Category Archives: Những miền quê hương

Quê hương đổi mới

Hai năm trước, về quê ăn Tết. Trở lại Hà Nội, viết một ghi chép nhỏ: Tết này, quê tôi bỗng dưng biến thành phố Tàu (một cái phố ở bên Tàu).

Ở cùng một vị trí, lùi lại 2 năm trước, vào đêm giao thừa, là hình ảnh này:

Ảnh 1 : Phố xá quê tôi đêm 30 Tết, trước Giao Thừa vài phút, tôi vác ô đi dạo và bấm máy

(tháng 2 năm 2010)

 

Và cũng vị trí ấy, vào chiều mồng 2 Tết của hai năm trước:

Ảnh 2 : Phố xá quê tôi chiều ngày mồng 2 Tết (tháng 2/2010)

 

Còn vào chiều mồng 2 Tết năm nay, năm Thìn 2012, thì tình hình như thế này:

IMG_4875.JPG

Ảnh 3 : Phố xá quê tôi chiều ngày mồng 2 Tết (tháng 1/2012)

Thêm một cái ảnh nữa:

IMG_4876.JPG

Ảnh 4 (chú thích như Ảnh 3, tháng 1/2012)

Hai năm, quê hương đã hai lần đổi thay.

– Lần thứ nhất, bỗng nhiên cả một rừng đèn lồng xuất hiện. Kì dị. Nhưng là sự kì dị tự nhiên. Tư nhiên như nhiên.

– Lần thứ hai, bỗng nhiên cả rừng đèn lồng ấy lại biến mất. Tự nhiên như nhiên.

Quê hương là vậy. Lẽ tự nhiên của nhân gian là vậy. Có những thử nghiệm tự thân, rồi đào thải cũng tự thân.

Ở nơi mà cụ Ngô Quang Bích để lại chiếc gươm báu đã sử dụng trong kháng chiến trường kì chống Pháp vùng mạn bắc, bên gốc đa làng và con đò trước từ đường, ngày xuân về, vẫn như xưa.

Những người trước Đông Du – 1 : Bùi Viện

Cụ Bùi Viện là ông tổ xa đời bên ngoại của tôi. Mấy ngày qua, nhận được lời ủy thác của các bậc trưởng thượng trong họ, tôi về khảo sát một số tư liệu gốc có liên quan đến cụ và những người anh em.

Đi lang thang khắp nẻo, ăn cơm của trăm họ, thi thoảng được về bên tổ tiên của chính mình để chiêm ngưỡng các vị.

Các cụ bên họ ngoại tôi có tiếng trong vùng với hai nghề: dạy học và làm thuốc.

Cụ Bùi Viện lâu nay được xem là người Việt Nam đầu tiên vượt bể sang Hoa Kì, gặp tổng thống nước ấy hai lần. Nhưng có lẽ, ít ai biết rằng, cụ còn là một trong những người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đất nước Phù Tang. Tôi tạm gọi thế hệ này là những người Tiền Đông Du.

Lớp người Tiền Đông Du, có khi đến Nhật chỉ vì do sự vô ý của đất trời. Trời nổi cơn bão lớn, đoàn thuyền dạt sang tận đất Nhật. Được dân chúng nước ấy cưu mang rồi trả về bản quán. Lại cũng có người đến theo mục đích có sẵn trên lữ trình. Có những thương nhân Việt Nam đã lên bờ, ở hải cảng Nagasaki, lưu trú ở đó hàng tháng, nếm đủ mọi phong vị của xứ Phù Tang (nhiều cụ cũng ghé cả phố đèn đỏ trong khu người Hòa Lan lúc đó, hiện còn lại nhiều tranh xuân họa tức một loại tranh sex về các cụ — lúc khác sẽ công bố). Còn cụ Bùi Viện ghé qua Nhật năm ấy là phải như vậy cụ mới sang Hoa Kì được.

 

(Đang viết tiếp)

Dọc theo đường 10, đi thăm nhà cũ và công trường của cụ Nguyễn Công Trứ

Chúng tôi lên đường, cứ thẳng tiến theo Quốc lộ 10 – một con đường kết nối biết bao nhiêu điều kì thú, liên kết những miền quê hương huyền thoại, mà từ thưở lên mười tôi đã ước ao chạy bộ từ đầu nọ sang đầu kia. Ước mơ đó thành hiện thực vào lúc này, nhưng tiếc là không phải chạy bộ, mà là xe bốn bánh !

Nhớ lại, thời trường Lê Quí Đôn của thầy Vũ Huy Hồi, vào một kì nghỉ, tôi đã tổ chức một chuyến chạy bộ theo đường 10 thật ! Tham gia có tất cả 6 anh em, toàn là nam, và 4 người trong số đó là các công tử thành phố đã bỏ cuộc ngay khi vừa vượt sông Bo, chỉ còn tôi và một chú em lớp dưới là đến Vĩnh Bảo, rồi cũng quay về trên một chiếc xe bò kéo !

Nhiều năm tháng đã trôi qua, bây giờ ngồi nghĩ lại, vẫn không thấy những điều ao ước thưở lên mười ấy là ngông. Bởi, tuổi trẻ là như vậy. 

Lần này, chúng tôi trước là tới nhà cũ của cụ Nguyễn Công Trứ ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Từ đó, sẽ ghé thăm cửa sông Càn.

Tiếp theo, vượt sang bên kia, là Thái Bình.

Sinh thời, cụ Trứ đã lãnh đạo hai cuộc quai đê lấn biển lớn để lập nên 2 huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Nền nhà cũ và công trường của cụ, ngay khi ấy, đã được dân lập sinh từ (đền thờ sống), hương hỏa mãi mãi.

Tùy tình hình, có thể chúng tôi cứ thế mà đi vào xứ Nghệ – quê của cụ Trứ.

Người đồng hương vĩ đại: anh Son Masayoshi chi 10 tỉ Yên cứu trợ người bị nạn

 

ソフトバンクの孫正義社長(頼光和弘撮影)

Ông Son Masayoshi, Tổng Giám đốc Tập đoàn Soft Bank (sinh năm 1957)

Hôm trước, tôi đã kể về trường hợp một cựu tuyển thủ bóng chày chuyên nghiệp vì đói khổ quá mà đành ăn trộm 10 m dây diện (chỉ chưa đến 2 triệu tiền Việt) ở vùng cách không xa nhà máy điện nguyên tử Fukushima, cảnh sát đã bắt anh ấy (ở đây). Vụ việc bị báo chí đồng loạt đưa tin, một phần là vì cái đội bóng chày mà anh ấy đã từng đầu quân, đó là đội Soft Bank. Ở Nhật, ai cũng biết đội này. Tôi cũng mê Soft Bank.

Hôm nay, nói về ông bầu của đội bóng đó. Đó là Tổng Giám đốc của tập đoàn Soft Bank – chủ của đội bóng chày : anh Son Masayoshi.

Son là một người Nhật gốc Triều Tiên (quê anh hiện là đất Hàn Quốc). Gia đình anh đã vượt biên sang Nhật sau năm 1945.

Son sinh ra và lớn lên ở tỉnh Saga, rất gần nơi tôi đã ở nhiều năm. Sau này, anh lại chuyển đến học ở tỉnh Fukuoka. Anh là nam tử hán của miền Nam nước Nhật, nơi mà tôi coi như là một trong những quê hương của mình. Bị tiếng là thấy người sang bắt quàng làm họ cũng được, nói vui một mình với mình trên blog thì có mất gì đâu. Còn nói nghiêm túc thì chẳng dại gì mà nhận.

Chẳng dại, là vì, nếu nhận liều, sẽ bị bạn của anh Hà Minh Thành, là bác Makeno mắng đây này.

Hôm nay, báo chí Nhật (chẳng hạn Sankei) đã đưa tin về nghĩa cử của Son trong hoạt động cứu trợ người bị nạn ở vùng động đất Đông Bắc vừa rồi.

– Ngày hôm nay, 3/4/2011, Son chính thức tuyên bố là chi 10 tỉ Yên trong ngân quĩ cá nhân của anh cho việc cứu trợ người bị nạn trong động đất. Còn công ty của anh thì đã chi 1 tỉ Yên.

– Ngoài ra, anh sẽ tặng toàn bộ số tiền lương từ nay đến lúc về hưu cho các cháu mồ côi đã mất cha mất mẹ trong động đất.

– Ngày 22 tháng 3, anh đã đi thăm người bị nạn ở tỉnh  Fukushima, quyết định quyền sử dụng điện thoại di động miễn phí cho hàng vạn người (à, bác Son này cũng là chủ của hãng điện thoại di động Soft Bank nhé). Đặc biệt, với các trẻ mồ côi, Son trao quyền sử dụng điện thoại di động miễn phí đến 18 tuổi.

Tổng số tài sản cá nhân của Son hiện nay ước tính có 680 tỉ Yên.

Loạt entry liên quan đang đi trên blog này:

Năm Mão: Nói chuyện về làng Mẹo/Mèo ở Thái Bình – một làng có khoảng 100 tỉ phú

Lời dẫn: Entry này gồm 4 bài liên hoàn của nhà báo Phạm Ngọc Dương bên VTC, về làng Mẹo (vốn có tên là làng Ứng Mão, nay là làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Đâu đó, các cụ ở quê còn gọi chệch tên cái làng này đi thành ra làng Mèo !

