Thông tin về hội thảo nhà Mạc trên báo chí

Chuẩn bị lên đường đi công tác, nên chỉ kíp ngó qua mấy cái tin đại loại như dưới đây

1 – Thông tấn xã Việt Nam (không có một cái ảnh nào)

Làm rõ hơn vai trò Vương triều Mạc trong lịch sử

21/09/2010 | 18:06:00
 

Ngày 21/9, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội và Hội Sử học Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học ''Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam (1527-1592).''

Với gần 50 ý kiến, tham luận, hội thảo tập trung làm rõ hơn những đóng góp của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam trên các phương diện văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài, phát triển kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp, quân sự và nhất là trong việc xây dựng quốc đô Thăng Long từ 1527-1592.

Một số tham luận đưa ra những lý giải về chính sách ngoại giao, nguồn gốc nhà Mạc, tình trạng di tích thời Mạc, di duệ nhà Mạc sau năm 1592 (thời kỳ ở Cao Bằng). Đặc biệt còn có một số tham luận về kết quả nghiên cứu thám sát ở trung tâm Dương Kinh và các vùng phụ cận, làm sáng rõ về diện mạo Dương Kinh-kinh đô ven biển đầu tiên của Việt Nam.

Trong các bộ chính sử thời phong kiến của Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, cũng như quan niệm của các sử gia đương thời trước thập kỷ 70 của thế kỷ XX thường coi triều Mạc là nguỵ triều, nghịch thần. Nhưng từ năm 1980 trở đi, giới sử học Việt Nam đã có cái nhìn cởi mở hơn, đánh giá đúng hơn về triều Mạc.

Hội thảo năm 1994 tại Kiến Thụy (Hải Phòng), quê hương của nhà Mạc đã nêu rõ, nên bỏ thành kiến và định kiến với nhà Mạc và có cái nhìn công bằng hơn như các triều đại phong kiến khác trong tiến trình lịch sử. Nhà Mạc thay nhà Lê sơ là một hiện tượng tiến bộ trong lịch sử. Nhà Mạc có những đóng góp nhất định về văn hoá, tư tưởng và phần nào đó về kinh tế.

Theo tiến sý Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội, trong các hội thảo khoa học về Hoàng Thành Thăng Long, từ khi phát lộ năm 2002 đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến những đóng góp của nhà Mạc với kinh đô Thăng Long. Nhiều dấu ấn của nhà Mạc với Thăng Long được nghiên cứu và đang được công bố dưới dạng tư liệu nghiên cứu và di vật trong hệ thống trưng bày về những di vật thời Mạc để khẳng định các tầng văn hóa từ Đại La-Lý-Trần-Lê sơ-Mạc-Lê-Trịnh-Nguyễn trong gần 13 thế kỷ phát triển liên tục của Thăng Long-Hà Nội./.

Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)

2 – Sài Gòn giải phóng (cũng không có cái ảnh nào)

Nhìn lại vai trò Vương triều Mạc trong lịch sử

Thứ tư, 22/09/2010, 02:04 (GMT+7)

 

(SGGP).- Ngày 21-9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa – Thành cổ và Hội Sử học Hà Nội đã tổ chức hội thảo Vương triều Mạc (1527-1592) với sự tham gia của nhiều nhà sử học, nhà văn hóa có uy tín.

Các tham luận trong hội thảo tập trung vào chính sách ngoại giao của nhà Mạc với sách lược “thần phục giả vờ, độc lập thực sự”. Nhà Mạc cũng là triều đại có những bước tiến trong văn hóa, giáo dục, phát triển nông nghiệp và công thương nghiệp. Nhiều tham luận trong hội thảo đã đưa ra những phát hiện mới trong hệ thống các di tích thời kỳ này như văn bia, hệ thống thờ tự hay di chỉ khảo cổ.

Trong các bộ chính sử thời phong kiến của nước ta, cũng như quan niệm của các sử gia đương thời trước thập kỷ 70 của thế kỷ 20 thường coi triều Mạc là “ngụy triều”, “nghịch thần”. Nhưng từ năm 1980 trở đi, trong giới nghiên cứu lịch sử bắt đầu có những cái nhìn cởi mở hơn, đánh giá đúng đắn hơn về triều Mạc.

T. HÀ

3 –