Category Archives: Tin tức (học thuật)

Về mô hình xuất bản khoa học hiện hành (ý kiến Nguyễn Văn Tuấn)

Bài lấy về từ trang Nguyễn Văn Tuấn.net.

Có một điều bác Nguyễn Văn Tuấn có lẽ đã quên nói đến. Đó là: vì sao các tạp chí khoa học (tạp chí xuất bản các kết quả nghiên cứu khoa học) lại tốn nhiều tiền như vậy ? Tại sao nhà khoa học lại cứ phải đóng tiền cho phía tạp chí (mà không phải là được nhận nhuận bút từ đó) ?

Mô hình xuất bản khoa học hiện hành quá lạc hậu?   

Nguyễn Văn Tuấn

Phải đặt câu hỏi đằng sau câu trên, vì tôi chưa chắc. Gần đây, có phong trào tẩy chay nhà xuất bản Elsevier, nhưng đằng sau phong trào này là một sự đánh giá lại mô hình xuất bản khoa học hiện nay. Mô hình này, nói một cách ngắn gọn, chẳng những phi lí mà còn bất công, và rất phung phí.

Theo sử sách ghi lại, hai tập san có cơ chế bình duyệt (peer review) xuất hiện đầu tiên trên thế giới là Le Journal des SçavansPhilosophical Transactions of the Royal Society of London vào năm 1665. Mục tiêu của họ là khuyến khích công bố kết quả nghiên cứu khoa học và làm “kho” tri thức cho nhân loại. Năm 2009, có khoảng 24,000 tập san khoa học có bình duyệt, và gần 1 triệu tác giả khoa học. Tính trung bình, mỗi năm có 1.5 triệu bài báo được công bố, và có 10-15 triệu độc giả thuộc 10,000 trường đại học [1]. Con số bài báo tăng khoảng 6-7% mỗi năm. Các nhà xuất bản ra đời để đáp ứng “thị trường” khổng lồ này. Nhưng gần đây, có vài xì-căng-đan làm cho giới khoa học và cả Quốc hội Mĩ phải suy nghĩ lại mô hình xuất bản khoa học hiện hành.

Quốc hội Mĩ dự định ra một dự luật về xuất bản khoa học. Theo như vài nguồn tin thì dự luật này buộc các nhà xuất bản phải cho công chúng truy cập được những kết quả nghiên cứu mà nhà khoa học được Nhà nước tài trợ. Nói là “Nhà nước tài trợ” nhưng thực chất là tiền của dân. Đứng trước tin này, nhiều nhà xuất bản lớn trên thế giới hiệp lực lại với nhau quyết tâm không cho dự luật này thành hiện thực. Thật là khó hiểu! Các nhà xuất bản khoa học lúc nào cũng nói là doanh nghiệp của họ là vì tri thức, là bảo vệ tri thức nhân loại, ấy thế mà khi có người đề nghị tri thức đó đến tay mọi người dân thì họ phản đối!

Tại sao các nhà xuất bản hành xử khó hiểu như thế? Lí do đằng sau chắc chỉ là tiền và lợi nhuận. Nhưng để hiểu vấn đề, tôi có thể mô tả qui trình nghiên cứu và xuất bản khoa học, để chúng ta thấy các nhà xuất bản rất phi lí khi họ phản đối dự luật của Quốc hội Mĩ. Có thể nói xuất bản khoa học là một loại hình doanh nghiệp lạ lùng trong các doanh nghiệp. Lạ lùng là vì nhà xuất bản làm lời trên công sức của người khác. Để thấy lạ lùng như thế nào, chúng ta thử nhìn qua qui trình nghiên cứu từ đầu đến cuối, và sẽ thấy đồng tiền luân chuyển ra sao:

  • Nhà nước thu thuế từ người dân, và dùng một phần số tiền này để tài trợ cho các đại học, và các hoạt động nghiên cứu khoa học;
  • Nhà khoa học cạnh tranh nhau để được tài trợ từ Nhà nước. Họ sẽ dùng số tiền Nhà nước tài trợ để thực hiện công trình nghiên cứu;
  • Khi hoàn tất nghiên cứu, nhà khoa học đúc kết kết quả thành những bài báo khoa học, và những bài báo này sẽ được đệ trình đến những tập san khoa học để công bố;
  • Bài báo sẽ được bình duyệt bởi các chuyên gia trong chuyên ngành, và các chuyên gia này làm việc hoàn toàn không lương (họ chỉ có một dòng trong bản lí lịch khoa học!) Sau khi bình duyệt, ban biên tập (cũng là các nhà khoa học làm việc không lương) quyết định cho công bố hay không công bố bài báo;
  • Khi quyết định công bố bài báo, bản thảo sẽ chuyển cho nhà xuất bản. Nhà xuất bản sẽ yêu cầu tác giả chỉnh sửa theo hình thức mà tập san yêu cầu. Sau đó, tác giả phải kí tên chuyển nhượng bản quyền cho … nhà xuất bản;
  • Sau khi bài báo được công bố chính thức trên giấy, nhà xuất bản gửi hoá đơn cho tác giả để trả tiền ấn phí. Tuỳ vào tập san và tuỳ vào số trang của bài báo, mỗi bài có thể tốn từ vài trăm USD đến hơn 1000 USD. Tác giả được tặng 50 hay 100 bản copy của bài báo.

Điều trớ trêu ở đây là bài báo đó, kết quả nghiên cứu đó, chỉ có một số ít người có thể truy cập được. Chỉ có những người đóng tiền niên liễm (subscription) với tập san mới có thể truy cập và biết kết quả nghiên cứu ra sao. Đại học cũng thường tiêu ra nhiều triệu USD để đóng tiền niên liễm cho các tập san. Có tập san y khoa mà đại học phải trả trên 30,000 USD mỗi năm. Người dân là người tài trợ cho công trình nghiên cứu nhưng phần lớn sẽ không truy cập được. Ngay cả tác giả và trường đại học, nếu không đóng tiền niên liễm vào tập san, cũng không truy cập được tác phẩm của mình! Ngay cả tác giả muốn sử dụng một biểu đồ trong bài báo cũng phải xin phép nhà xuất bản. Những ai không đóng tiền niên liễm thì có thể đặt mua bài báo từ nhà xuất bản.

Do đó, kinh doanh xuất bản khoa học là … có lời lớn. Nhà xuất bản chẳng làm gì nhiều mà thu nhiều tiền. Họ không làm nghiên cứu. Họ không tham gia vào việc bình duyệt bài báo. Họ không đóng vai trò quyết định công bố hay không công bố bài báo. Họ cũng không sửa bài báo (tác giả mới là người chịu trách nhiệm). Tất cả họ có là hệ thống website và nhà in. Mỗi nhà xuất bản quản lí hàng ngàn, thậm chí có cả chục ngàn tập san (như Elsevier chẳng hạn). Mỗi năm, Elsevier xuất bản hơn 240,000 bài báo, và lợi nhuận lên đến hơn 2 tỉ USD. Nhà khoa học làm ra sản phẩm nhưng chẳng hưởng đồng nào! Chính vì thế mà giới khoa học không ngần ngại dùng từ “hút máu” đối với các nhà xuất bản.

Thời gian gần đây, giới khoa học thử nghiệm một mô hình xuất bản mới, gọi là Open Access. Mô hình này tận dụng sự phát triển của internet. Theo mô hình này, tác giả cũng trả tiền ấn phí cho nhà xuất bản, nhưng tác giả giữ bản quyền bài báo của mình, và nhà xuất bản phải cho tất cả công chúng toàn cầu được truy cập vào bài báo đó. Mô hình này nhà xuất bản không đòi tiền niên liễm. Chẳng hạn như bài này, bất cứ ai cũng có thể tải về để xem mà không trả tiền cho nhà xuất bản. Hiện nay, có hai nhà xuất bản danh tiếng làm theo mô hình này là Biomedcentral (BMC) và Public Library of Science (PLoS).