Làng Mẹo hay Mèo là nơi cất tiếng khóc chào đời của đại gia Trần Văn Sen gắn với nhãn hiệu bia Đại Việt – "một nhân vật đang nổi đình nổi đám ở quê lúa Thái Bình", nói theo ngôn ngữ của mấy người bạn.

Tượng ông Hoằng Nghị Đại Vương

(ghi chú của Giao: nhờ công lao của các nhà sử học như Dương Trung QuốcNguyễn Minh Tường và các hậu duệ như ông Trần Văn Sen, vị đại vương này hiện đã thành ra danh nhân Trần Hoằng Nghị, được xem là thân phụ của ngài Trần Thủ Độ – người có công lao chính yếu trong việc dựng nghiệp nhà Trần)

Ông Trần Văn Sen trong buổi khánh thành công trình lăng mộ tổ họ Trần làng Mẹo

(ghi chú của Giao: lăng mộ tổ này nghe đâu thì sắp được cấp chứng chỉ gì đó công nhận di tích cấp quốc gia !) 

Cuốn sách viết về vùng Long Hưng, bao gồm làng Ứng Mão (làng Mẹo) của nhà nghiên cứu Đặng Hùng nói rất kỹ về nghề dệt cũng như sự ra đời của vương triều Trần

(ghi chú của Giao: cuốn sách này thì phản đối cực lực việc các ông Dương Trung Quốc – Nguyễn Minh Tường – Trần Văn Sen đã dựng ra một danh nhân không hề có thực là Trần Hoằng Nghị !)

Liên quan đến làng Mẹo, và nhân vật Hoằng Nghị đại vương, không thể không nhắc đến một người thầy thưở thiếu thời của tôi – cụ Dương Quảng Châu . Cụ Châu là người đầu tiên ghi chép về Hoằng Nghị đại vương.

Quê lúa có ngôi làng toàn “vĩ nhân kiếm tiền”

15/02/2011 06:00

(VTC News) – Tôi đã đến nhiều ngôi làng có nhiều tỷ phú ở Việt Nam, như làng Đồng Kỵ (Từ Sơn) với hàng trăm giám đốc buôn gỗ, làng phá dỡ máy móc Tề Lỗ và làng Thổ Tang giết mổ đại gia súc ở Vĩnh Phúc, nơi mà nông dân toàn cưỡi xe bạc tỷ, nhưng quả thực, chưa thấy làng nào giàu có như ở làng Mẹo (tên chính thức là làng Phương La, xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình).

Nếu xét về số lượng giám đốc, thì có thể làng Mẹo không nhiều bằng Đồng Kỵ, bởi ở Đồng Kỵ, nhà nhà lập công ty, người người làm giám đốc. Có chuyện vui rằng, cứ mở mắt mỗi sáng, lại thấy ở làng Đồng Kỵ xuất hiện giám đốc mới. Người dân Đồng Kỵ cần cái chức danh đó để tiện giao dịch hàng hóa mỹ nghệ, chứ chẳng phải bệnh sĩ. Tuy nhiên, xét về mức độ giàu có của các tỷ phú, thì làng Đồng Kỵ có lẽ còn xếp ở chiếu dưới. Nếu cộng doanh thu của cả làng Đồng Kỵ, cả làng Tề Lỗ hay Thổ Tang, cũng chưa chắc đã bằng doanh thu của một tỷ phú ở làng Mẹo.

Vì sao làng Mẹo lắm tỷ phú như vậy? Để trả lời được câu hỏi này không phải chuyện dễ dàng. Phải tìm hiểu làng Mẹo từ cả ngàn năm trước mới hiểu được con người làng Mẹo ngày nay.

Làng Mẹo giàu có từ gần ngàn năm nay vì nghề dệt. 

Tôi cứ nhớ mãi cái con số đau lòng trong báo cáo của một lãnh đạo tỉnh Thái Bình, rằng người nông dân Thái Bình thu lời chưa đầy 1.000 Việt Nam đồng/ngày từ cây lúa. Vị lãnh đạo này tính toán có lý hẳn hoi: Với 1 sào lúa/đầu người, trừ chi phí phân, đạm, giống, thuốc trừ sâu, cày bừa… giỏi lắm, chăm chỉ lắm, người nông dân mới lãi được độ 300 ngàn đồng/năm. Ấy vậy mà, từ quê lúa nghèo khó ấy, đã mọc lên một ngôi làng kỳ lạ, toàn “vĩ nhân kiếm tiền”. Một tỷ phú ở cái làng ấy, có doanh thu bằng cả tỉnh cấy lúa, một tỷ phú ở tỉnh ấy nộp thuế bằng cả chục lần nông dân cả tỉnh nộp thuế. So sánh như vậy có thể khập khiễng, nhưng cũng lý thú.

Theo gia phả họ Trần, vào cuối thời Lý, người họ Trần về làm ăn, sinh sống tại vùng Hải Ấp, lập làng, lấy tên là Ứng Mão. Tên cổ Ứng Mão hiện vẫn còn trên chiếc cổng cổ của làng. Người đứng đầu họ Trần là ông Trần Hoằng Nghị, thân sinh của Thái sư Trần Thủ Độ. Theo các nhà nghiên cứu, có thể cái tên Ứng Mão sau đọc chệch đi thành làng Mẹo.

Cụ Trần Hoằng Nghị là con cụ Trần Hấp. Cụ Nghị dạy nhân dân trong làng biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, nên được dân làng tôn làm Thượng Đẳng Phúc Thần. Làng nghề phát triển mạnh mẽ, phồn thịnh từ thời kỳ đó. Dân làng Ứng Mão lập chợ, xây cầu, buôn bán khắp nơi. Sản phẩm làng Mẹo phục vụ triều đình, cung tiến ra nước ngoài.

Đường vào làng Mẹo qua một cách đồng. 
Thế kỷ 17 là thời kỳ phát triển rực rỡ của làng Mẹo. Khi đó, làng có tên Hương La, có nghĩa là lụa thơm. Thế kỷ 20, đất nước chìm trong ách nô lệ, phong kiến, song nghề dệt ở làng Mẹo vẫn phát triển, người dân được đảm bảo đời sống. Vải làng Mẹo nổi danh thiên hạ, có mặt tràn lan ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào. Vải bò xuất khẩu ầm ầm sang châu Âu. Bất kỳ sản phẩm nào gắn mác làng Mẹo đều bán chạy. Sau khi trải qua thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, làng Mẹo đã phát triển thần kỳ. Và chỉ trong thời gian hơn 20 năm, hàng loạt tỷ phú đã sinh ra từ ngôi làng này.

Người tìm hiểu kỹ lưỡng nhất về làng Mẹo và lịch sử nhà Trần là nhà nghiên cứu Đặng Hùng. Ông Hùng đã bỏ ra gần 30 năm trời để hoàn thành cuốn sách có tựa đề “Long Hưng – đất phát nghiệp Vương triều Trần”. Dù ông ra sức bác bỏ ông Hoằng Nghị Đại Vương là Trần Hoằng Nghị, là người sinh ra Thái sư Trần Thủ Độ, song ông phải công nhận rằng, người làng Mẹo là những người cực giỏi, giỏi từ gần ngàn năm trước.

Làng Mẹo. 
Tìm về lịch sử, ông Hùng thấy rằng, thời nào cũng vậy, người dân làng Mẹo chỉ có giàu hay không, chứ không bao giờ bị đói. Người Thái Bình có câu: “Người làng Mẹo quẳng đâu cũng không chết”.

Người làng Mẹo không chỉ khéo léo trong nghề dệt, mà còn cực giỏi trong giao dịch bán hàng. Các sản phẩm của người làng Mẹo làm ra, người làng Mẹo tự mang đi bán không những khắp nước mà khắp thế giới. Từ xa xưa, người làng Mẹo có câu ca: “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về làng Mẹo với anh thì về/ Làng Mẹo buôn bán trăm nghề/ Sáng đi bán lụa, tối về buôn tơ”.

Đàn ông làng Mẹo nổi tiếng giỏi giang, thành đạt, con gái làng Mẹo nổi tiếng xinh đẹp, khéo tay, có tài dệt cửi, lại hay nết. Con gái nơi khác lấy được con trai làng Mẹo là cái phúc, con trai ngoài làng lấy được con gái làng Mẹo thì chẳng khác gì vớ được vàng. Theo nhà nghiên cứu Đặng Hùng, chỉ với những truyền thuyết lưu truyền dân gian về con người làng Mẹo như thế, cũng phần nào lý giải vì sao làng Mẹo lại giàu có từ gần ngàn năm trước và sẽ ngày càng giàu có hơn.

Những ngôi nhà cao tầng như thế này ngày càng nhiều ở làng Mẹo. 
Ông Đặng Hùng đã nhiều lần về làng Mẹo nghiên cứu và theo ông, các cụ trong dòng họ Trần, Lê , Vũ, Đinh… có một bài kệ bí mật dạy con cháu cách làm giàu. Ông Hùng đã tìm hiểu, song họ không tiết lộ. Theo lời đồn, chỉ cần thuộc nằm lòng bài kệ đó và cứ thế làm theo, ắt sẽ nhanh chóng làm giàu. Thực hư bài kệ chẳng biết thế nào, nhưng chuyện người làng Mẹo lập nghiệp đều thành công vang dội, nhất là bên ngoài làng, thì đã quá rõ.

