở Kì 2 ( http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=1524), tôi đã đưa lên bức tranh "Long tụ kiêu dân đồ 龙袖骄民图" được xem là của Đổng Nguyên.

Họa sĩ Đổng Nguyên là người Nam Đường (sống vào khoảng thế kỉ 10 SCN; chưa rõ năm sinh, chỉ biết mất vào năm 962).  

Hôm trước, tạm thời đưa lời dịch cho cái tiêu đề "Long tụ kiêu dân" là: "Kiêu dân ở trong tay áo của nhà vua".

Tuy nhiên, cần phải hiểu kĩ thêm về chữ "Long tụ" (đã nói đến nghĩa "ống tay áo nhà vua"), thì mới hiểu được "kiêu dân" nghĩa là gì.

Từ điển Trung Quốc giải thích rằng:

"龙袖(龍袖)指京城。 元 张国宾 《合汗衫》第一折:“俺本是凤城中黎庶,端的做龙袖里骄民。” 顾肇仓 注:“凤城、龙袖都是指京城。 宋 代,住在京都的人享受许多特殊待遇,被称为‘龙袖骄民’。” 元 关汉卿 《蝴蝶梦》第四折:“你本是龙袖娇民,堪可为报国贤臣。” 明 顾起元 《客座赘语·民利》:“留都地在輦轂,有昔人龙袖骄民之风,浮情者多,劬勩者少,怀土者多,出疆者少。”

À, cứ theo giải thích này, Long tụ chính là Kinh thành hay Kinh đô. Vào thời nhà Tống, dân sống ở kinh đô được hưởng rất nhiều ưu đãi nên được gọi là "long tụ kiêu dân".

Vẫn theo giải thích trên, biết được rằng: trong tác phẩm "Hồ điệp mộng (Mộng bươm bướm)" của Quan Hán Khanh thời Nguyên, có câu "Ngài vốn là long tụ kiêu dân (người dân nơi kinh thành), thực đáng là hiền thần giúp nước".

3Kiêu dân = Dân sống ở kinh thành Nam Tống (thế kỉ 13; dân được sống tự do/thoải mái/dễ chịu, có được nhà vua Nam Tống và triều đình đặc cách ưu đãi, nhưng không có dấu hiệu làm càn/làm bậy)

"Kiêu" trong "kiêu dân" có nghĩa gốc là "kiêu ngạo", "ngạo mạn". Còn "dân" thì vẫn là dân rồi.

Vậy, cứ ghép theo nghĩa gốc thì "kiêu dân" là "dân kiêu ngạo/dân ngạo mạn" rồi còn gì.

Thế nhưng, từ điển khi giải thích chữ "kiêu dân" lại thường không giải thích nghĩa thẳng tưng như vậy, cứ phải lòng vòng nói đến chuyện dân chúng sống ở kinh đô thời Tống được sống thoải mái nhờ nhận được nhiều ân sủng của triều đình/nhà vua. Người ta tựa như bằng lòng với cách giải thích chung rằng :  骄民(京城的居民) — kiêu dândân sống ở kinh thành. Tức là, chữ "kiêu" ở đây phải hiểu theo một nét nghĩa khác, không hẳn là "kiêu ngạo/ngạo mạn".

Đảo đi đảo lại, sẽ thấy cái nghĩa của "kiêu dân" là: người dân kinh thành (được sống thoải mái/tự do, được chiều chuộng/thả lỏng).

Không hề thấy cái ý "dân kiêu ngạo mà làm càn, làm bậy" ờ đây.

Cụ thể hơn, phải vào đọc mục Kiêu dân 骄民 và một số mục liên quan khác trong cuốn Vũ Lâm cựu sự 武林旧事 (Chuyện cũ ở Vũ Lâm — viết xong vào khoảng năm 1290) của Chu Mật 周密 (1232-1298); bản điện tử cả cuốn ấy nằm ở đây: http://www.6jc.cn/guji/Article/17248.html, http://www.6jc.cn/guji/Article/17248_17297.html

Vũ Lâm thời Nam Tống ở đây chính là Hàng Châu ngày nay.

Ảnh: Hàng Châu một buổi sớm tháng 9 năm 2008 (chúng tôi lấy thuyền đi xuôi theo con sông này; Giao chụp)

Ở Hàng Châu ngày nay, có một con đường lớn mang tên Wulin-lu/Vũ Lâm lộ (đường Vũ Lâm). Con đường ấy chạy theo hướng Bắc Nam, phía Nam bắt đầu bằng Tiểu Xa kiều (chỗ có di tích Phong Ba đình, nơi mà Nhạc Phi đã bị hãm hại thửở trước), cứ thế mà đi, đến đầu phía Bắc sẽ gặp Vũ Lâm môn (cửa Vũ Lâm). Người Hàng Châu gọi con đường Vũ Lâm ấy bằng cái tên khá vui, là Phố đàn bà (nữ nhân nhai), vì hình như là phố chuyên doanh đồ chị em !