Ai cũng nghĩ mô hình Open Access là hợp lí, nhưng cho đến nay mô hình này vẫn chưa phổ biến mấy. Theo thống kê, chỉ có 5 đến 8% bài báo khoa học được công bố trên các tập san Open Access. Hiện nay, ấn phí của BMC và PLoS nói chung còn đắt hơn so với các tập san giấy. Một bài trên PLoS tốn khoảng 1400 USD, một bài trên BMC cũng khoảng 2000 USD. Cần nói thêm rằng riêng BMC thì họ miễn ấn phí cho các tác giả từ các nước nghèo (như Việt Nam). Riêng cá nhân người viết bài này thì đã ủng hộ mô hình Open Access ngay từ lúc các tập san này mới ra đời, và cũng đóng vai trò biên tập cho họ. Nhưng nhiều đồng nghiệp vẫn chưa mặn mà với mô hình Open Access, vì họ nghĩ các tập san này chưa có danh tiếng.

Về danh tiếng thì người ta thường hay đánh giá một tập san qua chỉ số impact factor (IF). Tuy không phải là chỉ số hoàn hảo (và bị chỉ trích rất nhiều), nhưng cho đến nay, giới khoa học vẫn phải [cay đắng] sử dụng IF để làm thước đo gửi bài. Một công trình nghiên cứu tốt ai cũng muốn gửi cho tập san có IF cao. Hiện nay, nhiều tập san trong hệ thống Open Access có chỉ số IF tương đối thấp hơn các tập san đóng niên liễm. Đó cũn là một trong những lí do mà nhiều nhà khoa học cảm thấy không thoải mái khi gửi bài cho các tập san Open Access. Tuy nhiên, các tập san Open Access đang có chỉ số IF tăng nhanh trong vài năm gần đây. Mặc khác, các tập san thuộc nhà xuất bản PLoS thì không thèm xem xét đến và cũng không tham gia trong qui trình đánh giá IF, nên đối với họ IF hoàn toàn vô nghĩa. Trong thực tế, các tập san như BMC Medicine, PLoS Medicine, PLoS Genetics càng ngày càng được đánh giá rất cao, tương đương với những Nature Genetics, PNAS, Am J Hum Genet, và một số tập san danh tiếng trong ngành y.

Các tập san niên liễm hiện đang cảm thấy bị đe doạ bởi các tập san Open Access. Vì thế, họ đặt ra qui định mới cho tác giả. Nếu tác giả muốn bài của mình Open Access (tức bất cứ ai cũng truy cập được) và giữ bản quyền, thì tác giả phải trả thêm tiền ấn phí (thường cao gấp 3-5 lần so với ấn phí thông thường). Điều này có nghĩa là mỗi bài Open Access trên các tập san niên liễm có giá từ 3000 đến 5000 USD. Nhưng rất ít đại học “mặn mà” với ý tưởng này, vì họ phải chi thêm tiền. Cuối cùng vẫn là một vòng luẫn quẫn. Hi vọng rằng dự luật mới về xuất bản khoa học sẽ giải quyết vấn đề sao cho công bằng hơn cho giới khoa học và nhà xuất bản.

Quảng Tây khẳng định phát hiện chữ cổ Lạc Việt (có sớm hơn chữ Giáp Cốt)

Trước nay, giới nghiên cứu thường xem chữ Giáp Cốt (sử dụng trong bói toán, viết trên xương thú và mai rùa) là loại hình chữ tượng hình cổ nhất. Nó cách thời đại chúng ta khoảng 3 ngàn năm.

Đi các bảo tàng lịch sử khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy di vật mang chữ Giáp Cốt được trưng bày. Người Hán rất đỗi tự hào về văn tự của họ, mà nguồn gốc là chữ Giáp Cốt.

Chữ Giáp Cốt thì chỉ đào được ở phía bắc Trung Quốc, không tìm thấy dấu tích ở phương nam. Nên xưa nay, người ta đều đinh ninh rằng nguồn gốc của chữ Hán là gắn với phía bắc Trung Quốc.