Từ Quốc lộ 39B, phải đi qua cánh đồng mới vào đến làng Mẹo. Đứng từ xa nhìn lại, làng Mẹo nằm giữa cánh đồng lúa. Chiều đến, khung cảnh làng Mẹo tấp nập như một khu công nghiệp. Xe tải, container nối đuôi nhau ra vào làng, công nhân tan ca đông như trẩy hội. Vào làng Mẹo, mà tôi ngỡ như lạc vào một khu công nghiệp tầm cỡ, hiện đại, giàu có. Thậm chí, ngay đầu làng còn có một khu mua sắm hiện đại của đại gia Trần Văn Sen, đứng ngoài đường nhìn vào, to cỡ siêu thị BigC, người ra, người vào mua bán tấp nập.

Theo ông Bùi Đức Năng, Trưởng phòng Công thương huyện Hưng Hà, doanh thu của riêng làng Mẹo cũng cỡ 500 tỷ đồng, bằng 2/3 toàn huyện. Tuy nhiên, theo ông Năng, đây là con số trên giấy tờ, nộp thuế, con số thực tế vượt xa nhiều lần.

Ông Bùi Đức Năng và cuốn sổ ghi tên các tỷ phú làng Mẹo. 
Ông Trần Duy Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Phương có cách tính đơn giản, mà chính xác hơn: Làng Phương La có 3.000 máy dệt, hoạt động không ngừng nghỉ. Trừ các loại chi phí, mỗi chiếc máy dệt làm lãi 150 ngàn đồng/ngày. Như vậy, mỗi năm, riêng những chiếc máy dệt ở Phương La đã thu lãi 160 tỷ đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu còn thu lãi cao hơn nữa. Rồi các cơ sở chế biến nguyên liệu, nhuộm hấp, thêu ren… Cứ theo cách tính trên thì doanh thu của làng Mẹo phải là cả ngàn tỉ đồng mỗi năm.

Cứ cho con số doanh thu của cả làng Mẹo mỗi năm khoảng 1.000 tỷ, liệu có phải lớn? Qua tìm hiểu, con số đó, cũng chưa thể bằng một doanh nghiệp lớn của một đại gia sinh ra từ làng Mẹo, nhưng lập nghiệp ở nơi khác. Còn hàng chục con em của làng Mẹo lập doanh nghiệp lớn ở thị trấn Hưng Hà, ở các xã trong huyện, ở TP. Thái Bình và ở khắp cả nước nữa.

 
 
Đại gia “làng tỷ phú” bỏ 7 tỷ xây trường học… “chui”
 
 
(VTC News) – Sau 9 tháng xây dựng, công trình hiến tặng của ông Huy đã xong, mà hồ sơ xin phép xây dựng vẫn nằm nguyên ở huyện. Người dân làng Mẹo nói vui: “Ông Huy bỏ tiền túi để xây trường học chui đem tặng”.

 

Trong làng Mẹo, có rất nhiều ngôi nhà to như những tòa lâu đài nguy nga tráng lệ. Nổi bật giữa làng là nhà ông Vũ Quang Huy, người đã khiến nhiều đại gia ngỡ ngàng khi ủng hộ tới 20 tỷ đồng xây dựng chùa Hưng Long, chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Mấy năm trước, trong khuôn viên ngôi nhà to như trụ sở UBND huyện, ông cho xây một công trình phong thủy rất tráng lệ, tốn kém mấy tỷ bạc. Tuy nhiên, mới đây, ông đã phá ngôi nhà to tướng xây lại ngôi nhà mới, mang kiến trúc giống kiến trúc châu Âu của những tòa nhà The Manor ở Mỹ Đình. Tòa nhà The Manor ở Hà Nội là do con trai ông xây dựng.

Tòa nhà đang hoàn thiện của ông Vũ Quang Huy ở làng Mẹo. 
Đối với ông Huy, việc xây một ngôi nhà cỡ vài chục tỷ đồng, chắc chẳng thấm thía vào đâu. Ông đã góp một cục 20 tỷ đồng để xây chùa chào mừng Đại lễ của thủ đô, thì chẳng có lý gì ông không xây được ngôi nhà tốn kém hơn thế cho gia đình.

Đại gia Vũ Quang Huy vốn là người đi lên từ nghề dệt, rồi chuyển sang kinh doanh nước khoáng. Ông đã biến thương hiệu nước khoáng Vital của Thái Bình thành một thương hiệu nổi tiếng. Cách đây dăm năm, công ty của ông Huy đã nộp thuế cho Thái Bình đến 40 tỷ một năm. Những thành công của ông được nối tiếp mạnh mẽ hơn bởi người con trai của ông, đó là đại gia Vũ Quang Hội, Chủ tịch Tập đoàn Bitexco.

Công trình phong thủy trước nhà ông Huy. 
Bitexco thành lập tại Thái Bình, trụ sở đặt tại số 2, đường Quang Trung, đi lên từ dệt may, nước khoáng. Ở tuổi 70, ông Vũ Quang Huy về quê xây nhà, ở ẩn, làm việc thiện, để lại công ty cho các con, trong đó nắm trọng trách là anh Vũ Quang Hội.

Đại gia Vũ Quang Hội đã mở rộng hoạt động sản xuất của tập đoàn sang nhiều lĩnh vực mới, trong đó, đặc biệt chú trọng lĩnh vực xây dựng.

Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng, người Phương La làm lĩnh vực gì cũng giỏi, nhưng có một điểm chung là họ đều trưởng thành từ nghề dệt của làng. Họ nổi danh ở làng, nhưng làng không đáp ứng được tham vọng của họ, nên họ tiếp tục bứt phá lên thành phố hoặc đi các tỉnh khác, nước khác.

Thông thường, ông giám đốc, nghệ nhân dệt muốn bứt phá khỏi làng phải nắm được tất cả bí quyết trong công đoạn dệt và may như: sơ chế, kéo sợi, nhuộm, hấp, tẩy, sấy, thêu ren… Nhiều người muốn bứt phá đi nơi khác song lại không đi được vì họ phải phụ thuộc lẫn nhau, bổ trợ cho nhau để hoàn thành công đoạn cho ra sản phẩm. Chính vì thế, những người bứt phá được ra ngoài không hẳn vì họ nhiều tiền mà họ đã tự tin nắm được tất cả các bí quyết trong các công đoạn của nghề dệt đũi.

Các tỷ phú làng Mẹo đều đi lên từ nghề dệt. 
Rất nhiều đại gia đi ra khỏi làng đều trở thành đại tỷ phú, quản lý những công ty dệt may vô cùng danh tiếng. Số tỷ phú là người Phương La hiện đang "oanh tạc" trong Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai rất nhiều. Số lượng tỷ phú là người Phương La hiện đang làm ăn ở các thành phố lớn ngoài Bắc cũng phải đếm hết số ngón tay.

Người Phương La có đức tính rất kín kẽ, nên chuyện họ làm ăn thế nào, thu nhập ra sao, có mấy trăm tỷ, mấy ngàn tỷ cũng chẳng ai biết được. Thế nhưng, không ai phủ nhận sức mạnh và danh tiếng của Tập đoàn Bitexco, do Vũ Quang Hội, con trai của ông Vũ Quang Huy, người con ưu tú của làng Mẹo làm chủ.

Tập đoàn Bitexco, có thể nói, là tập đoàn đầu tư bất động sản hàng đầu Việt Nam. Những dự án của tập đoàn này không những rất lớn về quy mô mà còn để lại dấu ấn đặc biệt.

Tòa tháp cao 68 tầng ở TP. HCM do Tập đoàn Bitexco xây dựng. 
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến công trình từng giữ ngôi vị cao nhất Việt Nam, đó là tòa tháp 68 tầng Bitexco Financia Tower, tốn kém 200 triệu USD. Hiện ngôi vị cao nhất Việt Nam của tòa nhà này đã bị hạ bệ, song có thể khẳng định rằng, tòa nhà tiêu chuẩn quốc tế mang hình búp sen này đã để lại dấu ấn đặc biệt, tạo ra một cuộc ganh đua xây dựng những ngôi nhà kỷ lục.

Về nhà chung cư, Bitexco cũng để lại dấu ấn đặc biệt với những tòa nhà The Manor HCM và The Manor Hà Nội mang phong cách châu Âu cực kỳ sang trọng, lịch lãm. Rồi dự án khách sạn 5 sao JW Marriott nằm trong tổ hợp công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Hội trường Ba Đình, nơi nghỉ ngơi của khách cao cấp, với chất lượng dành cho… tổng thống ở.