Ảnh: Vũ Lâm môn ở Hàng Châu (ảnh cũ, mượn từ trang http://www.chzzz.com/hcym/lcm/wlm.htm)

4Trích dẫn Vũ Lâm cựu sự (sẽ dịch và phân tích ở mục 5, mục 6)

(a) — (Trích dẫn 1)  Nguyên cả mục Kiêu dân trong Vũ Lâm cựu sự như sau: "卷六·骄民   都民素骄,非惟风俗所致,盖生长辇下,势使之然。若住屋则动蠲公私房赁,或终岁不偿一鐶。诸务税息,亦多蠲放,有连年不收一孔者,皆朝廷自行抱认。诸项窠名,恩赏则有黄榜钱,雪降则有雪寒钱,久雨久晴则又有赈恤钱米,大家富室则又随时有所资给,大官拜命则有所谓抢节钱,病者则有施药局,童幼不能自育者则有慈幼局,贫而无依者则有养济院,死而无殓者则有漏泽园。民生何其幸欤"

(b) — Ngoài ra, lác đác trong Vũ Lâm cựu sự, còn thấy từ "kiêu dân" hay "kiêu" ở những mục khác, ví dụ:

– (Trích dẫn 2)  卷三 ·祭扫 清明前三日为寒食节,都城人家,皆插柳满檐,虽小坊幽曲,亦青青可爱,大家则加枣锢于柳上,然多取之湖堤。有诗云:“莫把青青都折尽,明朝更有出城人。”朝廷遣台臣、中使、宫人,车马朝飨诸陵,原庙荐献,用麦糕稠饧。而人家上冢者,多用枣锢姜豉。南北两山之间,车马纷然,而野祭者尤多,如大昭庆九曲等处,妇人泪妆素衣,提携儿女,酒壶肴罍。村店山家,分馂游息。至暮则花柳土宜,随车而归。若玉津富景御园,包家山之桃,关东青门之菜市,东西马塍,尼庵道院,寻芳讨胜,极意纵游,随处各有买卖赶趁等人,野果山花,别有幽趣。盖辇下骄民,无日不在春风鼓舞中,而游手末技为尤盛也。

– (Trích dẫn 3) 卷六·作坊

熟药圆散 生药饮片 麸面 团子 馒头 爊炕鹅鸭 炕猪羊 糖蜜枣儿 诸般糖 金橘团 灌肺 馓子 萁豆 印马 蚊烟  都民骄惰,凡买卖之物,多与宋刻“於”作坊行贩已成之物,转求什一之利。或有贫而愿者,凡货物盘架之类,一切取办于作坊,至晚始以所直偿之。虽无分文之储,亦可糊口。此亦风俗之美也。
 

5 – Tạm dịch những đoạn trích trong Vũ Lâm cựu sự (VLCS)

(a) — Trước khi vào dịch những đoạn trích trong VLCS, thiết nghĩ cũng cần biết qua về tác giả Chu Mật cũng như tâm sự của ông muốn gửi vào trong đó.

Đại khái, Chu Mật vốn xuất thân từ danh gia vọng tộc, nhưng gặp buổi đổi triều (nhà Tống bị tiêu diệt, nhà Nguyên vừa lên ngôi), bác không ra tham chính, sống một đời ẩn dật trong dân gian, vui với cầm kì thi họa và đồ cổ. Trong tâm trạng ấy, bác viết VLCS như một dạng hồi tưởng cộng với ghi chép thực tế xung quanh mình (với bao nhiêu đối tượng, từ hoàng tộc, quan lại, tao nhân mặc khách, đến cô hàng xén, anh thợ rèn, chốn lầu xanh, vân vân). Bác luyến nhớ về thời dĩ vàng của gia đình, về những chuyện cũ trong kinh thành triều trước, về lối sống xa hoa của lớp quan lại nhà Tống. Phải chăng đó là một liều thuốc an thần để quên đi cảnh tượng trước mắt — kinh thành này, lầu quán kía, tất cả đều đã thuộc về nhà Nguyên mất rồi !

(b) — Phải chấm câu lại đoạn văn trong VLCS trước khi dịch nó ra tiếng Việt.

Trích dẫn 1, trong bản điện tử phổ biến trên mạng, đều chấm câu như vậy (xem trên). Tuy nhiên, tôi thấy cần phải chấm câu lại.