Nhưng nay, giới khảo cổ Trung Quốc, đã tiến xa hơn một bước: tìm được loại chữ có sớm hơn chữ Giáp Cốt, những khoảng một ngàn tuổi, tức là cách thời đại chúng ta tới cả 4 ngàn năm. Mặt mũi loại chữ này đại khái như sau:

八大骆越文字文物
 

平果感桑石刻文 (nguồn)

Loại chữ này được tìm thấy ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), kinh đô của người Choang, cũng tức là kinh đô của người Lạc Việt trước đây.

Đây là một phát hiện chấn động. Nếu được khẳng định, rõ ràng, người ta phải xem lại lịch sử văn tự của Trung Quốc, phải đặt nơi phát nguồn là phương nam, từ Lạc Việt, chứ không phải phương bắc.

Vào ngày 28 tháng 12 năm 2011, tại Quảng Tây đã diễn ra một tọa đàm lớn của các chuyên gia văn tự Trung Quốc, bàn về phát hiện chấn động trên. Có thể thấy một gương mặt tiêu biểu trong giới nghiên cứu văn tự Choang sau đây (vị này, tôi đã có dịp gặp):

全国著名文字专家认定平果石刻文是骆越古文字
 

专家座谈会现场 (nguồn)

全国著名文字专家认定平果石刻文是骆越古文字
 

罗汉田先生发言

Về cơ bản, tọa đàm khẳng định phát hiện. Tuy nhiên, vẫn cần những thẩm định kĩ lưỡng hơn.

Xin lưu ý: khi thấy chữ Lạc Việt hay chữ Lạc Việt cổ, như tôi viết ở đây, hay thấy trên mạng Trung Quốc, thì người Việt Nam chớ vội mừng gì cả. Lạc Việt ở đây, trước hết là chỉ người Choang hiện đang sinh sống ở tỉnh Quảng Tây, chứ chưa có gì liên hệ trực tiếp với người Việt/Kinh đang sống ở Việt Nam.

Cũng nên nhớ rằng, chữ Nôm của Việt Nam xuất hiện rất muộn so với chữ Nôm của người Choang.

Về mặt văn tự, người Việt Nam ta, hiện chưa có bất cứ cống hiến gì cho khu vực và thế giới cả. Mà ngay cả, nếu để cho người Việt Nam tự tạo ra quốc ngữ, thì có lẽ, còn cãi nhau dài dài !

Bổ sung 1 (28/1/2012): Cũng đã thấy tin này bên blog của bác Ngô Đức Thọ. Nhưng thấy bác viết mạnh tay thế này, thì đành chịu thôi:

"PHÁT HIỆN CHỮ LẠC VIỆT CỔ Ở QUẢNG TÂY
Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn, giới nghiên cứu TQ cho rằng do có phát hiện này cần phải viết lại lịch sửvăn hoá Trung Hoa.
Người Việt Nam là dòng chính thống tiêu biểu nhất của Lạc Việt, cho nên thông tin này rất liên quan và rất quan trọng trước hết đối với lịch sử dân tộc và lịch sử văn hoá Việt Nam – và hơn thế nữa với cả cả lịch sử văn minh nhân loại. Còn phải chờ sự phân tích nghiên cứu của học giả thế giới và Việt Nam. Các tỉnh biên giới nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng cũng đã phát hiện được di vật thời xẻng đá lớn (như xẻng đá do người dân thôn Nà Pò xa Vĩnh Lại huyện Văn Quan, Lạng Sơn phát hiện năm 1979), nhưng số lượng còn ít và chưa thấy loại xẻng có chữ viết.