Các dự án đô thị của Bitexco thì có Khu đô thị mới Tứ giác Nguyễn Cư Trinh, tổng diện tích khoảng 8,2ha, nằm giữa khu vực sầm uất nhất của TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư ngón nửa tỷ USD; rồi Dự án Khu đô thị Nam Vành đai 3 (Hà Nội), là Công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long của Bitexco, có tổng diện tích 200ha…

The Manor Hà Nội.
Không những người con của làng Mẹo này giỏi về xây dựng, ông Vũ Quang Hội còn đặc biệt giỏi về thủy điện. Tập đoàn Bitexco đã và đang đầu tư vào 13 dự án thủy điện ở khắp cả nước, trong đó, lớn nhất phải kể đến dự án thủy điện Nho Quế 3, với công suất lắp máy 110 MW. Đây là công trình trọng điểm của Bitexco trên địa bàn đặc biệt khó khăn tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Theo các chuyên gia, đây là một dự án có điều kiện thi công đặc biệt khó khăn, nằm trong khu vực cũng đặc biệt khó khăn. Với số tiền 3.000 tỷ đồng, bỏ vào kinh doanh bất động sản, xây dựng các khu đô thị, thu lợi không nhỏ, nhưng tập đoàn Bitexco đã quyết tâm đầu tư vào một dự án hoàn toàn mang tính xã hội này để đáp lại lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ.

Ngoài việc đầu tư vào xây dựng, thủy điện, ông Vũ Quang Hội còn đầu tư hàng loạt các dự án giao thông. Tiêu biểu nhất là Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 100km, đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bitexco là nhà đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng hơn 14.000 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan chức năng xây dựng hành lang pháp lý để các nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền phát triển cơ sở hạ tầng.

Ngôi trường mầm non nghèo nàn của trẻ em ở làng Mẹo mấy năm trước. 
Ở phương xa, người con lo những công trình vĩ đại, còn ở quê nhà, người cha chăm lo làm từ thiện. Mấy năm trước, người dân làng Mẹo đã giàu lắm, song trường tiểu học vẫn là ngôi nhà cấp 4 dột nát. Con cháu của các đại gia làng Mẹo đều được gửi đi học ở môi trường tốt nhất, còn lại là con nhà nghèo thì học ở làng, nên chẳng ai quan tâm.

Rời thương trường về làng, ông Vũ Quang Huy chợt sửng sốt khi thấy những cháu bé của làng mình học trong mái trường dột nát như chuồng gà. Ngay lúc đó, ông đã nảy ra ý định xây dựng một mái trường tiểu học và một trường mầm non.

Ông Huy muốn mua thêm mảnh đất này để mở rộng trường học cho các cháu, nhưng xã đã dành cho Hội sinh vật cảnh. 
Nhưng đất của ngôi trường cũ bé quá, không đáp ứng được, nên ông lùng mua đất của dân. Trong làng toàn người giàu, nên chả ai cắt đất tổ tiên ra bán cả. May mắn, lúc đó xã chia lại ruộng, thừa hẳn 3.000 mét vuông ở đầu làng. Xã giải quyết bằng cách chia cho mỗi hộ 2 mét vuông, sau đó, ông Huy mua lại của dân với giá từ 250 ngàn đến 500 ngàn đồng một mét. Ông muốn mua tiếp 2.000 mét cạnh đó để xây trường rộng rãi cho các cháu học, nhưng xã đã giành cho hội sinh vật cảnh mất rồi.

Có đất, ông Huy tiến hành xây trường học. Nhưng khổ nỗi, UBND huyện chỉ được cấp phép xây dựng cho công trình dưới 5 tỷ đồng, mà trường học ông xây tốn 7 tỷ đồng. Để được việc, ông Huy phải làm lại hồ sơ, tách làm 2 công trình riêng biệt. Trong quá trình đợi hồ sơ phê duyệt, ông tiến hành khởi công để kịp năm học mới. Thế nhưng, sau 9 tháng xây dựng, công trình hiến tặng của ông đã xong, mà hồ sơ xin phép xây dựng vẫn nằm nguyên ở huyện. Người dân làng Mẹo nói vui: “Ông Huy bỏ tiền túi để xây trường học chui đem tặng”.

Truyền kỳ về lăng mộ lớn nhất Việt Nam
 
 
(VTC News) – Công trình lăng mộ khổng lồ nằm trên mảnh đất đẹp nhất, ngay đầu làng, rộng 50.000 mét vuông, tức 5 héc-ta. Để tiến hành xây dựng lăng mộ, đại gia Trần Văn Sen đã mua nửa cánh đồng làng Mẹo, nơi mà đất đắt chả kém gì đất thủ đô.

Làng Mẹo, tức làng Phương La (Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình) là nơi sản sinh ra nhiều tỷ phú. Các tỷ phú có nhiều tiền, nên họ có thể thỏa mãn ước vọng, ham muốn của mình.

Mỗi người có một thú chơi khác nhau. Một số đại gia trong làng có niềm đam mê chơi cây. Nổi tiếng nhất về chơi cây có lẽ là đại gia Đinh Hồng Quân, TGĐ Công ty dệt may Hồng Quân, là công ty dệt may lớn nhất ở tỉnh Thái Bình, mỗi năm nộp thuế vài chục tỷ.

Ông Đinh Hồng Quân và siêu cây "Thăng Long" ở triển lãm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ảnh: Internet 
Ông Quân đã bỏ ra vài chục tỷ đồng để mua cây về chơi. Cách đây 5 năm, ông Quân đã khiến giới chơi cây cả nước ngưỡng mộ khi mua một cây sanh ở Nam Định với giá 3 tỷ đồng. Vừa rồi, trong đợt triển lãm sinh vật cảnh kỷ niệm 1.000 Thăng Long – Hà Nội, ông cũng mang một số cây lên đua sắc. Giới chơi cây đã choáng váng khi ông Quân tuyên bố cây sanh thế “Thăng Long” của ông có giá… 150 tỷ đồng. Cái giá đó là do ông tự định, chứ chẳng biết có ai mua nổi không, nhưng qua đó cũng thấy rằng, ông là một trong những đại gia có thú chơi khủng ở “làng tỷ phú”.

Tuy nhiên, thú chơi cây của tỷ phú làng Mẹo không phải là nổi bật. Thú xây mồ mả, đền thờ ở đây mới đáng kính nể, không đâu ở đất nước này khủng khiếp bằng.

Các dòng họ nổi tiếng ở làng này như Đinh, Lê, Vũ đều đã có lăng mộ tổ tiên, đền thờ trị giá nhiều tỷ đồng. Nằm ngay cạnh chợ làng là công trình đền thờ hoành tráng của họ Lê, làm toàn bằng gỗ quý và đá xanh, đá trắng Nghệ An. Riêng bậc đá bước vào nhà thờ cũng trị giá cả trăm triệu. Những hạng mục bằng gỗ được trạm trổ hoa văn rồng phượng cầu kỳ, tinh xảo.

Lăng mộ họ Trần án ngữ hoành tráng ngay đầu làng Mẹo. 
Tuy nhiên, đứng giữa chợ, nhìn công trình đền thờ của họ Lê, thấy quá nhỏ bé so với công trình lăng mộ của họ Trần, do đại tỷ phú Trần Văn Sen xây dựng. Lăng mộ nằm ngay đầu làng, ánh màu vàng chóe trong ráng chiều thật ấn tượng.

Cũng không biết phải gọi công trình này thế nào cho chính xác. Người thì gọi đây là đền thờ, vì trước đây, tại mảnh đất này, có một ngôi đền nhỏ xíu tên là Đền Nhà Ông. Tại ngôi đền nhỏ xíu đó, có ngôi mộ của đức tổ Hoằng Nghị Đại Vương, tức ông Trần Hoằng Nghị, người dạy dân làng Mẹo trồng dâu, nuôi tằm, dệt cửi, và là cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ. Công trình khổng lồ này đã xây trùm lên ngôi mộ và ngôi đền đó. Chính vì những lý do trên, nên người dân trong làng gọi công trình này là lăng mộ.

Công trình lăng mộ khổng lồ nằm trên mảnh đất đẹp nhất, ngay đầu làng, rộng 50.000 mét vuông, tức 5 héc-ta. Để tiến hành xây dựng lăng mộ, đại gia Trần Văn Sen đã mua nửa cánh đồng làng Mẹo, nơi mà đất đắt chả kém gì đất thủ đô.

Phía trước lăng mộ.
Đứng trước lăng mộ, trông những ngôi nhà 3-4 tầng phía sau quá nhỏ bé, chưa tới mái tầng một của lăng mộ.

Móng lăng mộ ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bêtông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng. Phần móng nổi lên mặt đất của lăng mộ cao 2,5m. Tiếp theo phần móng là đến thân lăng mộ. Đứng từ dưới nhìn lên, thấy mái lăng mộ gồm ba lớp bêtông xếp chồng lên nhau.

Phần trước lăng mộ là những công trình bằng đá xanh, chạm trổ rất cầu kỳ. Đôi rồng đá thời Trần ngự hai bên rất đẹp, đôi lộc bình bằng đá cao quá đầu người. Phần hiên của công trình rộng mênh mông, đủ làm một sân khấu hoành tráng. Toàn bộ công trình lăng mộ này là một khối bêtông sắt thép đồ sộ.