Tôi chấm lại thành thế này:

卷六·骄民   都民素骄,非惟风俗所致,盖生长辇下,势使之然。若住屋则动蠲公私房赁,或终岁不偿一鐶。诸务税息,亦多蠲放, 有连年不收一孔者皆朝廷自行抱认诸项窠名,恩赏则有黄榜钱,雪降则有雪寒钱,久雨久晴则又有赈恤钱米,大家富室则又随时有所资给,大官拜命则有所谓抢节钱,病者则有施药局,童幼不能自育者则有慈幼局,贫而无依者则有养济院,死而无殓者则有漏泽园。民生何其幸欤

(c) — Tạm dịch đoạn Trích dẫn 1 sang tiếng Việt

"Quyển 6, [mục] Kiêu dân,

Dân kinh đô vốn kiêu, [tính cách đó] không phải chỉ là do phong tục mang đến, phàm sinh ra và lớn lên tại kinh đô, ắt sẽ thành ra như vậy.

Giả như về chỗ ở thì, được miễn luôn tiền thuê mướn, dù là phòng công hay phòng tư, hoặc [nói] cả năm không tốn xu nào.

Thuế hay tiền hoa lợi các khoản, đa phần là được miễn cho, có người hàng mấy năm cũng không [bị] thu một đồng.

Những khoản sau đây được triều đình nhận bao cấp toàn bộ: vua ban thưởng thì có tiền bảng vàng (hoàng bảng tiền), tuyết rơi thì có tiền tuyết lạnh (tuyết hàn tiền), nếu nắng hay mưa dài ngày thì có phát chẩn gạo tiền, nhà giàu đại gia thì thỉnh thoảng được cấp thưởng, khi đại quan vâng lệnh của vua thì có tiền nhận ấn tín (thương tiết tiền),  người bị bệnh thì có Thí Dược cục [cục ban thuốc], trẻ nhỏ không có người nuôi dưỡng thì có Từ Ấu cục [cục thương trẻ], nghèo mà không có nơi nương tựa thì có Dưỡng Tế viện [viện dưỡng lão], chết mà không có người mai táng thì có Lậu Trạch viên [vườn tưới tắm].

Cuộc sống của dân như vậy còn gì hạnh phúc hơn !" 

Những đoạn trích dẫn khác tạm lưu, chưa chuyển dịch sang tiếng Việt, bác nào rành Hán văn thì có thể tự hiểu được ý nghĩa của những trích dẫn ấy trong liên quan với Trích dẫn 1.

6 – Kết luận tạm thời (mai, ngày 4/12/209, tôi đi công tác nên viết vội):

(1) – Từ kiêu dân trong văn bản Trung Quốc thế kỉ 10 và thế kỉ 13, chỉ có nghĩa rộng là Dân sống ở kinh thành (được hưởng một số ưu đãi của nhà vua và triều đình, nên cuộc sống được dễ chịu/thoải mái hơn dân không sống ở kinh thành).

Nghĩa hẹp của kiêu dân là: dân sống ở kinh thành thời Tống.

(2) – Kiêu dân, trong ngữ cảnh như trên, không hề có nghĩa là: một nhóm người được đặc quyền đặc lợi mà làm càn, làm bậy, vi phạm pháp luật.

Quá lắm, cũng chỉ có thể nói: kiêu dân người kinh thành có tính kiêu/tự mãn.

(3) – Kiêu dân trong tiếng Việt nếu có nghĩa là "một đám đặc quyền đặc lợi mà làm càn, làm bậy, vi phạm pháp luật", tức là có tính cách tương tự như kiêu binh thời Lê Trịnh, thì đó là kết quả biến đổi của ngôn ngữ.

Nhiều từ có vỏ ngữ âm Hán Việt khi đi vào tiếng Việt đã biến đổi nghĩa, tựa như từ cứu cánh. Nếu kiêu dân cũng biến nghĩa như vậy, thì cần một khảo sát khác, ở đây, tôi chưa hề bàn đến.

(4) – Nói từ kiêu dân trong tiếng Việt có nghĩa như nói mục 2 và 3 trên đây có nguồn gốc từ Vũ Lâm cựu sự của Chu Mật, như bác Đông A đã viết,  là một sự NỰC CƯỜI. 

Đọc Hán văn với trình độ yếu kém như Đông A để đi đến kết luận như vậy (theo sự đọc yếu kém của Đông A, từ kiêu dân trong Vũ Lâm cựu sự đã có nghĩa là bọn làm loạn, vi phạm pháp luật), theo tôi là ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG ! Xin nhắn lại một lần nữa: khi trình độ còn non thì chớ nên phán xằng bậy !

(Entry này được viết chầm chậm mỗi khi rảnh, từ ngày 30/11 đến 4/12/2009) 

Bài liên quan đã đi trên blog này:

Kì 3 –  Kiêu dânkiêu binh (tư liệu nước ngoài thế kỉ 18): http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=1563

Kì 2KIÊU DÂN trong ống tay nhà vua: http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=1524

Kì 1 Hoàng đế Quang Trung và câu "binh kiêu/dân oán" (lên án chúa Trịnh và binh lính hung hãn của họ uy hiếp vua Lê): http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=1520