Vấn đề này“rất nhạy cảm”, có khả năng nhà đương cục TQ chỉ cho công bố tư liệu rất hạn chế.
Như bản tin này nguồn đầu chỉ một tin ngắn của THX, không có bài của PV nào khác, sau đó hàng trăm trang báo giấy báo mạng đăng lại.
Trước mắt chúng ta cần thu lượm thông tin thật đầy đủ và chính xác từ các nguồn truyền thông của Trung Quốc. Các bình luận của học giả Trung Quốc tất nhiên là viết theo quan điểm của họ, bài dịch vẫn giữ đúng nguyên văn để tham khảo.
"

Bổ sung 2 (28/1/2012): Đọc trao đổi của nhóm bác Thiên Sứ, còn kinh sợ hơn !

Bổ sung 3 (28/1/2012): Trong phạm vi Việt ngữ, có thể đọc thêm những bàn luận của các bác bên Việt học, ở đâyở đây. Ở giữa những dòng phồn tạp, có thể thấy được vài mảnh gợi ý hay.

Có nhanh hơn ánh sáng hay không ?

Đợt trước, trên blog đã đi entry Phát hiện chấn động : Nếu nhanh hơn ánh sáng, chúng ta có thể đi ngược thời gian. Đó là phát hiện được công bố trước giải Nobel năm 2011 của nhóm OPERA. Có lẽ người ta đã chọn thời điểm đó để công bố.

 

SPS/CNGS(CERN Neutrino to. Gran Saaso)

Ngày 17/11/2011 vừa rồi, nhóm OPERA lại thực hiện việc kiểm chứng kết luận đưa ra trong báo cáo số 1 rằng họ đã tìm được hạt có vận tốc nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Kết quả là OPERA vừa ra báo cáo số 2, tái khẳng định kết luận trên.

Thế nhưng, một nhóm khác là ICARUS, với một thí nghiệm đồng dạng với thí nghiệm của OPERA, nhưng với cách nhìn khác, đã phủ định kết luận của OPERA, tức là tái khẳng định sự đúng đắn của Thuyết tương đối do Anh-xờ-tanh đưa ra từ đầu thế kỉ XX (viết phiên âm vui vui).

Phát hiện chấn động : Nếu nhanh hơn ánh sáng, chúng ta có thể đi ngược thời gian

Trong môi trường tiếng Việt, hiện đã thấy tin của VnExpress và nhiều nơi khác.

LIGHT

イメージ
 

Nguồn ảnh: ở đây

Phát hiện hạt di chuyển 'nhanh hơn ánh sáng'

Thứ sáu, 23/9/2011, 14:14 GMT+7

Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu tuyên
bố họ đã phát hiện một loại hạt có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.





Một chùm hạt neutrino. Ảnh: Science Daily.
Một chùm hạt neutrino. Ảnh: Science
Daily
.

Trong thuyết tương đối hẹp (hay thuyết tương đối đặc biệt), được
công bố vào năm 1905, Albert Einstein nói không có bất kỳ vật chất nào trong vũ
trụ có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng (299.792 km/giây) trong môi
trường chân không.

Nhưng hôm 23/9, Antonio Ereditato, người phát ngôn của Tổ chức
Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN), nói rằng những hạt neutrino trong máy gia
tốc hạt lớn di chuyển với tốc độ lớn hơn ánh sáng.

Hiện tượng hạt neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng được phát
hiện hoàn toàn tình cờ bởi một nhà vật lý khi ông tham gia các thí nghiệm về hạt
cơ bản. Các thí nghiệm thuộc dự án hợp tác giữa CERN và Trung tâm thí nghiệm
Gran Sasso tại Italy.

Trong thí nghiệm, các chuyên gia đã bắn 15.000 luồng hạt
neutrino từ ngoại ô thành phố Geneva tại Thụy Sỹ tới thành phố Gran Sasso, nơi
chúng được thu nhận bởi các cỗ máy khổng lồ. Khoảng cách giữa điểm xuất phát và
đích của các luồng hạt là 730 km.

Ánh sáng bay qua khoảng cách 730 km trong khoảng 2,4 phần nghìn
giây, song các hạt neutrino bay nhanh hơn ánh sáng 60 phần tỷ giây,
Telegraph cho biết.

“Đó chỉ là một sự khác biệt cực kỳ nhỏ, song về mặt lý thuyết nó
vô cùng quan trọng”, Ereditato nói.