Bên trong lăng mộ có hàng vạn chi tiết chạm trổ cầu kỳ. 
Lăng mộ gồm 3 tầng, 6 mái, cao 41m, bằng tòa nhà cao tầng hiện đại. Mái tầng một của lăng mộ gồm đôi rồng khổng lồ chầu vào chiếc “bánh xe lịch sử” ở trung tâm mặt trước lăng mộ. Những tầng trên, các mái dốc đều có rồng chầu mặt nguyệt. Hình thù rồng, mặt nguyệt cùng các hình vẽ, hình khắc đều được sự tư vấn của các nhà văn hóa, sử học để cho phù hợp với kiến trúc đời Lý và đời Trần.

Lăng mộ có 3 cửa vào. Cánh cửa khổng lồ bằng gỗ dày đến 20cm. Tôi trộm nghĩ, riêng một chiếc cánh cửa này cũng phải cỡ trăm triệu.

Tượng ông Hoằng Nghị Đại Vương. 
Ông Trần Văn Sen trong buổi khánh thành công trình lăng mộ tổ họ Trần làng Mẹo. 
Bên trong lăng mộ gây choáng ngợp thực sự. Hàng vạn chi tiết đều cầu kỳ, tinh vi và màu chủ đạo là vàng và đỏ. Trong lòng lăng mộ rộng gần 800 mét vuông này có tới 42 cột trụ đỡ mái rộng nặng nghìn tấn. Phía dưới tầng chính của lăng mộ là tầng hầm sâu xuống lòng đất. Tầng hầm gồm tổng cộng 20 căn phòng thông nhau, 4 phòng xây kín. Phòng thông nhau để con cháu hội họp còn 4 phòng kín chứa vật dụng, đồ quý. Người làng Mẹo nói vui, nếu có chiến tranh, bom rải thảm ở làng, thì các cụ họ Trần vẫn đàng hoàng ngồi họp hành bàn việc họ.

Công trình lăng mộ này được khởi công xây dựng từ tháng 6-2002, đến tận ngày 10-2-2011, tức là sau 9 năm xây dựng mới hoàn thành. Tuy nhiên, theo cụ Trần Văn Thoan, người trông nom lăng mộ, thì hiện tại mới hoàn thành hạng mục chính. Trên khu đất rộng 5 héc-ta đó, sẽ còn vô vàn công trình kiến trúc khác nữa, có thể là quần thể đền mộ nhỏ hơn của từng gia đình, công viên, các khu sinh hoạt văn hóa, các công trình kiến trúc mô tả đời sống thời Lý – Trần… Cũng có thể sẽ đào một cái hồ lớn, đắp ngọn núi để tạo phong thủy cho quần thể lăng mộ.

Rồng đá thời Trần trước lăng mộ. 
Diện tích 50.000 mét vuông chưa xây dựng trước lăng mộ. 
Chủ chi và cũng là người bỏ nhiều tâm huyết nhất vào công trình này là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nghệ nhân Trần Văn Sen. Ông Sen đã nung nấu thực hiện công trình này từ nhiều năm trước. Trong chuyến sang Trung Quốc, ông thấy lăng mộ họ Trần đều hoành tráng, nghĩ đến lăng mộ tổ Trần làng mình mà tủi thân, nên ông quyết tâm thực hiện tâm nguyện cuối đời của mình, là xây dựng một công trình lăng mộ, đền đài để lại cho muôn đời sau.

Để xây dựng lăng mộ này, ông đã phải mất hàng chục năm tham khảo, học hỏi, và chi phí tới cả tỷ đồng thuê các kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Theo thiết kế ban đầu, lăng mộ sẽ cao 51m, để người bên kia sông Hồng vẫn nhìn thấy lăng mộ, tuy nhiên, do nền đất yếu, công trình lại quá nặng, lún sâu cả mét, nên phải rút ngắn độ cao, rút bớt nhiều hạng mục.

Công trình lăng mộ này không những thể hiện sự giàu có về tiền bạc, mà còn thể hiện sự giàu có về tâm đức của người con làng Mẹo với tổ tiên, với tổ nghề và với vị thành hoàng của cả làng.

 
 
Làng Mẹo có 100 tỷ phú !
 
 
(VTC News) Tôi đã dành nhiều ngày, gặp nhiều người, đến nhiều cơ quan trong tỉnh Thái Bình để thống kê xem làng Mẹo (Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình) đã sản sinh ra bao nhiêu tỷ phú, nhưng thống kê mãi mà không hết, vẫn chưa có được con số cụ thể. Con số thống kê cũng không hoàn toàn chính xác, vì tài sản của các tỷ phú làng Mẹo đâu có lên sàn. Chỉ có thể phân tích hoạt động của các doanh nghiệp, để phán đoán họ có là tỷ phú hay không thôi. Theo tính toán, làng Mẹo là nơi sinh ra khoảng 100 tỷ phú, sở hữu những doanh nghiệp trị giá ít thì vài chục tỷ, nhiều thì cả ngàn tỷ đồng.

 

Theo con số thống kê, hiện trong làng Mẹo có gần 60 doanh nghiệp tư nhân, trong đó, có 25 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp của làng. Ngoài ra, còn có gần 20 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp Phúc Khánh (thị trấn Hưng Hà) và cỡ chục doanh nghiệp ở TP. Thái Bình, cùng với hàng chục doanh nghiệp nằm ở khắp nước.

Các giám đốc có doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp đều có tài sản lớn, với doanh thu hàng năm từ hàng chục cho đến cả ngàn tỷ đồng, nên đều có thể xếp họ vào hàng đại gia, tỷ phú của làng.

Trong số những tỷ phú làm ăn tại làng thì nổi danh nhất phải kể đến như: Nguyễn Văn Châm (Giám đốc Công ty Hoàn Hợp), Vũ Văn Vườn (Công ty dệt Minh Ngọc), Đinh Đức Hoán (Công ty Xuân Lộc), Đỗ Văn Tân (Công ty Tân Phương), Trần Văn Dân (Công ty Hưng Thịnh), Nguyễn Văn Sướng (Công ty Phúc Cường)… Các công ty hoạt động tại làng này đều có doanh thu trong báo cáo từ vài chục đến cả trăm tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận của họ thế nào thì không ai biết được, nhưng cũng phải hàng tỷ đồng.

Nhìn vào khối tài sản là những doanh nghiệp lớn, với hàng trăm, cả ngàn công nhân, thì họ đích thực là những tỷ phú. Với một doanh nghiệp ở các thành phố lớn, con số doanh thu vài chục tỷ đến cả trăm tỷ đồng chưa là gì, nhưng với một doanh nghiệp ở làng, thì con số đó là đáng nể.

Trong số các doanh nghiệp hoạt động ở khu công nghiệp trong làng, nổi danh nhanh chóng nhất có lẽ là tỷ phú Trần Văn Vực, Giám đốc Công ty Toàn Thắng. Ông Bùi Đức Năng, Trưởng phòng Công thương huyện Hưng Hà cho biết, riêng lượng hàng hóa xuất khẩu đi các nước của doanh nghiệp này đã đạt trên dưới trăm tỷ đồng, còn lượng hàng hóa bán trong nước là bao nhiêu thì không nắm được. Ông Vực là con cháu họ Trần của làng, vốn là công an, nhưng xin ra khỏi ngành để làm kinh doanh và nhanh chóng đạt nhiều thành công.

 

Ông Bùi Đức Năng, Trưởng phòng Công thương huyện Hưng Hà và cuốn sổ ghi chép các doanh nghiệp làng Mẹo. 
Tỷ phú Trần Văn Vực nổi danh ở làng, nhưng lại chẳng thể so được với 5 đại gia làng Mẹo đang sở hữu những doanh nghiệp cực lớn ở TP. Thái Bình. Tổng doanh thu của mấy chục doanh nghiệp trong khu công nghiệp của làng Mẹo, thậm chí là của cả làng Mẹo, cũng chưa chắc đã bằng một doanh nghiệp của một đại gia mạnh đang làm ăn ở thành phố. 5 đại gia sở hữu những công ty lớn ở TP. Thái Bình gồm: Trần Văn Sen (Công ty Hương Sen), Vũ Quang Huy (Công ty Bình Minh), Đinh Hồng Quân (Công ty Hồng Quân), Trần Xuân Ứng (Công ty Thành Công) và Trần Văn Hương (Công ty Thăng Long).

Mặc dù cũng có lúc thăng trầm, có lúc nợ lương công nhân, song cũng phải khẳng định ông Đinh Hồng Quân là một tỷ phú lớn, sở hữu một công ty dệt may lớn nhất Thái Bình, với mấy ngàn công nhân. Đại gia này chỉ chuyên tâm vào nghề truyền thống của làng là dệt may xuất khẩu. Mỗi năm, riêng tiền thuế nộp cho tỉnh là 40-50 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp hoạt động ngay tại làng Mẹo. 
Còn nhiều lời đồn về đại gia này, rằng ông vay ngân hàng nhiều, nhưng phải công nhận đại gia này chịu chơi, đã bỏ vài chục tỷ đồng mua cây cảnh về ngắm. Một số cây đại gia này mua với giá 1-3 tỷ đồng. Thực tế, nếu không có thực lực mạnh, có cả trăm tỷ đồng trong tay, sao dám bỏ ra vài chục tỷ để chơi cây cối.

Ở TP. Thái Bình còn có 2 đại gia nữa vẫn chung thủy với nghề dệt đũi của làng là ông Trần Xuân Ứng (Công ty dệt may Thành Công) và Trần Văn Hương (Công ty Thăng Long), là hai người em ruột của đại gia Trần Văn Sen, chút chít của tổ Trần Hoằng Nghị và Trần Thủ Độ. Mặc dù, các đại gia làng Mẹo đều đi lên từ dệt đũi, song nếu chỉ dừng lại ở dệt may, thì có vẻ sự bứt phá bị giới hạn. 3 đại gia dệt may của làng Mẹo lập nghiệp ở TP. Thái Bình dù hoạt động mạnh mẽ, song chẳng thấm vào đâu so với hai đại gia chuyển thêm sang ngành nghề khác, là đại gia Trần Văn Sen và Trần Quang Huy.

Đại gia Trần Văn Sen vốn đi lên từ nghề dệt của tổ tiên. Cha ông cũng từng là một đại gia nổi tiếng của làng, đưa hàng dệt may của làng sang thị trường Nhật từ đầu thế kỷ 20. Sau khi thành đạt với nghề dệt, ông Trần Văn Sen đã mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều sản phẩm khác, trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm bia và nước giải khát.

Các đại gia làng Mẹo đều đi lên từ nghề dệt may. 
Người dân Việt Nam đã quen thuộc với bia Đại Việt hiện nay và bia Beyker trước kia, nhưng ít tai biết rằng nó có nguồn gốc từ Thái Bình và thương hiệu thuộc sở hữu của ông Trần Văn Sen. Sản phẩm bia Đại Việt đã có mặt ở nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Singapore…

Trụ sở công ty Hương Sen của đại gia Trần Văn Sen. 
Chỉ vài năm ra đời, sản phẩm bia Đại Việt đã có sự phát triển thần tốc. Từ chỗ chỉ đạt công suất 5 triệu lít/năm vào mấy năm trước, nay đã đạt trên 100 triệu lít/năm. Từ chỗ khi bước vào sản xuất, công ty chỉ nộp ngân sách 136 triệu/năm, đến năm năm 2006, công ty nộp thuế cho tỉnh Thái Bình 100 tỷ đồng và năm 2009 là 187 tỷ đồng, chiếm 50% số tiền nộp ngân sách của khối doanh nghiệp tỉnh Thái Bình. Với những thành tích đặc biệt đó, mới đây, nghệ nhân Trần Văn Sen đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Cuốn sách viết về vùng Long Hưng, bao gồm làng Ứng Mão (làng Mẹo) của nhà nghiên cứu Đặng Hùng nói rất kỹ về nghề dệt cũng như sự ra đời của vương triều Trần.  
Mặc dù việc sản xuất bia, nước giải khát đã quá vất vả, song ông Trần Văn Sen vẫn duy trì một doanh nghiệp dệt đũi để giữ nghề. Và để tri ân ông tổ làng nghề, ông đã bỏ ra không biết bao nhiêu tỷ đồng để xây dựng lăng mộ, nhà thờ tổ hoành tráng. Hàng năm, ông đều phân phát tiền cho người nghèo, gia đình chính sách khắp tỉnh. Tết trung thu ông phát quà cho trẻ em cả huyện. Quỹ khuyến học khuyến tài nào trong tỉnh cũng thấy có ông đóng góp. Số tiền ông làm nhân đạo hàng năm cũng lên đến nhiều tỷ đồng.

Có thể nói, đại gia đình ông Trần Văn Sen có nhiều giám đốc thành đạt nhất làng Mẹo. Ba người em ruột của ông gồm Trần Văn Ứng, Trần Văn Hương và Trần Thị Lý (Công ty Nam Thành), tuy không thịnh đạt bằng ông anh, song cũng đều thuộc hạng đại tỷ phú, mỗi người quản lý một công ty với hàng ngàn công nhân, doanh thu mỗi năm cả trăm tỷ đồng.

Ông Sen vừa xây dựng khu lưu niệm và mua sắm rất lớn ở đầu làng Mẹo. 
Xét về số lượng giám đốc, số lượng công ty hùng mạnh chắc đại gia đình tỷ phú Trần Văn Sen nắm giữ nhiều nhất, nhưng về thực lực tài chính thì nhiều người khẳng định còn thua xa gia đình tỷ phú Vũ Quang Huy, với một công ty có tên Cty Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Minh (Bitexco), hiện là Tập đoàn Bitexco. Tập đoàn Bitexco đã từ đất lúa vươn ra toàn quốc và tiếng tăm đã rất lớn.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương

Loạt bài liên quan đã đi trên blog này:

Năm Mão nói chuyện về làng Mẹo, một làng toàn tỉ phú ở Thái Bình

Đền Trần ở Thái Bình (huyện Hưng Hà, Thái Bình)

Kì 3: Những lời luận bàn qua lại trên BBC Việt ngữ

Kì 2: Bài tiếng Việt của Phạm Thị Hảo trên Hồn Việt

Kì 1: Bài tiếng Anh của INQUIRER.NET (Philippines) qua bản dịch trên Ba Sàm

Lại về đèn lồng treo cao: Hội đèn lồng 2010 ở Đài và một người đẹp Việt

Lời dẫn: Entry này chỉ gồm ảnh, chúng được chọn và vớt về từ blog phuong thao (một du học sinh người Việt Nam tại Đài Loan). Muốn hiểu ngụ ý của entry này, cần đọc lại 2 entry liên quan về đèn lồng đã đi trên blog tôi (xem đường link ở cuối entry) !

Ảnh thuộc bản quyền của bạn phuong thao. Còn tôi (Giao) thì chỉ phụ thêm một vài lời ghi chú dưới ảnh (nếu có gì sai nhầm, mong bạn phuong thao chỉ ra giùm).

Photobucket

Tác giả ảnh trước tòa thị chính của thành phố Gia Nghĩa (Đài Loan)

Photobucket

Phía sau người đẹp Việt là hàng biển quảng cáo của Hội đèn lồng Đài Loan năm 2010

Photobucket

Nụ cười Việt Nam dưới hành lang đèn lồng Đài Loan

Photobucket

 

Photobucket

Năm Canh Dần (2010) nên trên đèn lồng ghi chữ Hổ, vẽ hình Hổ ! Hình như, hai con hổ đang lườm nhau ?

Photobucket

Người Đài Loan chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Nhật Bản (qua thời kì thuộc địa), nên có thể nói: đèn lồng Đài Loan là đèn lồng Trung Quốc đại lục được trộn với đèn lồng Nhật Bản

Photobucket

Hành lang đèn lồng ở Gia Nghĩa năm nay chỉ có mỗi nhiệm vụ: làm nền cho người đẹp đến từ Việt Nam

Photobucket

Năm nay, quê mình cũng rực rỡ đèn lồng đấy, Phương Thảo à !

 

Nguồn ảnh : http://vn.360plus.yahoo.com/phuongthaoytn/article?mid=391

Các kì có cùng chủ đề đã đi trên blog này:

Kì 3 : Lại về đèn lồng treo cao: Lễ hội đèn lồng 2010 ở Gia Nghĩa (Đài Loan) http://vn.360plus.yahoo.com/dzjao/article?mid=2988

Kì 2: Lại về đèn lồng treo cao: Báo chí đã vào cuộc http://vn.360plus.yahoo.com/dzjao/article?mid=2926

Kì 1: Tết này, quê tôi bỗng dưng biến thành phố Tàu http://vn.360plus.yahoo.com/dzjao/article?mid=2630

Lại về đèn lồng treo cao: Bây giờ, mới thấy báo chí vào cuộc!

Lời dẫn: Hơn nửa tháng trước, ngày 16/2/2010 (tức mồng 3 Tết Nguyên Đán Canh Dần), từ tư liệu "nóng hổi" ở quê nhà, trong đối chiếu với tư liệu điền dã gần đây ở Trung Quốc, trên blog này, tôi đã bắt đầu viết entry "Tết này, quê tôi bỗng dưng biến thành phố Tầu" (có thể xem lại ở đây: http://vn.360plus.yahoo.com/dzjao/article?mid=2630).

Vừa đưa lên, đã được mấy người bạn blog hưởng ứng và bổ sung thêm tư liệu (ở Thái Bình với bác Hoàng Liêm, ở Quảng Ninh với bác Dương Phương Đại , và Malaysia với bác TD), bản thân tôi cũng vớt một ít tư liệu cập nhật từ các nơi khác về (ở Hội An từ tư liệu mạng, ở Hải Phòng từ blog bác TD, ở Nam Định từ blog bác lao quang thấu, ở Hà Nội từ blog bác Mai Ky). Vì vậy, khởi viết từ ngày 16, mà đến ngày 20/2, mới kết thúc. Và cũng vì vậy, có thể xem entry đó là một entry được viết chung bởi nhiều người, mà tôi chỉ là người khởi xướng.

Tôi cũng đã nhấn mạnh để lưu ý trong entry trên rằng:

Đèn lồng xuất hiện như thấy trong các bức ảnh, tại quê tôi, chỉ bắt đầu từ Tết năm nay, Tết Canh Dần 2010, mà thôi.

Entry trên blog tôi có lẽ là thông tin cận cảnh đầu tiên về hiện tượng đèn lồng xuất hiện, theo một cách thức khá lí thú như trên, trong Tết Nguyên Đán Việt Nam (?).