Do tầm quan trọng của phát hiện nên các nhà khoa học của CERN đã
lặp lại thí nghiệm nhiều lần để kiểm chứng trước khi công bố.

“Chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả mà chúng tôi tìm ra. Các
nhà khoa học đã kiểm tra nhiều lần để tìm ra những yếu tố có thể làm sai lệnh
kết quả trong quá trình đo, song họ không tìm thấy gì. Giờ đây chúng tôi muốn
các đồng nghiệp trên khắp thế giới kiểm chứng kết quả một cách độc lập”, ông
Ereditato phát biểu.

Nếu phát hiện của CERN được xác nhận là chính xác, nó sẽ làm
giảm giá trị của thuyết tương đối hẹp do Einstein đề xướng, theo đó tốc độ ánh
sáng là hằng số không đổi trong vũ trụ và không có dạng vật chất nào trong vũ
trụ có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.

Thuyết tương đối hẹp của Einstein, vốn đã đứng vững trong hơn
một thế kỷ, là một trong những yếu tố tạo nên “Mô hình chuẩn” trong vật lý hiện
đại. Ngày nay giới khoa học sử dụng “Mô hình chuẩn” để mô tả, giải thích nguyên
lý hoạt động của mọi thứ trong vũ trụ.

Máy gia tốc hạt lớn (LHC) là cỗ máy lớn nhất thế giới mà con
người tạo ra. Nó nằm dưới một đường hầm có chiều dài 27 km ở khu vực biên giới
Pháp – Thụy Sĩ. Kể từ khi LHC ra đời tới nay, Tổ chức Nghiên cứu nguyên tử châu
Âu (CERN) liên tục đưa các luồng hạt proton vào máy để chúng va chạm với nhau.

Neutrino là hạt sơ cấp không mang điện tích, bền, có khối lượng
nghỉ bằng không hoặc rất nhỏ. Do khối lượng nghỉ rất gần với không nên hạt
neutrino chuyển động với tốc độ gần bằng ánh sáng và có khả năng đâm xuyên mọi
thứ. Trong vũ trụ, hạt neutrino có thể di chuyển dễ dàng qua các phản ứng hạt
nhân của ngôi sao và mang theo một phần năng lượng đáng kể của ngôi sao.

Nhiều tiểu thuyết giả tưởng cho rằng, nếu con người có thể tạo
ra một dạng vật chất di chuyển nhanh hơn ánh sáng, chúng ta có thể quay ngược
thời gian.

Minh Long

Vĩnh biệt chú Tôn (1942-2011), một chuyên gia về chữ Nôm và Hồ Xuân Hương

Ong Dao Thai Ton khong vi pham quyen tac gia

Nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn (nguồn ảnh)

 

Cho đến sáng nay (6/6/2011), tôi mới biết tin chú Đào Thái Tôn đã mãi mãi ra đi.

Chú vốn là người của Viện Văn học, rồi lại là người lính. Bởi vậy, xin đăng cáo phó từ tạp chí Văn nghệ Quân đội  – một cơ quan mà chú Tôn có ít nhiều gắn bó (cũng xin phép cắt bỏ câu cuối cùng).

Ảnh 1: Bìa một cuốn sách khảo cứu về văn bản Kiều của nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn

 

Ảnh 2:  Ở Đại hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 (người chống nạng) — nguồn ở đây

 

Nhà nghiên cứu ĐÀO THÁI TÔN đã tạ thế

Ngày đăng:  06/06/2011 8:29:32 SA

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đào Thái Tôn, sinh ngày 14/9/1942, đã từ trần lúc 14g30 ngày 4/6/2011 tại Bệnh viện Bạch Mai – HN, hưởng thọ 70 tuổi.