Nay, sau nửa tháng, vào đầu tháng 3/2010, trên mạng

, đã thấy xuất hiện 2 bài báo dưới đây. Xin vớt về, dán cả vào đây, để tiện bề tham khảo.

Nhìn chung, tôi không đánh giá cao cả 2 bài báo này. Nửa tháng trước, tôi chỉ đưa vấn đề ra một cách nhẹ nhàng, thật ra mới chỉ nêu mang tính ghi chép cá nhân, mà chưa có chút bình luận gì; nhưng hiện nay, các nhà báo đã hướng thẳng đến cái gọi là "bản sắc dân tộc" !

Từ đây trở xuống là trích dẫn.

Bài 1 Xuất hiện hàng loạt phố đèn lồng TQ ở các tỉnh

01/03/2010 13:54:06

Từ Tết nguyên đán đến qua Tết Nguyên Tiêu, dọc khắp tất cả tuyến phố thuộc Thành phố Thái Bình, Nam Định, các đoạn đường thuộc huyện Tiền Hải, Kiến Xương đều lung linh trong ánh đèn lồng đỏ.

Đèn lổng sáng đỏ hàng đêm.

Đèn lồng sáng đỏ hàng đêm.

 

 

 

 

 

 

Xuất phát ý tưởng này không biết từ đâu, nhưng cách đây mấy tháng khu đường Minh Khai (Thái Bình) đã thấy xuất hiện những dãy đèn lồng. Sau đó các tổ dân phố triển khai quyên góp. Anh Tùng (95- Hoàng Công Chất) cho biết: “Mỗi nhà đóng 100.000 cho việc mua đèn lồng và mắc đường dây. Chơi đèn lồng đang thành phong trào các tuyến phố khác, những chiếc đèn lồng này cũng bày bán nhiều và dễ mua”.

Đèn lồng được làm bằng vải màu đỏ và có những hoa văn độc đáo có các chữ Phúc, Lộc, Thọ viết bằng tiếng Trung điều đáng nói là bên trong dùng bóng điện thắp sáng không dùng nến như đèn lồng thuần túy, được mắc lên cao trùng với đường cáp viễn thông.

Anh Hoa chủ cửa hàng sách báo Đông Hoa (Phố Đốc Nhưỡng, TP.Thái Bình) cho biết: “Năm nay đèn lồng được ưa chuộng nhiều, cho đến giờ cháy hàng không còn hàng để bán. Những chiếc đèn lồng này được đóng thùng chở về từ các nơi như Móng Cái (Quảng Ninh), Hà Nội, có đèn từ Huế nhưng giá thành đắt hơn nhưng số lượng ít. Giá thành trung bình là từ 50-200.000/chiếc. Xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc. Sức tiêu thụ mạnh, hàng về chỉ trong vòng 10 phút là hết. Các cửa hàng tạp hóa, tạp phẩm khác cũng đều treo bán”.
 

Phố Việt Nam ngày càng giống phố Trung Quốc?

Phố Việt Nam ngày càng giống phố Trung Quốc?

Theo bác Đỗ Minh Tẹo ( phố Ngô Quang Bích – Thái Bình) là người am hiểu lịch sử cho biết: “Chơi đèn lồng tuy là đẹp, không sai pháp luật nhưng vô tình làm mất bản sắc dân tộc, lại vô tình gây lãng phí điện năng trong thời kỳ khô hạn kéo dài ở nước ta. Còn sở dĩ ở phố cổ Hội An có lễ hội đèn lồng bởi đây là nét đặc trưng riêng của khu phố cổ.

"Chơi đèn lồng tuy là đẹp, không sai pháp luật nhưng vô tình làm mất bản sắc dân tộc".

 

Thế kỷ 19, 20 một số người Việt gốc Hoa được phép ngụ cư, làm việc và sinh sống tại Hội An khi đây còn là một cảng biển thông thương giao lưu buôn bán giữa hai miền Nam Bắc và giữa nước ta và người Hoa. Những ngày lễ lớn theo tục lệ của người Hoa thì sẽ thắp đèn lồng, nơi đây cũng là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng và Hội An là trọng điểm”.

Khi được hỏi, người dân cho biết đây là do tổ trưởng mỗi tổ dân khu phố vận động, nài nỉ mỗi nhà quyên góp để mắc đèn lồng trên tuyến phố tổ mình, không chỉ các tuyến đường lớn như Minh Khai, Hai Bà Trưng, Quang Trung, Lý Bôn (TP.Thái Bình) ngay cả trong ngõ ngách nhỏ cũng lấp lánh màu đỏ rực.

Theo bác Tẹo gia đình dù không muốn lắp cũng không được vì ảnh hưởng đến tình làng xóm, khu phố, rất khó cưỡng lại.

Phạm Thị Khuyên
 

Bài 2Có chuyện cưỡng ép treo đèn lồng Trung Quốc ?

04/03/2010 10:10:48

– Sau khi bài “Xuất hiện hàng loạt phố đèn lồng Trung Quốc ở các tỉnh” Bee có nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có buổi làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình.


Ông Bùi Công Phượng (Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình) cho biết việc treo đèn lồng Trung Quốc là ý tưởng tự phát của tổ dân khu phố, không phải do chủ trương, chỉ đạo của ngành, chính quyền tỉnh.
Ông Bùi Công Phượng Giám đốc sở Văn hóa thể thao và du lịch Thái Bình.
Ông Bùi Công Phượng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình.

Cũng theo ông Phượng: “Việc chơi đèn lồng của người dân chủ yếu để thắp sáng, chơi Tết theo sở thích chứ không ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, kinh tế xã hội, không ảnh hưởng lớn đến bản sắc dân tộc”.

Còn về hiện tượng tổ dân khu phố nài nỉ, cưỡng chế về mặt tình cảm làng xóm là rất  hi hữu, hầu hết người dân tự nguyện đóng góp và chơi đèn.

Về kỹ thuật, đèn lồng phần lớn được trực tiếp mắc qua các hệ thống đèn đường có công tơ hoặc công tơ của hộ dân vì vậy chi phí cho việc chiếu sáng phần lớn thuộc về Nhà nước hoặc hộ dân.

Mặc dù đã qua Tết Nguyên tiêu nhưng đèn lồng vẫn được thắp sáng nhiệt tình trên những con phố.
Mặc dù đã qua Tết Nguyên tiêu nhưng đèn lồng Trung Quốc vẫn được thắp sáng nhiệt tình trên những con phố.

Ông Nguyễn Đình Lộc (Giám đốc Sở điện lực Thái Bình) khẳng định: “Ngành điện lực tỉnh không hề nhận được ý kiến, văn bản, hợp đồng hay thỏa thuận nào về việc các tổ dân mắc đường dây đèn lồng qua hệ thống dây của điện lực. Hiện tại chưa có báo cáo về hiện tượng cháy nổ, điện giật gây mất an toàn liên quan đến việc treo đèn lồng.”

Mặc dù khắp các ngả đường người dân hào hứng thắp đèn lồng nhưng cũng có những nhận xét trái chiều. Việc đèn lồng Trung Quốc mọc trên các phố nhỏ, phố ngang không tạo nên nét đặc trưng của của người Việt.

Chi Bảo

Ý kiến bạn đọc trên Bee (từ ngày 1/3 đến 3/3/2010):

  • Thái Minh – Hà Nội – 03/03/2010 16:06:35
    Đây là một hành vi bắt chước văn hóa rất ngây ngô. Đèn lồng là đặc thù của người Trung Quốc, chúng ta không phải người Tàu, không nên bắt chước một cách thô thiển như vậy.
  • Ngô Quyền – Tp Thái Bình – 02/03/2010 11:22:45
    Khu nhà tôi chỉ là 1 ngõ rộng 5m, nhưng cách đây 1 năm bắt đầu cả ngõ khoảng 100m treo đèn lồng vào dịp Tết, qua rằm là đèn lại được cất đi và treo vào sang năm. Đến thời điểm giao thừa cả phố sáng hồng lung linh ấm cúng và thịnh vượng. Phong trào này đã lan tỏa đến tận các làng quê, thiết nghĩ đây cũng là 1 trong những nét đẹp ngày Tết cổ truyền được nhân dân ta ủng hộ bởi sau khi Nhà nước cấm đốt pháo và thả đèn trời thì treo đèn lồng đỏ là một nét văn hóa mới, tạo cho nhân dân niềm vui – phấn khởi, nét mới lạ, thú vui mới trong những ngày Tết. Chúng ta du nhập những nét đẹp văn hóa trong thời đại hội nhập là một vấn đề khác so với mất bản sắc dân tộc nên cần được xem xét nhận định đúng đắn.
  • PHAM MINH HUNG – 174 Kim Nguu, Ha Noi – 02/03/2010 09:56:37
    Qua bài viết trên chúng ta phải thấy đau xót về "văn hoá " và "thẩm mỹ" của đại bộ phận dân chúng. Chỉ sao chép một cách máy móc mà không hiểu về ý nghĩa cũng như điều "copy " đó có phù hợp với chúng ta hay không. Nếu chơi, chúng ta cũng có đèn lồng truyền thống của Việt Nam.
  • Nguyễn Văn Cương – Địa chỉ – 01/03/2010 21:15:27
    Tôi cũng đồng ý với ý kiến "Chơi đèn lồng tuy là đẹp, không sai pháp luật nhưng vô tình làm mất bản sắc dân tộc".
  • Lê Phúc Tiến Thành – Thái Bình – 01/03/2010 18:05:39
    Tôi muốn hỏi thật sự tác giả bài viết muốn truyền tải thông điệp gì? "Chơi đèn lồng tuy là đẹp, không sai pháp luật nhưng vô tình làm mất bản sắc dân tộc", câu này theo tôi không được hợp logic và nếu nó hợp thì bạn sẽ nghĩ gì khi tôi phát biểu: "Mặc complet tuy đẹp, không sai pháp luật nhưng vô tình làm mất bản sắc dân tộc, chúng ta hãy đóng khố, nhuộm răng để bảo tồn văn hóa truyền thống".