Lễ viếng bắt đầu từ 8g30 đến 10g30 ngày 7/6/2011 (Thứ 3), tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Lễ an táng lúc 13g00 cùng ngày tại Nghĩa trang quê nhà – Đông Anh, Hà Nội.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đào Thái Tôn là nhà nghiên cứu về Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương và Hán Nôm nổi tiếng tại Việt Nam. Ông đã học qua chuyên ngành Hán Nôm từ năm 1965-1972 sau đó lại công tác tại Viện Hán Nôm cho đến tháng 10/2008. Tháng 7 năm 1977 ông đã bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ về “Nghiên cứu văn bản Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương” do Giáo sư Cao Xuân Huy hướng dẫn. Sau đó, ông tiếp tục bảo vệ thành công luận án Phó giáo sư về tiểu sử, tác phẩm của nhà thơ Hồ Xuân Hương vào tháng 9 năm 2002.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đào Thái Tôn từng công tác tại Phòng Văn hóa – Văn nghệ – Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị.

Entry liên quan đã đi trên blog này:

Bác Tôn và Nguyễn Tuấn Cường nhận giải nghiên cứu chữ Nôm

Minh thực lục – Thanh thực lục — Dịch giả Hồ Bạch Thảo : Giới thiệu sách đây !

Trong vài ba bài viết gần đây, chẳng hạn ở cái bài này, thấy tôi có dẫn bản dịch (từ Minh thực lụcThanh thực lục) của bác Hồ Bạch Thảo, có một vài bác quan tâm hỏi:

– ông Hồ Bạch Thảo là ông nào ?

– ông này sao tên lạ thế, chưa đọc bao giờ !

Tôi trả lời, đại ý:

– bác Thảo là một người Việt hiện đang sống ở nước ngoài, vốn học Trung văn và rất yêu cổ sử Việt Nam, gần đây thì chuyên về hai pho sách Minh thực lụcThanh thực lục (sách của Trung Quốc),

– bác dịch gần như trọn vẹn những phần liên quan đến Việt Nam ở hai pho sách trên. Bác không phải là sử học chuyên nghiệp, mà làm việc trên vì yêu thích, vậy nên, chưa thấy tên bác bao giờ cũng là chuyện dễ hiểu !

 

Sắp tới, tại Hà Nội, sẽ có buổi giới thiệu sách của bác Hồ Bạch Thảo, bác nào có quan tâm thì kính mời qua địa chỉ với thời gian ở thư mời dưới đây:

Giay moi - Mat ngoai.jpg

 

Giay moi - Mat trong.jpg

(Mình mạnh dạn dán thư mời lên đây, không biết bác BD có đồng ý nữa không đây ? Để hỏi lại cho chắc, nếu bác ấy không đồng ý, thì có khi phải bỏ xuống cũng nên) 

Bác Tôn và Nguyễn Tuấn Cường nhận giải nghiên cứu chữ Nôm

Lời dẫn: Đây là thông tin học thuật, tôi chỉ chép về từ báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu có thời gian, sau này, tôi sẽ chọn đăng ở đây vài ba bài nghiên cứu và tranh luận chữ Nôm của bác Đào Thái Tôn.

Cũng sẽ chọn đăng một hai bài nghiên cứu về Nôm của bạn Nguyễn Tuấn Cường.

Cá nhân tôi thì không bình luận gì về sự kiện này. Hoàn toàn trung tính.

Nhưng để tham khảo một tiếng nói khác, các bạn có thể đọc bài này trên blog bác Nguyễn Xuân Diện. Thông tin đa chiều, và tất cả chỉ là tham khảo, các bạn tự định lấy điều cần thiết cho mình.