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/bee.net.vn/Co-chuyen-cuong-ep-treo-den-long-Trung-Quoc/3932596.epi

Tết này, quê tôi bỗng dưng biến thành phố Tàu (một cái phố ở bên Tàu)

Năm nay, vợ chồng chúng tôi đưa con về ăn Tết ở quê.

Lên đường vào tầm trưa ngày 29, ngủ ở quê nhà 3 đêm, rồi trở lại Hà Nội vào chiều tối ngày mồng 2. Vậy là, ngoài việc ăn – uống – nói – thăm hỏi – được thăm hỏi cùng gia đình, tôi có gần trọn 3 ngày để quan sát những đổi thay của quê hương.

Nhiều đổi thay. Chẳng hạn, việc ao làng (cùng những vật cùng thể loại là: đầm, bến, hồ, vân vân) đã hầu như được cán bộ địa phương "thanh toán" trọn vẹn (bán đứt cho tư nhân, để tư nhân san lấp rồi bán lại, hoặc dựng nhà cửa/công xưởng lên trên đó). Phải kể dần dần thôi.

Nhưng điều làm chúng tôi giật mình thót cái, rồi thành ra nỗi lo, rằng : quê tôi, bỗng dưng, như biến mình thành một khu phố nho nhỏ ở bên Trung Quốc. Về quê ăn Tết, mà ngỡ đang ở phố Tàu ! .

Trước hết, ta xem cảnh sắc phố xá ở Trung Quốc hiện nay đã nào.

Dưới đây, tạm thời, chỉ post hai cái ảnh do chính tôi đã chụp tại vùng Giang Nam (Hàng Châu, Tô Châu) vào tháng 9 năm 2008. Hãy chú ý điểm chung giữa hai bức ảnh này. Đó là đặc trưng của phố xá Trung Hoa (không chỉ Trung Quốc đại lục, mà còn thấy cả ở Đài Loan, hay các khu Hoa kiều sinh sống ở nước ngoài).

Ảnh 1: Phố xá cổ kính và đông đúc mở ra ở hai bên những dòng sông nho nhỏ (tháng 9 năm 2008, Giao chụp) 

Nếu có thời gian, tôi sẽ tìm lại ảnh cũ trước năm 2000 tôi đã chụp ở nhiều nơi khác, như Bắc Kinh, Quảng Tây, Quảng Đông, vân vân, rồi post lên, cho tiện bề tham khảo. Trước năm 2000, tôi còn dùng máy cơ và máy bán tự động, đều ở dạng cũ, chưa phải máy ảnh kĩ thuật số như bây giờ. Vậy thì, tìm ra, rồi lại phải scan (từ ảnh đã rửa, hay từ phim cũ), nên hơi tốn thời gian, đành gác lại. Chỉ tạm post 2 cái mới nhất, năm 2008, trước đã.

Ảnh 2: Cảnh phố xá trước tiệm cơm "bình dân" mà chúng tôi đã ghé qua, bữa ấy ăn tranh bánh bao với mấy bác người Hà Bắc (Trung Quốc) khéo tay và cũng mau miệng (ý nói: ăn nhanh như gió) cùng bàn (tháng 9 năm 2008, Giao chụp)

Còn bây giờ, mời xem ảnh ngoài phốtrong làng ở quê tôi trong dịp Tết vừa rồi.

Ảnh 3 (1): Phố xá quê tôi đêm 30 Tết, trước Giao Thừa vài phút, tôi vác ô đi dạo và bấm máy (tháng 2 năm 2010, Giao chụp)

Khu phố quê tôi đã hình thành từ rất sớm. Khởi thủy, trước năm 1954, vốn có một bốt của quân đội Pháp đóng giữ (cái bốt này khá nổi tiếng, vì tôi đọc thấy nó trong nhiều hồi kí hay nhật kí của người quê tôi, chẳng hạn của tướng Trần Độ; cha tôi cũng hay kể chuyện về nó cho chúng tôi nghe thời nhỏ). Cả Tây trắng và Tây đen đều ở khá đông. Ngay nay, vẫn có một số người là con lai còn ở trong làng.

Thế còn đây là làng, cũng vào đêm 30 Tết  (trong làng, và ngoài phố mà):

Ảnh 4 (2): Làng mạc quê tôi đêm 30 Tết, trước Giao Thừa vài phút (tháng 2/2010, Giao chụp)

Đó là ảnh đêm Giao Thừa, có lẽ hơi tối. Đúng rồi, tối là phải, "tối như đêm ba mươi" mà lị ! Tối, và trời lại lất phất mưa, gió lạnh thổi ào ào.

Còn đây là ảnh chụp vào ban ngày, đầu giờ chiều ngày mồng 2 Tết. Trời mưa nặng hạt, tối, nên chất lượng ảnh khá bị hạn chế.

Ảnh 5 (3): Phố xá quê tôi chiều ngày mồng 2 Tết (tháng 2/2010, Giao chụp)

Ảnh 6 (4): Cận cảnh một chiếc trong dây đèn lồng chạy dài cỡ đến mấy chục cây số (tháng 2/2010, Giao chụp)

Trước khi tôi đưa 4 tấm ảnh quê tôi lên, đã được hai comment quan trọng sau đây của bạn bè:

– Bác Dương Phương Đại (nhiếp ảnh gia đất mỏ, em ruột của nhà thơ lục bát Dương Phượng Toại) thông báo rằng: quê bác ấy (Quảng Ninh) cũng rực rỡ đèn lồng, chẳng khác gì quê tôi !

– Bác Hoàng Liêm (cựu chiến binh, đồng đội cũ của nhà thơ/liệt sĩTrần Kim Trọng tôi đã giới thiệu trước đây ít lâu, ở đây http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=2514): post một loạt ảnh gồm 3 chiếc về phố đèn lồng ở thị trấn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (xem ở phần comment).

Xin cảm tạ hai anh, và tất cả các bạn đã comment cho đến trước khi tôi post 4 tấm ảnh quê tôi.

Và bây giờ, chúng ta có thể tiếp tục luận bàn về cái gọi là phố đèn lồng rồi đó. Có những điều tôi chưa kịp nói đến, các bạn đã hiểu và trợ giúp về tư liệu. Có những điều, tôi còn chưa nói được trong khuôn khổ một entry hữu hạn này. Hẹn tổng hợp ở một entry khác !

Chỉ xin ghi thêm hai cái lưu ý cuối cùng:

Đèn lồng xuất hiện như thấy trong 4 tấm ảnh ở trên, tại quê tôi, chỉ bắt đầu từ Tết năm nay, Tết Canh Dần 2010, mà thôi. Quê của bác Dương Phương Đại chắc cũng như vậy chăng ?

Entry này trên blog tôi có lẽ là thông tin cận cảnh đầu tiên về hiện tượng đèn lồng xuất hiện, theo một cách thức khá lí thú như trên, trong Tết Nguyên Đán Việt Nam (?).

Nhân đây, blog tôi sẽ làm dần dần một chùm bài về đèn lồng ở các nước thuộc khu vực Đông Á(Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam) bằng vào tư liệu và kiến văn của bản thân tôi. Mời bạn bè đón đọc và bình luận.

(Khởi viết từ ngày 16/2, kết thúc vào ngày 19/2/2010)

PHỤ LỤC

1 – Đèn lồng ở Hội An – khu phố của người Hoa kiều (ảnh sưu tập, theo đường link sau http://images.google.com/images?hl=en&source=hp&q=%22%C4%91%C3%A8n+l%E1%BB%93ng%22&oq=&um=1&ie=UTF-8&ei=l3J9S-2xDYrq7AOFy-S-BA&sa=X&oi=image_result_group&ct=title&resnum=1&ved=0CBUQsAQwAA):

 

2 – Đèn lồng được bày bán trên phố (chưa rõ ở đâu, tạm mượn từ blog bạn TD http://vn.myblog.yahoo.com/doanthuyduong_vn)

3 – Sáng mồng 1 Tết ở Hà Nội (mượn tạm từ blog bác Mai Ky)

HÀ NỘI 2010 - SÁNG MÙNG 1 TẾT by maikyvy.

HÀ NỘI 2010 - SÁNG MÙNG 1 TẾT by maikyvy.

4 – Ngày mồng 7 Tết (20/2/2010), ở Phủ Giày/Dày (Nam Định) — copy từ blog của bác lao quangthau ()

100_8745.JPG

100_8743.JPG

100_8757.JPG