Đâu đó, trên mạng, các bạn cũng có thể tìm lại được các thông tin về việc tranh tụng tại tòa giữa hai bác Đào Thái TônCù Huy Hà Vũ (người đại điện pháp lí của bác Nguyễn Quảng Tuân). Kết quả cuối cùng thì vụ đó bác Tôn đã thắng cuộc, và bác Nguyễn Quảng Tuân (cũng tức bác Cù Huy Hà Vũ) đã thua ! Có thể xem tin cuối ở đây (chú ý: ở thời điểm đó, năm 2007 bác Cù Huy Hà Vũ vẫn mang danh "luật sư", rồi sau này thì thôi không dùng nữa, mà chuyển sang sử dụng danh xưng "tiến sĩ luật")

 

Ảnh 1: Bìa một cuốn sách khảo cứu về văn bản Kiều của bác Đào Thái Tôn

 

Ảnh 2: Bác Đào Thái Tôn ở Đại hội Nhà văn Việt Nam (người chống nạng) — nguồn ở đây

 Kẻ túi người nạng (Thúy Quỳnh – Đào Thái Tôn)

 

Nguồn: Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh

23/10/2010 – 12:28 AM

 
Nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn vừa được vinh dự nhận giải thưởng thường niên John Balaban 2010 của Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm, lễ trao tặng đã tiến hành vào sáng ngày 21-10.

Cũng tại đây, giảng viên Nguyễn Tuấn Cường (ĐH KHXH&NV Hà Nội) được nhận học bổng cho học giả trẻ yêu chữ Nôm.

Điều tôi ngạc nhiên là tuy buổi lễ trao tặng này được tiến hành ở ngay giữa trung tâm Hà Nội, cụ thể là ở Câu lạc bộ Báo chí, Press Club, 59A Lý Thái Tổ – 12 Lý Đạo Thành, ngay cạnh Nhà hát lớn và phố Tràng Tiền nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng bất kỳ nhà báo nào đến đưa tin. Phải chăng các nhà báo đi hết vào vùng lũ miền Trung hay dồn cả về nơi họp Quốc hội? Ban tổ chức chọn một phòng họp nhỏ nhưng vẫn trống vắng tất cả chỉ vài chục người. Ngoài bộ phận thuộc ban tổ chức, chỉ có mấy người là thân nhân học giả trẻ họ Nguyễn và mấy người bạn của học giả già họ Đào. 2/3 số ghế trong phòng họp vẫn trống vắng cho đến cuối buổi họp.

Tất nhiên buổi trao giải vẫn trọng thể dù quá ít công chúng; những người tham dự vẫn kịp được nghe lại câu chuyện đến với chữ Nôm của người đặt ra giải thưởng này, John Balaban, dịch giả thơ Hồ Xuân Hương ra tiếng Anh, đã phát hành hàng chục ngàn bản ở Mỹ; cũng được nghe tâm sự làm việc với chữ Nôm của Đào Thái Tôn khi ông nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương và văn bản Truyện Kiều, tâm sự của Nguyễn Tuấn Cường, một bạn trẻ đã chọn một chuyên ngành rất ít hấp dẫn với tuổi trẻ, lại là ngành đòi hỏi phải trở nên uyên bác thật sự để có thể xử lý những vấn đề ngôn ngữ và văn chương vẫn còn đang bị “treo” lại đó.

John Balaban, dịch giả, là giáo sư tại ĐH Miami và là một thi sĩ có tiếng tại Mỹ với hơn mười tác phẩm, trong đó có hai giải thưởng quốc gia về thơ. Năm 1974, ông đã dịch một tuyển tập ca dao Việt Nam. Ông là người nước ngoài đầu tiên dịch ca dao Việt Nam sang tiếng Anh, tiếp đó là tập thơ Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều. Ông đã thành lập Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm tại Hoa Kỳ. Cuối năm 2000, trong buổi chiêu đãi của Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhắc tới tập thơ Hồ Xuân Hương do John Balaban dịch và coi đó như một cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.

Từ năm 2006 tới nay, John Balaban đã cùng hội xây dựng dự án số hóa kho sách Hán-Nôm của Thư viện Quốc gia Việt Nam nhằm giúp thư viện vừa bảo quản lâu dài, vừa phát huy giá trị kho sách quý tới bạn đọc trên toàn thế giới.

Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch John Balaban, nhóm dự án đã số hóa gần 50.000 trang sách chữ Nôm đạt chuẩn chất lượng quốc tế…

LẠI NGUYÊN ÂN (Trích blog Nguyễn Trọng Tạo)